Thế kỷ 21 là thời đại kinh tế biển. Trung Quốc là một nước lớn về diện tích lãnh thổ, đồng thời cũng là nước lớn về biển, có vùng biển quản lý rộng bao là và nguồn tài nguyên biển dồi dào. Những năm qua, cùng với việc không ngừng sáng tạo khoa học-kỹ thuật, các vùng duyên hải Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi kinh tế tăng cường các thành phần về biển trong phát triển kinh tế, kinh tế biển đã trở thành điểm tăng trưởng mới cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Trung Quốc.
Có một loại gạc y tế đang được sử dụng rộng rãi trong bệnh viện, so với các loại gạc thông thường, loại gạc này gặp nước thì sẽ phồng lên thành thể keo, vừa có thể sát trùng, lại không dính vào vết thương, rất được hoan nghênh, trong khi đó, nguyên liệu sản xuất của nó là rong biển thường thấy ở dọc bờ biển. Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty hữu hạn Tập đoàn Tảo biển Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc Trương Quốc Phòng cho biết, đây là một loại keo tảo biển cấp cao, giá từ 400 nghìn đến 500 nghìn Nhân dân tệ/tấn.
Từ A-xít tảo biển dạng bột đến sợi tảo biển như những sợi tơ tằm, việc sáng tạo kỹ thuật đã nâng giá trị của tảo biển tăng gấp 9 lần.
Hiện nay, tại Khu Kinh tế mới bờ biển phía tây Thanh Đảo, một khu công nghiệp sinh học biển được quy hoạch lại đang trong quá trình khẩn trương xây dựng, các nguồn tài nguyên động thực vật biển sâu sẽ trở thành thực phẩm, thuốc men, đồ trang điểm và nguyên liệu trang phục càng bảo vệ môi trường. Người phụ trách Khu Kinh tế mới bờ biển phía tây Thanh Đảo Trương Đại Dũng cho biết, nửa đầu năm nay, 21,7% GDP là đến từ vùng biển, mức tăng sản xuất kinh tế biển hàng năm cao hơn vài phần trăm so với mức tăng sản xuất của cả nền kinh tế.
Ngoài chế biến sâu các sản phẩm biển, theo quy hoạch phát triển của Thanh Đảo, sẽ thông qua việc xây dựng bến cảng thúc đẩy các ngành nghề phát triển. Ngày 9/9, "Quy hoạch về Xây dựng Khu Kinh tế Đổng Gia Khẩu Thanh Đảo" đã thông qua sự xem xét của các chuyên gia. Theo quy hoạch này, mục tiêu tổng thể là xây dựng Khu Kinh tế Đổng Gia Khẩu thành bến cảng hiện đại hóa tầm cỡ quốc tế, trung tâm lưu thông phân phối kiểu mới tại Đông Bắc Á, phát triển thành thành phố cảng mới có kinh tế xanh hiện đại hóa.
Khu Kinh tế mới bờ biển phía tây Thanh Đảo
Những năm qua, với sự ủng hộ về mặt chính sách, dựa vào các cơ quan nghiên cứu khoa học như Đại học Hải dương Trung Quốc, Đại học Hà Hải v.v, các thành phố duyên hải như Thanh Đảo, Thiên Tân, Châu Sơn, Chiết Giang, Đại Liên v.v. lần lượt đầu tư lớn vào việc kiến tạo mặt bằng sản xuất, giáo dục, nghiên cứu khoa học kinh tế biển. So với kinh tế lục địa, kinh tế biển càng cần sự ủng hộ của tiến bộ khoa học-kỹ thuật, khai thác tài nguyên biển khó khăn hơn rất nhiều so với khai thác tài nguyên trên đất liền, đòi hỏi công nghệ mang tính tổng hợp hơn.
Tại mỏ dầu Bột Hải của Tổng Công ty Dầu biển Trung Quốc, công nghệ thiên lý nhãn dưới nước có thể giúp vẽ ra một bản đồ chính xác về trữ lượng dầu mỏ dưới đáy biển. Điều này giống như nhìn từ trên cao hàng nghìn mét có thể thấy rõ toà nhà gồm có mấy tầng, trong đó bao nhiêu người. Được biết, với sự hỗ trợ của công nghệ then chốt này, tỷ lệ khai thác mỏ dầu được nâng cao 5%. Về điều này, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Thăm dò và Khai thác Công ty chi nhánh Thiên Tân của Tổng Công ty Dầu biển Trung Quốc Minh Quân cho biết: "Bạn đừng coi thường con số 5% này, nếu chúng ta có một mỏ dầu với trữ lượng 200 triệu tấn, tỷ lệ khai thác được nâng cao 5% thì có nghĩa là chúng ta có thể tăng khả năng sản xuất tới 10 triệu tấn, nếu tính bằng đồng Nhân dân tệ, thì sẽ tăng giá trị sản xuất gần 30 tỷ."
Hiện nay, Thiên Tân đã hình thành một loạt ngành nghề chiến lược mới như làm nhạt nước biển, thăm dò và điều khiển dưới nước, công trình kiến trúc biển v.v, tổng giá trị sản xuất từ biển đóng góp 30% GDP của cả thành phố. Bên cạnh đó, các ngành nghề như ngành sinh học biển, chế tạo trang thiết bị biển của Thanh Đảo, ngành đánh bắt cá ngoài khơi của Châu Sơn, ngành cảng, du lịch biển của Đại Liên v.v. có sự biểu hiện nổi bật, trở thành những điểm sáng trong việc chuyển đổi và nâng cấp kinh tế.
Năm 2011, Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức phê chuẩn "Quy hoạch về Phát triển Khu Kinh tế xanh trên bán đảo Sơn Đông", đây là chiến lược phát triển khu vực đầu tiên lấy kinh tế biển làm chủ đề. Vị thế chiến lược của Quy hoạch này là xây dựng bán đảo Sơn Đông thành khu tập trung lĩnh vực biển hiện đại, khu cốt lõi giáo dục khoa học-kỹ thuật về biển của cả nước, khu đi đầu cải cách mở cửa kinh tế biển quốc gia và khu thí điểm văn minh sinh thái biển cả nước. Hiện nay, bán đảo Sơn Đông đã hình thành cụm ngành nghề biển có ưu thế với sự dẫn dắt của công nghệ cao, ngành nghề và sản phẩm cao cấp.
Khu Kinh tế xanh trên bán đảo Sơn Đông
Được biết, bán đảo Sơn Đông có gần trăm cơ quan nghiên cứu khoa học và phòng thí nghiệm trọng điểm về biển từ cấp bộ trở lên, đội ngũ chuyên gia về biển gồm hàng chục nghìn người, 23 viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc và Viện Công nghệ Trung Quốc, lực lượng nghiên cứu khoa học về biển chiếm hơn một nửa của lực lượng cả nước, sự tiến bộ khoa học-kỹ thuật đóng góp hơn 60% cho kinh tế biển.
Ngoài Khu Kinh tế xanh bán đảo Sơn Đông ra, Trung Quốc đã tập trung phê chuẩn nhiều quy hoạch phát triển ngành biển của Thiên Tân, Hà Bắc, Liêu Ninh, Chiết Giang, Phúc Kiến v.v. Từ Bắc chí Nam, một loạt cụm ngành nghề kinh tế đang được hình thành.
Năm 2012, tổng giá trị sản xuất từ kinh tế biển của Trung Quốc lần đầu tiên vượt ngưỡng 5 nghìn tỷ, lên đến 5 nghìn lẻ 8 tỷ 700 triệu Nhân dân tệ, tăng 7,9% so với năm 2011, chiếm 9,6% của GDP. Hiện nay, tại các khu vực duyên hải của Trung Quốc, cứ 10 người thì có một người làm nghề biển.
Do cất bước tương đối muộn, kỹ thuật biển Trung Quốc nhìn chung vẫn còn khoảng cách so với trình độ tiên tiến thế giới. Hiện nay, tại các nước phát triển thông thường, khoa học-kỹ thuật biển đóng góp 70% cho kinh tế xanh, trong khi đó ở Trung Quốc chỉ đóng góp khoảng 30%, tiềm năng tăng trưởng rộng lớn.
Theo "Quy hoạch 5 năm lần thứ 12", tổng giá trị sản xuất biển của Trung Quốc tăng 8%/năm, đến năm 2015, kinh tế biển phải đóng góp 10% cho GDP, số người làm nghề liên quan đến biển tăng thêm 2 triệu 600 nghìn người, tỷ lệ đóng góp của khoa học-kỹ thuật cho kinh tế biển sẽ lên tới hơn 60%.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |