Báo cáo viết, rất nhiều nước đang phát triển đã thu được thành tích cao hơn dự kiến về các mặt sức khỏe, của cải, giáo dục v.v. Nhưng báo cáo chỉ rõ, nếu không áp dụng biện pháp để ứng phó với biến đổi môi trường, chặt phá rừng, ô nhiễm nguồn nước và không khí sẽ khiến các nước và vùng lãnh thổ nghèo nhất thế giới rút cuộc sẽ phải trả giá đắt.
Theo thống kê, tỷ lệ dân số với mức sống hàng ngày thấp dưới 1,25 đô-la Mỹ(1 USD đổi 6.23 Nhân dân tệ) đã từ 43% năm 1990 giảm xuống còn 22% năm 2008 , việc này chủ yếu là nhờ sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Vì vậy, Ngân hàng Thế giới năm ngoái công bố số liệu cho biết, đã hoàn thành trước thời hạn Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ giảm một nửa dân số dưới chuẩn nghèo trên thế giới vốn dự định thực hiện vào năm 2015.
Báo cáo viết, trên thế giới đã có 40 nước thực hiện tốt hơn dự kiến của "Đề cương phát triển con người Liên Hợp Quốc". Theo đánh giá tổng hợp của báo cáo phát triển con người Liên Hợp Quốc, các mặt sức khỏe, của cải, giáo dục ...trong 10 năm qua đều đã thu được bước phát triển nhanh chóng. "Đề cương phát triển con người Liên Hợp Quốc" ra đời vào năm 1990 là thách thức đối với phương thức đánh giá chỉ số đời sống hạnh phúc của một quốc gia hoàn toàn dựa vào tổng lượng GDP và các chỉ tiêu kinh tế khác. Con số thống kê của Đề cương phát triển con người năm nay cho thấy, Na-uy và Ô-xtrây-li-ra xếp đầu bảng, nước Cộng hòa dân chủ Công-gô và Ni-giê lần lượt xếp cuối bảng.
Báo cáo cho thấy, một số nước đất đai rộng lớn, ví dụ như Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước đã thu được tiến bộ nhanh nhất. Báo cáo viết, Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian chưa đầy 20 năm đã đưa kinh tế bình quân đầu người trong nước tăng gấp đôi. Nếu so với cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 làm thay đổi diện mạo của châu Âu và Bắc Mỹ mà nói, hai nước kể trên đã có những biến đổi lớn hơn và đã giúp càng nhiều người thoát khỏi cảnh nghèo khó.
Báo cáo đặc biệt chỉ rõ, "Biện pháp thắt chặt tài chính thiển cận" có thể gây nên mối đe dọa nghiêm trọng về phát triển đối với các nước đang phát triển cũng như những nước công nghiệp chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ, biện pháp đó tức là bó tay trước tình trạng không công bằng xã hội một cách rõ rệt, người dân bình thường trong xã hội ít có cơ hội tiến lên. Báo cáo chỉ rõ, là nền kinh tế lớn thứ hai và nước dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, Trung Quốc chỉ nắm giữ 3,3% cổ phần trong Ngân hàng Thế giới, thấp hơn Pháp là 4,3%. Châu Phi gồm có 54 nước với hàng tỷ dân, nhưng lại chưa được thể hiện đầy đủ trong các tổ chức quốc tế.
Hiện nay, các nước đang phát triển chiếm 2/3 tổng vốn 10,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ dự trữ ngoại tệ của thế giới , trong đó Trung Quốc có 3000 tỷ đô-la Mỹ, 430 triệu đô-la Mỹ còn lại chủ yếu nằm trong sự kiểm soát của quỹ của cải chủ quyền các nơi trên thế giới. Báo cáo chỉ rõ, chỉ cần chi một phần nhỏ trong tài sản khổng lồ đó cũng sẽ mang lại thay đổi nhanh chóng cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và phát triển con người trên thế giới.
Người thời cổ bảo vệ môi trường như thế nào?
Bảo vệ môi trường là đề tài luôn được người thời cổ Trung Quốc hết sức coi trọng, Bộ (Cục) Bảo vệ môi trường sớm nhất thế giới chính đã được ra đời tại Trung Quốc, vậy, người thời cổ Trung Quốc bảo vệ môi trường như thế nào?
Thời kỳ đầu cổ đại, bảo vệ môi trường được nâng lên tầm cao chính trị. Nhà tư tưởng nổi tiếng nước Triệu thời chiến quốc là ông Tuân Tử đã đề xuất quan niệm "Quản lý đất nước bằng bảo vệ môi trường". Trong bài "Vương chế" , bài thứ chín trong cuốn "Tuân Tử" đã đặc biệt trình bày việc làm thế nào mới có thể giữ chức nhà lãnh đạo Quốc gia, bài này với đại ý là: Không được chặt cây phá rừng, dẫm đạp cây cỏ trong mùa cỏ mọc, đơm hoa kết trái. Tuân Tử coi yêu cầu bảo vệ môi trường này là "Thánh vương chi chế dã".
Quản Trọng, Thượng Khanh nước Tề ra đời sớm hơn Tuân Tử khoảng bốn trăm năm càng là vị chuyên gia bảo vệ môi trường, ông chủ trương quản lý đất nước bằng bảo vệ môi trường, cho rằng: "Là quân chủ nếu không thể chăm sóc cẩn thận non nước, rừng cây, đầm hồ và cỏ hoa, thì không xứng đáng là vua thiên hạ".
Thời cổ, bộ ngành chuyên trách bảo vệ môi trường được gọi là Tự Nhiên, chứ không gọi là "Bộ Bảo vệ môi trường".Cuốn "Chức vụ các thời đại" do Hoàng Bản Ký đời Thanh biên soạn viết, những năm đầu thời cổ đại Trung Quốc, Bộ bảo vệ môi trường được gọi là "Ngu", "Ngu" vừa là tên cơ cấu, lại là tên gọi quan chức, trong đó một phần rất lớn chức năng giống như Bộ bảo vệ môi trường ngày nay, thế nhưng phạm vi quản lý rộng lớn hơn, bảo vệ và quản lý núi, rừng, sông, hồ nước đều thuộc phạm vi chức trách của "Ngu".
Vua Thuấn đã thiết lập 9 bộ ngành, trong đó có Bộ Bảo vệ môi trường với tên gọi là "Ngu". Bộ này có biên chế đáng kể, Bộ trưởng nhiệm kỳ đầu tiên là Bá Ích. Trong cuốn "Thượng Thư. Nhiêu Điển" có ghi chép Bá Ích giữ chức "Bộ trưởng Bảo vệ môi trường". Chuyên gia bảo vệ môi trường Trung Quốc cho rằng, cơ quan "Ngu" của vua Thuấn là "Bộ Bảo vệ môi trường" sớm nhất thế giới, ông Bá Ích là "Bộ trưởng Bảo vệ môi trường" sớm nhất thế giới.
Lập pháp bảo vệ môi trường của Trung Quốc có thể truy ngược về những năm cầm quyền của Đại Vũ đời Hạ thời thượng cổ. Theo ghi chép của sử sách, Đại Vũ từng ban lệnh: "3 tháng mùa xuân, không chặt đốn gỗ, để cho cây cỏ sinh trưởng. Ba tháng mùa hè, sông hồ không được thả lưới để cho cá sinh trưởng".
Đến thời Xuân thu chiến quốc, nước Tần lúc bấy giờ đã xuất hiện "Điều khoản bảo vệ môi trường". "Điều khoản" này của nước Tần được phát hiện vào tháng 12 năm 1975, năm đó, trong khi khai quật ngôi mộ số 11 của đời Tần tại huyện Vân Mộng tỉnh Hồ Bắc, các nhà khảo cổ đã khai quật được một số thẻ tre của đời Tần, trên một số thẻ tre trong đó có ghi pháp luật đời Tần, về sau, các nhà khảo cổ lại chỉnh lý ra "18 loại luật đời Tần", "Điều khoản bảo vệ môi trường" được ghi trong "Điền luật", vì vậy, bộ luật này được coi là "Luật Bảo vệ môi trường" sớm nhất Trung Quốc.
Trong "Điền luật", ngoài không được đốn gỗ vào mùa xuân theo quy định của các vương triều trước đây ra, còn có nhiều quy định về bảo vệ môi trường. Trong đó có hai quy định, một là không được làm tắc nghẽn lòng sông; hai là ngoài mùa hè ra, không được đốt cỏ lấy tro làm phân bón. Mãi cho đến hiện nay, "Điền luật" vẫn rất phù hợp với tình hình thực tế và đóng vai trò to lớn trong bảo vệ không khí và giảm số ngày trời mù và bụi.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |