Theo Tân Hoa xã: 15 năm trước, hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung Việt Nam Nguyễn Thị Sơn Hà đã chào đón "thời kỳ huy hoàng" trong sự nghiệp của chị, trung bình hơn 200 du khách Trung Quốc một tháng khiến chị tiếp đón không xuể. Còn hiện nay, cùng với ngày càng nhiều du khách Trung Quốc đến Việt Nam du lịch, chị lại rơi vào tình cảnh "khát" nghiệp vụ, mỗi tháng chỉ tiếp đón được vài chục người, điều này lại khác biệt rõ ràng với xu thế du lịch sôi động giữa hai nước.
Tại sao du khách Trung Quốc tăng từng ngày, hướng dẫn viên du lịch lại ngày càng "nhàn rỗi"?
Chị Nguyễn Thị Sơn Hà đã làm hướng dẫn viên du lịch gần 20 năm cho rằng, sự phát triển nhanh chóng của mạng In-tơ-nét, việc khai thác các nguồn du lịch và sự giao lưu giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng dồn dập, khiến du khách Trung Quốc có thể tìm hiểu thuận tiện các danh lam thắng cảnh, tự sắp xếp chương trình du lịch. "Họ không cần đơn vị trung gian, mà càng thích tự đi lại giữa hai nước, đến tham quan, nghỉ dưỡng, thưởng thức các món ăn ngon, giao lưu với người dân địa phương, cảm nhận phong tục tập quán chân thực nhất".
Sự lựa chọn của rất nhiều du khách Trung Quốc đã chứng minh cách nói của chị. Một cặp vợ chồng trẻ Trung Quốc đến thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam du lịch theo hình thức du lịch ba-lô cho biết, họ từng đọc các thông tin trên một số diễn đàn In-tơ-nét chia sẻ về phố cổ Hội An, bèn quyết định tự đáp ô tô đến đây.
Sau lưng đeo chiếc ba lô cồng kềnh, tay cầm tấm bản đồ, đôi bạn trẻ này là du khách ba lô sành điệu nhất hiện nay. "Hiện nay, các thông tin giới thiệu về Việt Nam rất đầy đủ, chúng tôi đã tìm hiểu thật kỹ trước khi lên đường. Chúng tôi mong thực sự thoải mái trong hành trình du lịch Việt Nam, mong lựa chọn điểm đến theo thời gian biểu của mình, trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức tối đa các món ăn ngon, mua một số mặt hàng đặc sắc theo sở thích của mình".
Theo số liệu của Tổng cục Thống kêViệt Nam, năm 2012, Việt Nam tiếp đón hơn 6 triệu 840 nghìn du khách quốc tế, trong đó du khách Trung Quốc là đông nhất, chiếm tới 1/5. 8 tháng đầu năm nay, số du khách Trung Quốc đến Việt Nam lên tới 1 triệu 190 nghìn người, chiếm gần 1/4 tổng số du khách quốc tế.
Giám đốc Phòng Châu Á Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Tùng cho biết, những năm gần đây, cùng với mức sống của người dân Trung Quốc được nâng cao, ngày càng nhiều người Trung Quốc lựa chọn du lịch xuất cảnh. "Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng hữu nghị, văn hóa và lịch sử có nhiều điểm tương đồng, thủ tục ký thị thực và nhập cảnh cũng thuận tiện và nhanh chóng, đấy là những nhân tố quan trọng nhất thu hút các du khách Trung Quốc".
Hiện nay, đối với du khách Trung Quốc mà nói, đến Việt Nam du lịch có thể thông qua các phương tiện giao thông trên biển, trên bộ và trên không, chỉ riêng số chuyến bay đi lại giữa Trung Quốc và Đà Nẵng, Việt Nam đã lên đến 20 chuyến/tuần, các chuyến bay đi lại giữa Trung Quốc và Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh thì càng nhiều, điều này khiến việc đi lại càng thuận tiện và hiệu quả.
Những năm qua, ngoài tăng đáng kể về số lượng ra, hình thức và quan niệm du lịch của du khách Trung Quốc cũng có sự thay đổi rất lớn. Trước đây, họ thường du lịch theo "tuyến cố định" thông qua hướng dẫn viên du lịch và đơn vị trung gian, trong khi đó hiện nay càng ưa chuộng hình thức du lịch ba lô tự do và đa dạng hơn, thích du lịch kiểu nghỉ dưỡng hơn là tham quan và mua sắm đơn giản.
Trước đây, nói đến các điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam thì phải kể đến vịnh Hạ Long và Thủ đô Hà Nội, hai nơi này cũng là sự lựa chọn truyền thống của du khách Trung Quốc. Thế nhưng, cùng với các nguồn du lịch từng bước được khai thác và chất lượng dịch vụ được nâng cao, 5 năm qua, nhiều khu phong cảnh ở miền Trung và miền Nam Việt Nam cũng rất được du khách Trung Quốc ưa thích.
"Mười mấy năm trước đây, du khách mà chúng tôi tiếp đón phần lớn là đoàn từ các tỉnh biên giới như Quảng Tây, Vân Nam v.v. Chúng tôi dẫn họ tham quan theo một số tuyến cố định, nhưng hiệu quả không tốt, họ đều cho rằng phong cảnh Việt Nam không đẹp lắm, cơ sở hạ tầng du lịch cũng không được tốt lắm. Các đoàn như vậy hiện đã ngày càng ít đi, du khách sẽ tự lựa chọn những nơi phong cảnh đẹp và cơ sở hạ tầng hoàn thiện, chứ không cần qua đơn vị trung gian chúng tôi sắp xếp", chị Nguyễn Thị Sơn Hà cho biết như vậy.
Hiện nay, các điểm đến du lịch Việt Nam được hoan nghênh nhất là Đà Nẵng, Hội An ở miền Trung và Nha Trang ở miền Nam, bởi vì phong cảnh thiên nhiên và cảnh quan nhân văn ở các nơi này đều được bảo tồn nguyên vẹn. Ưu thế của Đà Nẵng và Nha Trang là ở bãi biển sạch đẹp, còn Hội An thì vẫn giữ được sắc thái văn hóa Trung Hoa đậm đà.
Đứng trước thách thức "mất việc", các hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam cũng bắt đầu khai thác nghiệp vụ mới.
Chị Nguyễn Thị Sơn Hà nói, "Mặc dù du khách đã ít đi, nhưng không có nghĩa là không có việc để làm. Hiện nay, sự giao lưu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong các lĩnh vực ngày càng nhiều, nhiều lúc chúng tôi sẽ giúp một số nhà doanh nghiệp muốn đầu tư lập nghiệp tại Việt Nam tiến hành điều tra nghiên cứu, giúp các nhà doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư, góp phần cho sự giao lưu kinh tế-thương mại giữa hai nước theo năng lực của mình".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |