Vào thời điểm giữa hè, trên Kênh đào Đại Vận Hà Bắc Kinh – Hàng Châu vùng duyên hải miền đông Trung Quốc, tiếng máy bơm ầm ầm, hàng chục chiếc máy bơm nước ở các đầu mối thủy lợi vận hành với công suất tối đa, bơm nước sông Trường Giang vào kênh đào cổ, dẫn lên miền bắc. Dự án giai đoạn 1 tuyến phía đông của Công trình dẫn nước từ miền nam lên miền bắc, công trình dẫn nước có quy mô lớn nhất trên thế giới vận hành thử thành công, điều này đánh dấu quý ba năm nay, Công trình dẫn nước từ miền nam lên miền bắc của Trung Quốc rốt cuộc đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ dẫn nước sau hơn 10 năm xây dựng.
Kênh đào Đại Vận Hà Bắc Kinh - Hàng Châu
Trung Quốc là một trong những nước có nguồn tài nguyên nước dồi dào, nhưng sự phân bố về thời gian và khu vực của tài nguyên nước lại rất không đồng đều. Lưu lượng nước của miền nam Trung Quốc với một vài con sông lớn nhất châu Á chảy xuyên qua, nhất là lưu vực sông Trường Giang và các con sông nằm ở phía nam sông Trường Giang, chiếm tới 80% tổng lưu lượng nước cả nước. Trong khi đó miền bắc Trung Quốc lại khác hẳn, các con sông chảy qua khu vực này rất ít, lượng mưa nhỏ, thuộc khu vực hạn hán và bán hạn hán, tài nguyên nước bình quân theo đầu người của một số khu vực chỉ bằng 1/16 mức trung bình thế giới.
Từ thập niên 80 thế kỷ trước đến nay, lượng mưa ở khu vực miền bắc Trung Quốc giảm dần từng năm, thường xuyên xảy ra thiên tai hạn hán, dự trữ nước ngầm cũng đã đứng trước nguy cơ cảnh báo, cộng thêm ngành nông nghiệp tập trung, sự phát triển nhanh chóng của tiến trình đô thị hóa, ô nhiễm nước nghiêm trọng, khiến vấn đề cung ứng nước ở vùng miền bắc trở nên ngày càng gay cấn. Các nhà khoa học dự báo, đến năm 2030, lượng nước cung ứng ở miền bắc Trung Quốc sẽ hoàn toàn cạn kiệt nếu không áp dụng biện pháp,.
Nhằm sớm giải quyết vấn đề, Trung Quốc đã áp dụng một phương án đồ sộ, đó là dẫn nước từ miền nam lên miền bắc, tức xây dựng một mạng lưới dẫn nước nhân tạo, đưa hàng chục tỷ tấn nước từ miền nam cây cỏ bốn mùa tươi tốt lên miền bắc hanh khô.
Ngày 23/12/2002, Công trình dẫn nước từ miền nam lên miền bắc chính thức khởi công. Công trình bao gồm ba tuyến đường dẫn nước. Tuyến phía tây sẽ dẫn nước từ lưu vực đầu nguồn sông Trường Giang ở miền tây-bắc Trung Quốc để bổ sung cho nguồn nước sông Hoàng Hà ở miền bắc; tuyến giữa dài 1.275km sẽ dẫn nước từ sông Hán Giang ở miền nam, lên Bắc Kinh và Thiên Tân, hai thành phố miền bắc; còn tuyến phía đông thì dẫn nước từ lưu vực trung và hạ du sông Trường Giang dọc Kênh đào Đại Vận Hà Kinh Hàng lên vùng đông-bắc Trung Quốc. Công trình này mỗi năm đều cần dẫn lượng nước gấp 571 lần lượng nước Ca-xpi, hồ nước lớn nhất thế giới.
Thế nhưng, Công trình dẫn nước từ miền nam lên miền bắc đã gây tranh luận ngay sau khi đề xuất, người phản đối chủ yếu cho rằng công trình này sẽ phải tốn một khoản tiền khổng lồ, hiệu quả kinh tế cuối cùng sẽ như thế nào lại khó có thể dự kiến được; nếu lượng nước được dẫn quá ít sẽ không thể phát huy hiệu quả kinh tế, nếu quá nhiều, thì có thể dẫn đến sông Trường Giang thiếu nước, ảnh hưởng đến sự đi lại trên đường thủy sông Trường Giang. Ngoài ra, việc dẫn một lượng nước lớn xuyên lưu vực có thể khiến môi trường sinh thái thiên nhiên bên bờ sông ở cả lưu vực sông Trường Giang có những thay đổi bất lợi.
Sau nhiều lần phân tích và quy hoạch tỷ mỷ, các chuyên gia chỉ rõ, cần sắp xếp và thực hiện dự án thủy lợi, dự án chống xói mòn, dự án bảo vệ môi trường, dự án bảo vệ sinh thái v.v theo tình hình địa phương trong khi xây dựng Công trình dẫn nước từ miền nam lên miền bắc. Cần phải thực hiện "tiết kiệm nước trước dẫn nước sau, chống ô nhiễm trước thông nước sau, bảo vệ môi trường trước dùng nước sau", tận khả năng mang lại lợi ích tối đa mà tránh gây hậu quả xấu.
Công trình đã mang lại những thay đổi long trời lở đất cho khu vực dọc các tuyến dẫn nước trong hơn 10 năm thực thi. Công chức nghỉ hưu Thân Ngọc Lượng đã sống hơn 60 năm trong toà nhà chung cư bên bờ Kênh đào Đại Vận Hà Kinh Hàng nói một cách cảm khái rằng, rác trôi trên kênh đào đã biến mất chỉ trong vài năm, mở cửa sổ là thấy cảnh sông xanh nước biếc.
Cảnh sông xanh nước biếc trên Kênh đào Đại Vận Hà Kinh Hàng
Ngành công nghiệp nặng phát triển và ngành nông nghiệp sản xuất tập trung trong hàng chục năm qua, khiến nước sông ở miền đông Trung Quốc từ lâu đã không sử dụng được do ô nhiễm. Nhằm bảo đảm độ trong của chất lượng nước sau khi dẫn phù hợp tiêu chuẩn nước sạch, Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ Nhân dân tệ cho việc xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Trên đường sông đi lại và công trình dẫn nước song song dài 900km của tuyến phía đông, tổng vốn đầu tư cho việc xử lý ô nhiễm của riêng đoạn Giang Tô đã lên tới 5 tỷ 900 triệu Nhân dân tệ, đã đào thải hàng trăm doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng như xi-măng, than cốc, làm giấy v.v, và còn huy động người dân dọc các tuyến dẫn nước phối hợp kiểm soát và xử lý ô nhiễm.
Ông Đổng Diệp Sinh làm nghề vận tải đường thủy hơn 10 năm trên Kênh đào Đại Vận Hà Kinh Hàng, đã cải tạo con tàu rỉ nước và xăng chạy hơn chục năm, không những bỏ tiền lắp máy tách dầu và nước cũng như nhà vệ sinh, mà còn lắp thêm thiết bị chuyên đựng rác thải, hiện nay ông cũng hình thành thói quen tự phân loại rác sinh hoạt.
Ngoài chất lượng nước được cải thiện ra, thiên tai hạn hán và lũ lụt ở những nơi dọc các tuyến dẫn nước cũng giảm dần, đây là một hiệu quả nữa do Công trình dẫn nước từ miền nam lên miền bắc mang lại.
Làng Diêm Tập, thị trấn Tạo Hà, thành phố Túc Thiên bên bờ công trình dẫn nước tuyến phía đông ở vào địa thế đất trũng, trước đây, thiên tai hạn hán và lũ lụt xảy ra như cơm bữa, nhưng bây giờ bà con trong làng không cần phải đau đầu về điều này nữa.
Ngoài ra, dự án tuyến phía đông của Công trình dẫn nước từ miền nam lên miền bắc đã khôi phục thông tàu trên đoạn đường ngừng chảy của Kênh đào Đại Vận Hà Kinh Hàng, khiến con kênh đào cổ hàng nghìn năm tuổi lại bừng lên sức sống thanh xuân. Cảng mới xây có năng lực bốc xếp hàng hóa đạt 13 triệu 500 nghìn tấn, năng lực vận chuyển mới tăng tương đương xây thêm một "đường sắt Bắc Kinh – Thượng Hải" trên sông, Kênh đào Đại Vận Hà Kinh Hàng trở thành tuyến đường thủy vàng thứ hai của Trung Quốc chỉ đứng sau sông Trưởng Giang.
Hiện nay, công tác xây dựng Công trình dẫn nước từ miền nam lên miền bắc được coi là công trình thủy lợi lớn nhất thế giới này vẫn đang tiếp tục. Các vấn đề hốc búa như tiết kiệm nước, xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường sinh thái, tái định cư, xây dựng và vận hành v.v trong quá trình xây dựng Công trình đang vượt quathử thách và từng bước đột phá. Những thành quả mang tính giai đoạn giành được trong quá trình xây dựng công trình, khiến người dân vùng miền nam và miền bắc Trung Quốc tràn đầy mong đợi đối với năm 2014, năm vận hành toàn tuyến công trình thủy lợi gồm bến tàu, kênh đào, đường hầm và trạm bơm nước phá kỷ lục thế giới này.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |