Ảnh: Phu nhân tướng quân nông dân Cam Tổ Xương
Tôi tên là Cam Tổ Xương, cô giáo tên là gì. Họ Cung à, tôi không biết viết chữ này, tôi chỉ có trình độ văn hóa tiểu học, tôi không được khỏe, bị bệnh viêm họng và hen suyễn do choáng. Bà Trân cảm thấy ông Xương không có vẻ quan cách.
Ông Cam Tổ Xương bình dị dễ gần đã để lại cho bà Trân ấn tượng sâu sắc. Sau khi được biết ông bị đau yếu do thương tật, bà càng kính trọng người đàn ông sắt đá đã hiến dâng sức mình cho sự nghiệp cách mạng.
Trong lòng bà Trân, ông Cam Tổ Xương không phải là một thủ trưởng chỉ tay năm ngón, ông chỉ là người anh cả hy sinh vì tín ngưỡng của mình, mắc bệnh cần người chăm sóc. Người đàn ông này sao mà giống mình như vậy, họ đều có cùng lý tưởng, kiên quyết không sờn. Thế là hai người đã đến với nhau.
Năm 1957, ông Cam Tổ Xương do nguyên nhân sức khỏe không thể tiếp tục công tác, đã xin giải ngũ trở về quê hương. Sự quyết định của chồng làm cho bà Trân rất kinh ngạc. Nhưng bà lại không do dự, kiên quyết lựa chọn theo chồng cùng về thôn Duyên Bội huyện Liên Hoa tỉnh Giang Tây---một thôn vùng núi miền nam mà bà không biết ngôn ngữ địa phương và nếp sống khác nhau.
Sau khi về đến huyện Liên Hoa tỉnh Giang Tây, bà Cung Toàn Trân một mình đến Phòng Văn hóa Giáo dục huyện. Bà không tự giới thiệu mình là phu nhân của tướng quân, nhưng bằng kiến thức uyên bác và kinh nghiệm phong phú, bà nhanh chóng tìm được công việc mới. Trường trung học Cửu Đô của xã Phường Lầu mới mở là trường đầu tiên bà dạy học tại huyện Liên Hoa, bà bận rộn dọn chăn màn vào ở tại nhà trường, đến cuối tuầnmới có thể về nhà. Mỗi lần về nhà, bà đều khâu vá quần áo cho chồng con, bận công việc nhà để bù đắp cho việc hàng ngày ít chăm sóc và quan tâm đối với người nhà do bản thân bận rộn công việc nhà trường.
Cặp vợ chồng mỗi tuần chỉ gặp nhau một lần này đều dùng hình thức của mình thương yêu lẫn nhau. Lúc ấy, ông Cam Tổ Xương dùng 80 % thu nhập của mình giúp đỡ quần chúng và xây dựng quê hương. Bà Trân cũng đưa phần lớn tiền lương của mình cho chồng chi tiêu. Đối với bà Trân mà nói, vợ chồng bà có chung một lý tưởng, bắt nguồn từ việc hai người có chung một niềm tin, không cần lời ăn tiếng nói để biểu đạt nữa.
Mùa đông năm 1985, ông Cam Tổ Xương bệnh nặng, ông gọi bà đến bên giường đưa cho bà chiếc hộp sắt, nói cho bà biết những thứ để trong hộp là của cải quí giá nhất của đời ông. Bà Trân rưng rưng nước mắt đón nhận, trong hộp sắt là tấm vải đỏ gói ba tấm huân chương lấp lánh. Bà Trân biết rõ chồng bà trao cho bà không chỉ là lời gửi gắm nặng tình, mà còn là niềm tin sắt đá không bao giờ thay đổi.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |