Theo Hãng tin Trung Quốc: Vào lúc tiễn đưa năm cũ đón chào năm mới, điểm lại kinh tế Trung Quốc năm 2013, chúng ta sẽ phát hiện một lượng lớn cụm từ mới, cụm từ nóng xuất hiện trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, tài chính-tiền tệ, kinh tế vĩ mô v.v. Từ những cụm từ mới và nóng này, chúng ta có thể thấy được một phần chặng đường một năm của nền kinh tế Trung Quốc.
Một cộng đồng: "Bác gái Trung Quốc"
Tranh nhau mua vàng "thách thức" ông trùm phố Uôn, tổ chức đoàn ra nước ngoài đầu tư bất động sản, theo sát trào lưu tiến quân vào đồng "Bitcoin", năm 2013, với niềm hăng hái quản lý tài sản và bản lĩnh "theo đuổi tăng trưởng", "các bác gái Trung Quốc" thường gây xôn xao thị trường trong và ngoài nước, trở thành "ngôi sao" được quan tâm rộng rãi.
"Bác gái Trung Quốc" là hình ảnh thu nhỏ của người tiêu dùng Trung Quốc có số tài sản tiết kiệm tăng dần và mới bắt đầu có ý thức quản lý tài sản. Họ xuất hiện ở mọi nơi nhưng lại thường gặp phải cản trở, sự khiếm khuyết về tri thức và kỹ năng quản lý tài sản tất nhiên là nguyên nhân quan trọng, tuy nhiên cũng cho thấy các kênh đầu tư trong nước không thông đồng bén giọt.
Song song với việc Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 công bố phương án cải cách vòng mới đề xuất "làm phong phú tầng lớp và sản phẩm trên thị trường tài chính-tiền tệ", "tăng thu nhập cho cư dân", các bác gái Trung Quốc sẽ có ngày càng nhiều lựa chọn khi đầu tư trong tương lai.
Nhiều "khu": Khu thương mại tự do
Năm 2013, việc xây dựng khu thương mại tự do của Trung Quốc xuất hiện nhiều điểm sáng. Về hợp tác quốc tế, việc xây dựng khu thương mại tự do với các nước châu Âu xuất hiện sự đột phá, đã lần lượt ký Hiệp định Khu Thương mại tự do Trung Quốc – Ai-xơ-len, Khu Thương mại tự do Trung Quốc – Thụy Sĩ. Các cuộc đàm phán về Khu Thương mại tự do Trung Quốc – Hàn Quốc, Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) được thúc đẩy một cách có trật tự, việc xây dựng Khu vực Mậu dịch tự do với các nước xung quanh thu được tiến triển mới. Trong nước, Khu Thương mại tự do Thượng Hải treo biển thành lập, các mô hình thông thoáng mới như đãi ngộ quốc dân và danh sách tiêu cực trước khi thâm nhập thị trường thu hút sự quan tâm của mọi người.
Hiện nay, dưới sự thúc đẩy của Thượng Hải, Trung Quốc đã có nhiều tỉnh thành trình đơn xin thành lập khu Thương mại tự do. Vụ phó Vụ Quan hệ Thương mại quốc tế Bộ Thương mại Trung Quốc Tôn Nguyên Giang cho biết, chính sách và kinh nghiệm của Khu Thương mại tự do Thượng Hải sẽ nhân rộng tới cả nước trong vòng 2-3 năm tới.
Hai con "đường": "Con đường tơ lụa" trên bộ và trên biển
"Con đường tơ lụa", đây là một khái niệm bắt nguồn từ đời Nhà Hán Trung Quốc, một lần nữa thu hút sự chú ý của mọi người trong năm 2013 sau hơn 2.000 năm.
Tháng 9 năm 2013, trong chuyến thăm Trung Á, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên công khai đề xuất ý tưởng xây dựng "dải kinh tế Con đường tơ lụa". Một tháng sau, khi thăm In-đô-nê-xi-a, Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất cần phải xây dựng "Con đường tơ lụa trên biển" trong thế kỷ 21.
Hai con đường này sở dĩ thu hút sự quan tâm của mọi người là vì Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung đều có thể được lợi từ đó.
Có bình luận cho rằng, sự phát triển của dải kinh tế "Con đường tơ lụa", không những sẽ khiến các khu vực Trung Quốc phát triển đồng đều hơn, mà còn sẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước dọc tuyến đường này trong các lĩnh vực như giao thông, thương mại, tài chính-tiền tệ v.v; Còn việc xây dựng Con đường tơ lụa trên biển sẽ có triển vọng nâng kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc – ASEAN lên tới 1.000 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020.
Hai "mức": "Mức trần" và "mức sàn"
Nếu muốn phán đoán sự vận hành của kinh tế Trung Quốc năm 2013 có lành mạnh hay không, "mức trần", "mức sàn" không còn nghi ngờ là tiêu chuẩn chủ yếu nhất của Chính phủ Trung Quốc.
Tháng 7, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề xuất, điều tiết vĩ mô cần phải kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ việc làm, v.v không trượt xuống "mức sàn", mức tăng vật giá không vượt quá "mức trần".
Việc đề xuất "mức trần" và "mức sàn", phản ánh "tư duy sàn" trong điều tiết kinh tế của Chính phủ Trung Quốc khóa này – miễn là sự vận hành kinh tế nằm trong mức độ hợp lý, không áp sát mức trần hoặc giảm xuống dưới mức sàn, các chính sách kinh tế vĩ mô cần lấy việc điều chỉnh kết cấu, thúc đẩy cải cách làm chính, sự dao động con số kinh tế nhất thời không được coi là lý do thay đổi định hướng chính sách.
Phó Giám đốc Sở Nghiên cứu kinh tế Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Trương Bình chỉ rõ, việc thay đổi tư duy điều tiết vĩ mô chứng tỏ Chính phủ Trung Quốc càng coi trọng chất lượng chứ không phải khối lượng tăng trưởng kinh tế, điều này sẽ có lợi cho kinh tế Trung Quốc từ phát triển cao tốc chuyển sang phát triển hiệu quả cao.
Một "mạng": 4G
Tháng 12/2013, Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc cấp phép kinh doanh mạng 4G cho 3 nhà mạng lớn Trung Quốc, đánh dấu Trung Quốc bắt đầu bước vào thời đại 4G.
Cái gọi là 4G, tức công nghệ thông tin di động thế hệ thứ 4. Do băng rộng hơn, tốc độ truy cập mạng In-tơ-nét bằng công nghệ 4G nhanh gấp 10 lần so với công nghệ 3G, điều này có nghĩa là mong ước xem video có độ nét cao không bị đứt đoạn trên điện thoại di động sẽ trở thành hiện thực.
4G không những sẽ thay đổi sâu sắc cuộc sống hàng ngày, mà còn sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Giám đốc Viện Nghiên cứu thông tin-viễn thông Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc Tào Thụ Mẫn cho phóng viên Tân Hoa xã biết, sự phát triển của mạng 4G sẽ mang lại đầu tư hàng trăm tỷ Nhân dân tệ/năm trong vòng 2-3 năm tới. Nhưng Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc Miêu Khư cho biết, việc xây dựng các trạm cơ sở và sản phẩm đầu cuối là mảng yếu lớn nhất kiềm chế sự phát triển của 4G tại Trung Quốc. Trong khi đó, làm thế nào để thực hiện sản phẩm vừa rẻ chất lượng lại cao là mối quan tâm lớn nhất của người dân. Những vấn đề này có được giải quyết hay không sẽ thử thách con đường phát triển của 4G.
Một loại "tiền": Đồng Bitcoin
Năm 2013, đồng Bitcoin không nhìn thấy được và cũng không sờ được đã thu hút sự quan tâm cao độ. Đây là một đồng tiền ảo được hình thành bằng lập trình vi tính, không phát hành qua ngân hàng, không có sự bảo lãnh tín dụng của chính phủ, giấu tên trong quá trình giao dịch, hướng đi của dòng vốn cũng khó mà giám sát được.
Mặc dù rủi ro rất lớn, nhưng đồng Bitcoin lại rất hot trên thị trường Trung Quốc, giá cả từng cao hơn giá vàng. Thế nhưng, giá trị đồng Bitcoin giảm mạnh một nửa so với thời điểm giá cao nhất sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tháng 12 thắt chặt chính sách giám sát và quản lý đồng Bitcoin.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ngành ngân hàng Trung Quốc Đại học Tài chính Trung ương Trung Quốc Quách Điền Dũng phân tích rằng, đồng Bitcoin sở dĩ "hot", chủ yếu là chịu ảnh hưởng của hành vi đầu cơ "mua vào khi giá thấp và bán ra khi giá cao", không liên quan gì đến chức năng thanh toán.
Thế nhưng, góc nhìn mới do đồng Bitcoin mang lại cũng được mọi người quan tâm. Giám đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Dịch Cương cho biết, đồng Bitcoin "rất có đặc điểm", mang tính "gợi ý".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |