Hội thảo chuyên gia về Xu thế phát triển lý luận và Quy luật luyện tập đương đại đã diễn ra tại Đại học Thể dục thể thao Bắc Kinh ngày 29/5. Khi phát biểu tại hội nghị, ông Tiêu Thiên đã nhắc đến vấn đề Trung Quốc từ nước lớn về thể thao tiến lên cường quốc thể thao. Ông nói, mặc dù từ năm 1984 đến nay, Trung Quốc cả thảy đã giành được 210 tấm huy chương vàng Ô-lim-pích mùa hè và mùa đông, số huy chương vàng tại Ô-lim-pích Bắc Kinh đã vượt Mỹ, số huy chương vàng tại Ô-lim-pích Luân Đôn đứng nhì thế giới, Trung Quốc vẫn chưa phải cường quốc thể thao.
"Tôi cho rằng định vị thể thao Trung Quốc như vậy là thực sự cầu thị. Vì sao Trung Quốc đoạt được nhiều huy chương vàng Ô-lim-pích như vậy vẫn chưa phải cường quốc thể thao? Điều này đã dẫn tới vấn đề khái niệm về thể thao, lý giải về thực lực tổng hợp cường quốc thể thao thế giới, trong đó đề cập tới Trung Quốc và thế giới cũng như sự giải thích khác nhau về quan niệm giá trị thể thao".
Ông Tiêu Thiên cho rằng, làm thế nào để Trung Quốc là nước có 1 tỉ 300 triệu dân, là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trỗi dậy trở thành cường quốc thể thao thế giới, quyết không thể chỉ nhìn vào tổng số huy chương vàng của một số môn hoặc môn nào đó, mà phải nhìn vào thực lực phát triển tổng hợp thể thao, nhất là phải cân đối trong phát triển cơ cấu các môn thể thao. Sau Ô-lim-pích Bắc Kinh, nhất là sau Đại hội Đảng 18, thể thao Trung Quốc đã đối mặt với thiết kế thượng tầng và suy nghĩ về làm thế nào từ nước lớn thể thao tiến lên cường quốc thể thao từ các mặt chiến lược phát triển, chuyển đổi mô hình phát triển thể thao và chuyển đổi chức năng nhà nước.
"Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc muốn tiến lên cường quốc thể thao thế giới, cần kết hợp tình hình thực tế trong nước đi con đường phát triển thể thao mang đặc sắc Trung Quốc, một là, phải tiếp tục duy trì và mở rộng trình độ dẫn đầu thế giới trong các môn thể thao ưu thế truyền thống Trung Quốc mấy chục năm nay; hai là, nhất định phải nâng cao trình độ thi đấu và trình độ tổ chức các giải thể thao chuyên nghiệp của Trung Quốc. Thể thao chuyên nghiệp cũng tức là các môn thể thao dòng chính thế giới hiện nay, về tính chất là các môn thể thao có tính giải trí khá mạnh, mức độ thương mại hoá, thị trường hoá khá cao, có thể dẫn dắt sự trỗi dậy của công nghiệp thể thao, ví dụ như Giải vô địch bóng đá thế giới, Giải bóng rổ nhà nghề, Giải đua ô tô Công thức 1, Giải thuyền buồm Cúp châu Mỹ, Giải đua xe đạp đường trường, Giải Grand Slami quần vợt, Giải Gôn, Giải Hốc cây trên băng Bắc Mỹ, Giải bóng bầu dục Mỹ v.v, những môn thể thao có trình độ chuyên nghiệp hoá cao này đã nhanh chóng nổi lên trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế gần 20-30 năm nay, chúng đã trở thành công nghiệp mới nổi trong quy luật kinh tế thị trường, hiện đã trở thành điểm tăng trưởng có sức sống nhất của kinh tế thế giới; ba là, muốn trở thành cường quốc thể thao, cần phải có tiếng nói và vị thế của Trung Quốc trong các môn điền kinh, bơi lội, môn thể thao trên nước, xe đạp, trượt tuyết núi cao, trượt băng tốc độ. Những môn này có lịch sử lâu đời, được cả thế giới quan tâm, rất được làng thể thao thế giới tôn trọng, hiện nay nhiều môn thể thao đều bắt nguồn từ các môn này. Trình độ các môn này không được nâng cao, chỉ chiếm ưu thế trong các môn ít người quan tâm, các môn không mấy người thích, hoặc các môn mang tính khu vực được người Trung Quốc và châu Á ưa thích, thì không thể trở thành cường quốc thể thao thế giới được".
Ông Tiêu Thiên chỉ rõ, xét từ thực tế hiện nay trong làng thể thao quốc tế và kinh tế thế giới, trong cơ cấu các môn thể thao, thể thao Trung Quốc có đặc điểm như sau, những môn thể thao có mức độ thương mại hoá và chuyên nghiệp hoá cao trên thế giới, thì trình độ của Trung Quốc nhìn chung đều không lý tưởng, bất kể môn kỹ xảo, môn thể lực hay môn bóng lớn hay bóng nhỏ. Điều này nói lên vấn đề gì? Từ góc độ thể thao có thể thấy được cả giai đoạn phát triển của xã hội Trung Quốc. Là một hiện tượng xã hội, hiện trạng phát triển của thể thao cuối cùng quyết định bởi giai đoạn phát triển vật chất của xã hội. Thuyết "bàn tay vô hình" của Adam Smith không phải là không đóng vai trò trong việc tìm tòi con đường phát triển thể thao Trung Quốc ngày nay.
Theo ông Tiêu Thiên, hiện nay Trung Quốc tồn tại một số vấn đề trong phát triển các môn ưu thế truyền thống, các môn thể lực và thể thao chuyên nghiệp. Xét từ mặt hành chính thể dục thể thao, phải tiếp tục xác định rõ việc giám sát quản lý và trao quyền, ban hành chính sách và biện pháp mới, có thể thi hành nhiều cơ chế, phân loại chỉ đạo đối với các môn thể thao có tính chất khác nhau.
Ông Tiêu Thiên cho rằng, mặc dù mấy năm nay các môn thể lực như điền kinh, bơi, thể thao trên nước, xe đạp, trượt băng tốc độ v.v có một số tiến bộ, nhưng nhìn chung luyện tập còn chưa khoa học cho lắm. Những môn này phát triển trong 50 năm qua, chịu ảnh hưởng khá sâu của lý luận tập luyện chu kỳ lớn Matveyev của Liên Xô cũ và nguyên tắc luyện tập "ba từ một lớn" của Trung Quốc (tức luyện tập với khối lượng vận động lớn xuất phát từ nghiêm khắc, từ khó khăn, từ thi đấu thực tế), đứng trước sự thay đổi to lớn trong lĩnh vực luyện tập thể thao trên thế giới hiện nay, một số người chưa thể cùng tiến lên với thời đại, kế thừa một cách có chọn lọc, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, thường lẫn lộn giữa luyện tập khoa học với thái độ chính trị cùng văn hoá truyền thống Trung Quốc v.v, ví dụ như coi khối lượng vận động lớn như tiền gửi ngân hàng, luyện tập càng nhiều thì gặt hái càng lớn; phải chịu được khổ mới mong giành được thành tích, không ít huấn luyện viên của đội thể thao đến nay vẫn còn cho rằng không tổ chức luyện tập với khối lượng vận động lớn, tức là thái độ làm việc có vấn đề, là có lỗi đối với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp. Kết quả là gây nên nhiều chấn thương, vận động viên giải nghệ sớm.
Mấy năm gần đây, vận động viên Trung Quốc đã giành được một số đột phá trong môn điền kinh và bơi. Ông Tiêu Thiên cho rằng, một trong những nguyên nhân đột phá ở các môn này, là một số ít huấn luyện viên và người làm công tác quản lý cần phải giống như nông dân thôn Tiểu Cương, huyện Phượng Dương, tỉnh An Huy cải cách nông thôn Trung Quốc năm xưa, trước tiên giải phóng tư tưởng, thay đổi quan niệm, dám mạnh dạn phủ định mình, đi ra nước ngoài mời đến Trung Quốc, học tập tiếp thu một số quan niệm và phương pháp luyện tập mới nhất trên thế giới hiện nay do thể thao chuyên nghiệp mang lại.
"Nhìn lại con đường vòng đã đi và những cái được cái mất trong phát triển các môn thể lực mang tính chu kỳ của Trung Quốc trong mấy chục năm qua, có thể đúc kết thành một câu nói về mặt phương pháp tư tưởng, đó là 'tư tưởng quyết định tầm nhìn, tầm nhìn gánh vác vận mệnh'".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |