Trong một vài năm qua, tổng lượng GDP của Trung Quốc tăng trưởng vững chắc, nhưng tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng chậm lại, sau khi tăng trưởng 9,8% vào quý 4 năm 2010, kinh tế Trung Quốc xuất hiện xu hướng tăng chậm lại, sau liên tục giảm trong 10 quý, quý 2 năm nay thậm chí giảm xuống còn 7,5%.
Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Trung Quốc Tào Viễn Trưng cho biết: "Kinh tế Trung Quốc sở dĩ xuất hiện xu hướng năng lực tăng trưởng tiềm tàng giảm, cũng có nghĩa là kinh tế Trung Quốc bước sang giai đoạn mới, bao gồm cả mối lo ngại của mọi người đối với nồng độ PM2,5, đây thực ra là tiêu chí của một thời kỳ mới, trước đây, chúng ta quan tâm việc ấm no, không quan tâm mấy đến việc bảo vệ môi trường, còn hiện nay cả việc ấm no và bảo vệ môi trường đều quan tâm, đây là sự thay đổi mới".
Trên thực tế, mức tăng GDP của Trung Quốc chậm lại luôn đi cùng với những thay đổi về tình hình kinh tế quốc tế. Kinh tế thế giới hiện đang từ thời kỳ phát triển nhanh chóng trước cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế bước vào thời kỳ điều chỉnh chuyển đổi mô hình sâu sắc, bên cạnh đó, kinh tế Trung Quốc cũng đang từ thời kỳ tăng trưởng cao tốc bước vào thời kỳ tăng trưởng với tốc độ cao vừa phải. Giai đoạn mới thì sẽ có sự thay đổi và vấn đề mới, kinh tế Trung Quốc trước đây quá coi trọng tốc độ, cho nên đã tích lũy rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như tiêu hao năng lượng qua mức, ô nhiễm môi trường, rất nhiều ngành nghề đã xuất hiện các vấn đề như năng lực sản xuất dư thừa nghiêm trọng v.v, hiện nay, tăng chậm lại để điều chỉnh kết cấu kinh tế có lẽ không phải là một việc xấu.
Điều liên quan trực tiếp đến đa số người dân bình thường là, GDP trượt dốc, liệu có càng khó tìm việc làm hay không, liệu các doanh nghiệp có càng khó được lợi hay không? Thông thường mà nói, lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp nhất bởi việc GDP tăng chậm lại là việc làm, theo tính toán, ở Trung Quốc, GDP cứ tăng 1% sẽ tạo thêm 1,2-1,3 triệu việc làm, xét từ kinh nghiệm lịch xử, miễn là mức tăng không thấp dưới 7,5%, thì sẽ không ảnh hưởng đến mục tiêu tạo việc làm mới cho 9 triệu người/năm.
Ông Tào Viễn Trưng nói: "Xin các bạn lưu ý một chỉ tiêu, Trung Quốc lần đầu tiên công bố tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ này không vượt quá 5%, vậy cũng có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp vào lúc GDP tăng hơn 7% vẫn chưa thật cao, như vậy có nghĩa là việc làm đầy đủ".
Cách đây không lâu, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đăng bài viết trên tờ "Thời báo Tài chính" Anh cho biết, nửa đầu năm nay, tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc là 5%, tỷ lệ thất nghiệp và các chỉ tiêu như mức tăng kinh tế, tỷ lệ lạm phát v.v ở trong "phạm vi hợp lý, có thể kiểm soát". Đây là lần đầu tiên Nhà lãnh đạo Trung Quốc công khai cho biết con số thống kê này. Trong các chỉ tiêu thống kê do Chính phủ Trung Quốc công bố hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp là áp dụng tỷ lệ đăng ký thất nghiệp ở thành thị và nông thôn, do Bộ Nguyên nguồn nhân lực và An sinh xã hội công bố, nửa đầu năm nay, tỷ lệ đăng ký thất nghiệp ở thành thị và nông thôn là 4,1%.
Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Trung Quốc Tào Viễn Trưng cho rằng: "Kinh tế Trung Quốc bước sang giai đoạn mới, giai đoạn mới và giai đoạn cũ là có sự khác biệt rất lớn, đó là đẩy nhanh điều chỉnh kết cấu, tiêu chí rõ rệt này tức là kết cấu ngành nghề của Trung Quốc từ trước đây đơn thuần dựa vào ngành chế tạo, ngành công nghiệp chuyển sang phát triển đồng đều các ngành công nghiệp khu vực 1, khu vực 2 và khu vực 3, nhất là tốc độ phát triển của ngành dịch vụ là rất nhanh. Xét từ ý nghĩa này mà nói, hàng loạt thay đổi do sự điều chỉnh kết cấu này mang lại là trước đây chưa từng thấy".
Đầu tư là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế Trung Quốc trước kia tăng trưởng nhanh chóng, nhưng hiện nay, việc lấy đầu tư để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng lại đứng trước thách thức rất lớn. Rất nhiều ngành nghề ở Trung Quốc hiện nay đều đang trong tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, đầu tư thêm có lẽ tỷ lệ thu hồi vốn sẽ không đáng là bao. Do vậy, tìm kiếm động lực kinh tế mới sẽ là nội dung quan trọng của việc điều chỉnh kết cấu kinh tế sau này.
Ông Tào Viễn Trưng chỉ rõ: " 'Quy hoạch 5 năm lần thứ 12' đã đề xuất định hướng này, định hướng cải cách cũng rất rõ ràng, tức ngành công nghiệp khu vực 1, 2 và 3 phát triển đồng đều, nhất là cần phải phát triển ngành dịch vụ, điều này không thể đơn thuần dựa vào nhu cầu nước ngoài, mà cần phải phát triển nhịp nhàng cả kích cầu trong và ngoài nước, trọng điểm là mở rộng kích cầu trong nước, điều then chốt của việc mở rộng kích cầu trong nước là mở rộng tiêu dùng". Ông cho rằng, hiện nay, Trung Quốc sẽ không áp dụng kế hoạch kích thích kinh tế quy mô lớn, nếu thúc đẩy điều chỉnh kết cấu, điều then chốt là "phóng thích hoa hồng" thông qua cải cách, để bảo đảm kinh tế ổn định và bền vững. Mặc dù kinh tế hiện nay vẫn đứng trước sức ép trượt dốc, nhưng ông lưu ý rằng, kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố tích cực trong việc điều chỉnh kết cấu.
Ông nói: "Trước đây, người ta thường chỉ trích một số vấn đề xuất hiện trong kết cấu kinh tế của Trung Quốc: Một là, chênh lệch giữa miền đông và miền tây ngày càng lớn, nhưng hiện nay, bạn sẽ phát hiện chênh lệch này đang được thu hẹp, tốc độ tăng trưởng của miền trung và miền tây nhanh hơn khu vực duyên hải miền đông; Hai là, sự chênh lệch thu nhập giữa người dân thành thị và nông thôn đang mở rộng, nhưng bạn sẽ phát hiện kết cấu thu nhập của người dân này đang được cải thiện, tốc độ tăng thu nhập cho nông dân nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập cho người dân thành thị; ba là, kết cấu mà chúng tôi trước đây đề cập đến là lấy ngành công nghiệp làm chính, nhưng hiện nay, trong hai năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ nhanh hơn ngành công nghiệp; bốn là tỷ trọng kinh phí nghiên cứu và phát triển so với GDP trước đây là tương đối thấp, thế nhưng, năm ngoái đã lần đầu tiên tiếp cận 2%, tương đương với trình độ của các nước phát triển trung bình".
Ông cho Tào Viễn Trưng cho rằng, mỗi nền kinh tế đều sẽ tăng trưởng chậm lại sau khi "cất cánh", nhưng trọng điểm là làm thế nào để duy trì ổn định sau khi "cất cánh", chứ không phải đình trệ, kinh tế Trung Quốc trong quý 4 sẽ tiếp tục có xu hướng tốt trong bối cảnh nhu cầu nước ngoài tiếp tục được cải thiện, GDP có thể sẽ tăng tăng khoảng 7,7%.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |