Theo tin Tân Hoa xã: Nhà vô địch bơi lội Ô-lim-pích của Trung Quốc Tôn Dương đã bị tạm giam hành chính vì lái xe không bằng, bị ngừng tập luyện, ngừng thi đấu, ngừng hoạt động thương mại, ngày 1/12 năm nay, trong ngày sinh nhật lần thứ 22 của mình, anh đã bày tỏ hối hận trên tiểu blog, mong được "trở lại từ đầu"; một số cầu thủ chủ chốt trong "vụ lãn công không chịu tập luyện" của đội bóng rổ nữ Chiết Giang cuối tháng 11 vừa qua đã được trở lại đấu trường Giải vô địch quốc gia bóng rổ nữ Trung Quốc, để mong được "lập công chuộc tội"; nhà vô địch trượt băng tốc độ nữ Ô-lim-pích của Trung Quốc Vương Mông năm ngoái trở lại đội quốc gia đang mong mỏi tham gia Ô-lim-pích mùa đông Xô-chi của mình vào tháng 2 sang năm.
Các ngôi sao có vấn đề của Trung Quốc dường như sắp bước sang trang mới của mình vào năm 2014. Cùng với việc lập thành tích trong năm mới, mọi người có thể sẽ quên đi các vấn đề đã từng xảy ra và nguyên nhân sâu sắc đằng sau nó, thậm chí lại hết lời ca ngợi họ như các anh hùng. Song, vận động viên cũng vậy, ban quản lý cũng vậy, làm thế nào tìm được điểm chung trong quan hệ song phương trong thời đại mới, mới là điều quan trọng hơn cả.
Vụ nhà vô địch Ô-lim-pích Tôn Dương lái xe không bằng xem ra như là một sự cố giao thông ngẫu nhiên đã dẫn tới sự phản ứng dây chuyền, đằng sau nó lại là hiện thực khiến người ta giật mình, vì qua đó mới biết anh đã nhiều lần vi phạm kỷ luật. Lúc đó, Học viện Chuyên nghiệp thể thao Chiết Giang đã không sao liên hệ được với anh trong một tháng rưỡi, anh không chỉ vắng mặt trong các buổi tập luyện, mà còn có cả các cuộc xét nghiệm đô-ping bất kỳ lúc nào khi được yêu cầu. Trên thực tế, từ sau ngày kết thúc Ô-lim-pích Luân Đôn, Tôn Dương đã nhiều lần bị đưa đưa lên báo với các thông tin mặt trái như vụ làm quảng cáo, quá tự kiêu tại Đại hội thể thao toàn quốc, mẹ anh đánh người, quan hệ với đồng đội quá tồi tệ khiến đồng đội phải bỏ đi, vụ bạn gái, rồi tranh chấp cãi cọ với huấn luyện viên, mà vụ bị ngừng tập luyện, ngừng thi đấu, ngừng hoạt động thương mại sau vụ lái xe không bằng đã là lần thứ hai bị Học viện Chuyên nghiệp thể thao Chiết Giang xử lý trong một năm.
Vụ đánh lộn xảy ra trong đội trượt băng tốc độ vào hai năm trước cũng là hai vụ xảy ra liên tiếp trong vòng 50 ngày: Lúc đầu là vụ đánh người ở Lệ Giang Vân Nam, sau đó là vụ đánh nhau ở Thanh Đảo Sơn Đông, hình thức biểu hiện khác nhau, nhưng điều căn bản nhất lại là sự xung đột xảy ra giữa vận động viên chủ chốt Vương Mông và người quản lý-huấn luyện viên Vương Xuân Lộ.
Còn vụ lãn công không chịu tập luyện xảy ra ở đội bóng rổ thì sao? Bất kể là vụ các cầu thủ bóng rổ trẻ nam Trung Quốc phản đối huấn luyện viên trưởng Phạm Bân đánh đập cầu thủ và vụ đội bóng rổ nữ Bắc Kinh lãn công không chịu tập luyện năm 2011, hay vụ đội bóng rổ nữ Chiết Giang lãn công không chịu tập luyện năm 2013, ngoài quyết định của Trung tâm Quản lý môn bóng rổ đã tạo nên một danh từ "nhóm cậu ấm cô chiêu con nhà quý tộc" ra, từ nguyên nhân các cầu thủ bất bình với hiện trạng, đến kết quả đơn vị bên ngoài tham gia xử lý, nhìn chung không có gì khác nhau cả.
Xảy ra những vụ xung đột như vậy, về cơ bản là theo lô-gích hành vi như thế này: Vận động viên yêu cầu có nhiều quyền lợi hơn-xử lý mềm mỏng-mâu thuẫn tích tụ-xung đột-sử dụng biện pháp hành chính-cầu thủ nhận sai-giành được thành tích tốt thì không nhắc chuyện cũ. Mô hình quản lý đội thể thao lại rất ít bị động chạm tới.
Khi vận động viên hoặc đội thể thao xuất hiện vấn đề, câu nói mọi người thường nghe đến nhất là "tăng cường giáo dục và quản lý", song giáo dục không nên chỉ 'giáo' mà không 'dục', quản lý cũng không nên chỉ 'quản' mà không 'theo lý'. Về khách quan, phương pháp quản lý vận động viên ngôi sao hiện nay khá đơn nhất, còn không thích ứng với tình hình mới, yêu cầu mới, ngưởi quản lý và người bị quản lý trong giới thể thao Trung Quốc còn cần tiếp tục tìm điểm cần bằng giữa cá tính và quy tắc.
Về quản lý vận động viên, hệ thống quản lý của Trung Quốc từng mang đậm màu sắc "chế độ gia trưởng": Nhà quản lý ban hành chế độ điều lệnh thống nhất, đối với những vận động viên có đóng góp đặc biệt thì áp dụng mô hình quản lý theo thuyết duy thành tích—cho dù ngày thường biểu hiện không khá, nhưng miễn là giành được thành tích tốt, tất cả sẽ không nhắc chuyện cũ; còn một khi không giành được thành tích tốt, thì người đó sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt nghiêm khắc. Trong thời gian xử lý vận động viên cũng rất có tính linh hoạt—nếu chuẩn bị có giải lớn, mọi vụ việc đều sẽ được khoan nhượng tạm hoãn; nhưng một khi không có nhiệm vụ thi đấu, thì sau đó mới xử lý.
Thực ra, cùng với việc điều chỉnh kết cấu kinh tế xã hội Trung Quốc và tăng cường ý thức xã hội của mọi người, mô hình quản lý cần có sự điều chỉnh mới trong thời đại mới, từ điều lệnh và theo đuổi thành tích từng bước tiến tới nhu cầu mang tính nhân văn. Nhất là cùng với việc trưởng thành của các vận động viên 8x, 9x trong các đội thể thao, các vận động viên cá tính rõ nét ngày càng nhiều lên, sự tự nhận thức của lớp trẻ và quan niệm cá thể đã phổ biến có sự giác ngộ, hy vọng vận động viên tiếp nhận sự quản lý trong môi trường đóng cửa không tiếp xúc với bên ngoài đã không thực tế. Phát triển cá tính đa nguyên cần có sự hướng dẫn thoả đáng của phương pháp thích đáng, mặt khác nhìn từ ý nghĩa kinh tế, chuyển biến quan niệm quản lý và môi hình quản lý đội thể thao có lý luận quan trọng và ý nghĩa hiện thực đối với việc nâng cao thành tích thể thao, đồng thời cũng là chịu trách nhiệm đối với sự phát triển cá thể của vận động viên là một thành viên trong xã hội.
Bên cạnh đó, vận động viên, nhất là vận động viên ngôi sao cần nâng cao tu dưỡng và tố chất văn hoá cá nhân. Lấy ví dụ về Tôn Dương, nguồn gốc của việc anh nhiều lần không chịu sửa sai, không ngừng thách thức vạch sàn quản lý là ở nhận thức tư tưởng, từ trước đến nay anh luôn cậy có công, muốn làm gì thì làm, nếu không vừa ý thì "phản ánh vượt cấp", hoặc lợi dụng một số báo chí, khiến người quản lý trực tiếp của mình "trên đe dưới búa", lâu dần đành phải bỏ việc giáo dục tư tưởng và quản lý đối với anh.
Cùng với sự qua đi của thời gian, có một số sai lầm vì non dại hoặc vô tri, một số hiểu lầm vì không kịp thời trao đổi hoặc quan niệm khác nhau gây nên có thể sẽ giở sang trang mới, nhưng không ngừng tìm tòi quan niệm và mô hình quản lý vận động viên theo kiểu kiểm điểm và uốn nắn, là vấn đề lâu dài của TrungQuốc trong năm 2014, thậm chí thời gian dài hơn trong quá trình chuyển đổi từ nước lớn thể thao sang cường quốc tế thể thao.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |