• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Sôi động thị trường đào tạo tiếng Anh ở Trung Quốc

    2013-11-04 15:32:25     CRIonline

    Những năm gần đây, song song thúc đẩy kinh tế toàn cầu hóa và trình độ mở cửa đối ngoại của Trung Quốc ngày càng cao, là thứ tiếng thông dụng quốc tế, tiếng Anh ngày càng được người Trung Quốc coi trọng. Số liệu trong "Thông cáo thống kê sự phát triển của sự nghiệp giáo dục toàn quốc" của Bộ Giáo dục Trung Quốc cho thấy, hiện nay, Trung Quốc có cộng đồng người tiêu dùng đào tạo tiếng Anh khổng lồ gần 300 triệu người, tổng số trung tâm đào tạo tiếng Anh đã lên tới hơn 50 nghìn cơ sở, doanh thu vượt quá 30 tỷ Nhân dân tệ, ngành thị trường đào tạo tiếng Anh đã trở thành bánh ga-tô lớn nhất trong chuỗi kinh tế ngành đào tạo Trung Quốc.

    Một cơ sở đào tạo tiếng Anh ở Bắc Kinh

    Việc đào tạo tiếng Anh ở Trung Quốc hiện nay cơ bản chia thành ba loại: Một là đào tạo các cuộc thi tiếng Anh, bao gồm các cuộc thi tiếng Anh du học nước ngoài như TOEFL, IETLS v.v cũng như đào tạo các môn liên quan trước thềm các cuộc thi nghiên cứu sinh và thi đại học; hai là đào tạo tiếng Anh nghề nghiệp với cổ cồn trắng, nhân sĩ chuyên ngành làm cộng đồng tiêu dùng chủ yếu; ba là đào tạo tiếng Anh trẻ em. Chi phí từ hàng nghìn Nhân dân tệ đến hàng chục nghìn Nhân dân tệ. Các nhân sĩ trong ngành cho biết, trong các loại đào tạo này, đào tạo tiếng Anh trẻ em chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm hơn 70% thị phần trên thị trường đào tạo tiếng Anh.

    Bé Đại Bảo năm nay vừa tròn 5 tuổi đã tham gia đào tạo tiếng Anh hai năm, chị Châu, mẹ Đại Bảo cho rằng, hồi bé, nhất là trước khi đi học, là thời kỳ tiếp thu ngôn ngữ tốt nhất, vì vậy, chị đã đưa Đại Bảo đi học các lớp đào tạo tiếng Anh từ rất sớm.

    Đại Bảo hàng tuần đều phải đi học 4 tiết tiếng Anh, còn mẹ Đại Bảo thì ngồi trong phòng chờ, theo dõi sự biểu hiện của con mình từ màn hình giám sát.

    Vì không muốn để con cái thua kém ngay từ điểm xuất phát, ở Bắc Kinh có không ít phụ huynh giống như chị Châu đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của cho con cái đi học tiếng Anh. Chị Châu cho biết, năm đầu tiên, Đại Bảo học tại một cơ sở đào tạo tiếng Anh khác, chi phí là 15 nghìn Nhân dân tệ/năm, đối với hiệu quả học tập, chị không hài lòng lắm, bởi vậy, đã đổi sang cơ sở này, chi phí là 18 nghìn Nhân dân tệ/năm, đắt hơn một chút so với cơ sở trước đây, nguyên nhân chủ yếu là có giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy.

    Mặc dù lớp đào tạo tiếng Anh của Đại Bảo có giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy, nhưng hiện vẫn chưa thể đánh giá hiệu quả học tập của các cháu. Chị Châu cũng thừa nhận, để Đại Bảo tham gia lớp đào tạo tiếng Anh như vậy cũng là vì không còn cách nào hơn. Cho dù ngay từ cuối năm 2011, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã ban hành quy định cấm các trường mẫu giáo "tiểu học hóa" nội dung giảng dạy, cũng cấm các trường tiểu học tổ chức các cuộc thi trắc nghiệm nhập học. Nhưng một số trường tiểu học vẫn tổ chức các cuộc thi nhập học như trước, nếu các cháu không học, thì có nghĩa là không thông qua được trắc nghiệm, sẽ gặp khó khăn trong việc nhập học.

    Học phí đắt đỏ không cản trở được nhiệt tình đưa con cái đi học tiếng Anh của các bậc phụ huynh. Về điều này, có chuyên gia cho biết, trẻ nhỏ học tiếng Anh không phải càng sớm càng tốt, các trẻ nhỏ trước khi đi học chính là giai đoạn học tập phát âm, tiếng Trung, tiếng Anh đều là những thứ tiếng cần học tập ngữ âm, nếu học tiếng Anh trong tình hình chưa nắm được tiếng mẹ đẻ, có thể sẽ gây ảnh hưởng tới các cháu.

    Đào tạo tiếng Anh trẻ em

    Ngoài trẻ em ra, học tiếng Anh cũng trở thành nguyện vọng thiết tha của tầng lớp cổ cồn trắng. Một công ty trung gian môi giới ở Bắc Kinh tiến hành thống kê đối với 50 đơn vị, công ty sử dụng lao động cho thấy, trên cùng một cương vị trong cùng một ngành nghề, thu nhập của những viên chức biết nói tiếng Anh thông thường cao hơn 20%-40% so với những người không biết nói tiếng Anh. Lấy ngành công nghệ-thông tin làm ví dụ, tiền lương thông thường của các nhân viên khai thác công nghệ phần mềm máy vi tính vào khoảng 5.000 Nhân dân tệ, trong khi đó tiền lương làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài trung bình vào khoảng 10 nghìn Nhân dân tệ. Với điều kiện như nhau, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ tăng thêm một yêu cầu: Có trình độ nghe nói đọc viết tiếng Anh tốt.

    Tập đoàn Giáo dục EF, cơ sở đào tạo tiếng Anh tư nhân lớn nhất thế giới cho rằng, sự sôi động trên thị trường đào tạo tiếng Anh ở Trung Quốc đại lục, xuất phát từ nền giáo dục phục vụ thi cử trong hệ thống giáo dục Trung Quốc. Đa số học sinh Trung Quốc bắt đầu học tiếng Anh bắt buộc ở bậc tiểu học từ 6 tuổi, hơn nữa giáo trình tiếng Anh cũng rất phổ biến trong các vườn trẻ. Nhằm thi lên các trường trung học trọng điểm, sự cạnh tranh trong học sinh hết sức quyết liệt, còn môn tiếng Anh là trọng điểm của cuộc thi, khiến học sinh phải bỏ rất nhiều công sức vào việc học tiếng Anh. Sau khi lên đại học, rất nhiều trường đại học quy định: Không thông qua cuộc thi tiếng Anh cấp 4 không được cấp bằng cử nhân; không thông qua cấp 6 không thể cấp bằng hai học vị, cũng không được cấp bằng thạc sĩ; các đơn vị sử dụng lao động khi tuyển chọn nhân viên, bằng cấp thông qua cuộc thi tiếng Anh cấp 6 thường là điều kiện tất yếu. Ngoài ra, trong các cuộc thi công chức, thăng chức v.v, tiếng Anh đều là môn thi bắt buộc.

    Những năm qua, cùng với mọi người ngày càng coi trọng việc học tiếng Anh, kim ngạch tiêu dùng đào tạo tiếng Anh của các cơ sở đào tạo luôn tăng trong ổn định. Trong bối cảnh này, rất nhiều cơ sở đầu tư nước ngoài lần lượt tiến quân vào thị trường Trung Quốc. Các cơ sở đào tạo nước ngoài như Tiếng Anh thương vụ ELLIS, Học viện phố Uôn Mỹ v.v cũng lần lượt đổ bộ vào thị trường Trung Quốc. Theo thống kê, ở Trung Quốc, các lớp đào tạo tiếng Anh, học giỏi tiếng Anh nhanh, lớp tập luyện khẩu ngữ tăng với tốc độ 60%/năm.

    Trước cơn sốt học tiếng Anh, nhất là tiếng Anh dành cho trẻ nhỏ ở Trung Quốc, cựu Phát ngôn viên Bộ Giáo dục Trung Quốc Vương Húc Minh mới đây kêu gọi trong tiểu Blog hai ngày liền rằng: Hủy bỏ môn tiếng Anh trong tiểu học, tăng thêm môn Quốc học, hủy bỏ lớp tiếng Anh thiếu nhi trong xã hội, giải phóng các cháu, giải cứu tiếng Hán! Đã dẫn đến sự thảo luận sôi nổi trong các cư dân mạng. Rất nhiều cư dân mạng ủng hộ đề nghị này, cho biết Trung Quốc trước mắt "cưỡng chế học tiếng Anh", "toàn dân học tiếng Anh" quả thật không được lòng người, cần phải thay đổi.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>