• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Nông dân thay đổi quan niệm về hộ khẩu có thể sẽ tác động tiến trình đô thị hoá của Trung Quốc

    2013-05-20 16:03:47     CRIonline

    Ông Lý Thế Toàn 61 tuổi đã mua nhà ở huyện Lũng Tây, tỉnh Cam Túc, nhưng hộ khẩu của ông cùng bà xã vẫn ở nông thôn. Ở thôn ông đã kinh doanh xưởng chế tạo máy nông nghiệp 26 năm.

    "Tôi không còn quan tâm đến nhập hộ khẩu thành phố nữa, tôi thích sống ở thôn". Ông Lý Thế Toàn nói, nhưng hai con trai của ông không những đã mua nhà ở thành phố, mà còn nhập hộ khẩu vào huyện, "Làm như vậy chủ yếu nhằm tạo tiện lợi cho các cháu đi học".

    Thôn mà ông Lý Thế Toàn quyến luyến nằm ở thị trấn Thủ Dương huyện Lũng Tây, nơi sản xuất Trung dược nổi tiếng Trung Quốc.

    Không phải chỉ có riêng ông Lý Thế Toàn không quan tâm nhập hộ khẩu thành phố.

    Anh Tiên Thủ Kiệt, nông dân thôn Nam Môn, thị trấn Thủ Dương là nhà kinh doanh Trung dược quy mô ở địa phương. "Trước kia tôi muốn nhập hộ khẩu vào thành phố. Nhưng hiện nay tôi đã không có nguyện vọng này nữa". Anh Tiên Thủ Kiệt nói, "Hộ khẩu chẳng qua chỉ là một tờ giấy chứng minh, không có nhiều ý nghĩa đối với tôi".

    Trong hơn 300 nghìn người có hộ khẩu nông thôn ở huyện Lũng Tây, ông Lý Thế Toàn và anh Tiên Thủ Kiệt là đợt nông dân đầu tiên có thực lực kinh tế trở thành cư dân thành thị, họ đã mua nhà ở huyện, nhưng vẫn quyến luyến đời sống nông thôn và hộ khẩu nông thôn.

    Thậm chí trong những nông dân bình thường trồng dược liệu ở địa phương, cũng có người coi nhẹ sự khác biệt giữa hộ khẩu thành phố và hộ khẩu nông thôn. Bí thư Đảng ủy thị trấn Thủ Dương Hàn Đức nói, thập niên 90 của thế kỷ 20, nhiều nông dân tìm đủ mọi cách muốn nhập hộ khẩu vào thành phố, mỗi năm có hàng nghìn nông dân đề xuất yêu cầu và điền đơn xin, nhưng chỉ có khoảng 500 chỉ tiêu; còn hiện nay, nhu cầu này đã giảm rõ ràng, năm ngoái cả thị trấn chỉ có khoảng 10 hộ gia đình đề xuất yêu cầu và điền đơn xin.

    Bí thư Đảng ủy Hàn Đức nói: "Trước kia, hộ khẩu thành phố có nghĩa là cung cấp việc làm, được hưởng thụ nhiều phúc lợi và chính sách an sinh xã hội. Hiện nay, hộ khẩu nông thôn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như trợ cấp cho nông dân v.v. Chỉ riêng sổ hộ khẩu mà nói, sức hấp dẫn đã giảm thiểu".

    Ở thị trấn Văn Phong, huyện Lũng Tây, nhu cầu của nông dân đối với hộ khẩu thành phố giảm thiểu đang tác động tới tiến trình đô thị hoá, đặc biệt là những nông dân có đất và nhà được đưa vào khu quy hoạch phát triển đô thị. Đất và nhà có khả năng sẽ bị trưng dụng và phá dỡ. Bí thư Đảng ủy thị trấn Văn Phong Trương Thế Khôi nói: "Họ quan tâm đất, nhà và tiền bồi thường nhiều hơn sổ hộ khẩu".

    Huyện Lũng Tây hiện nay có 160 nghìn người có hộ khẩu thành phố, còn có 26 nghìn người thường trú, tuy sống ở thành phố nhưng không có hộ khẩu thành phố.

    "Đô thị hoá kiểu mới là nông dân trở thành cư dân thành phố, đối với chúng tôi mà nói, trước tiên phải chuyển hơn 20 nghìn người này thành cư dân có hộ khẩu thành phố, còn phải thu hút và sắp xếp càng nhiều người nhập cư đến thành phố". Bí thư Huyện ủy Lũng Tây Lỗ Trạch nói, "Nhưng, tiến trình chuyển đổi đô thị hoá này đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều, chỉ dựa vào ngân sách địa phương rất khó giải quyết".

    Ông Lưu Hồng Vĩ, Phó Giám đốc Sở Nhà ở và Xây dựng đô thị-nông thôn huyện Lũng Tây là người quy hoạch và chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của huyện miền Tây này. Ông đã chứng kiến diện tích nội thành từ 4 ki-lô-mét vuông năm 1986 tăng lên 23 ki-lô-mét vuông hiện nay. Quy hoạch phát triển đô thị huyện Lũng Tây năm 2010 là do Viện Thiết kế Quy hoạch đô thị và nông thôn Trung Quốc thiết kế, Chính quyền huyện đã chi hơn 10 triệu Nhân dân tệ.

    Vốn đầu tư vẫn là mối lo lớn nhất của Chính quyền đối với tiến trình đô thị hoá. Các công tác như xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, cung cấp đều đặn dịch vụ công, hàn gắn khoảng cách về chính sách an sinh xã hội giữa hộ khẩu thành phố và hộ khẩu nông thôn v.v đều cần có vốn. Trong thời gian gần 7 năm tiến trình đô thị hoá của huyện Lũng Tây phát triển nhanh nhất, huyện Lũng Tây cả thảy đầu tư 7 tỷ 256 triệu Nhân dân tệ vào xây dựng đô thị, khoản vốn đầu tư này không bao gồm vốn đầu tư vào xây dựng các cơ sở dịch vụ như nhà ở xã hội, trường học, bệnh viện v.v. Các khoản vốn đầu tư này chủ yếu đến từ vốn dự án quốc gia và thu nhập kinh doanh đất đai.

    Ông Lưu Hồng Vĩ nói: "Hiện nay chúng tôi thực sự cảm thấy có sức ép, hứng thú của nông dân đối với hộ khẩu thành phố đang giảm, hơn nữa nông dân không muốn cư trú ở thị trấn nhỏ".

    Anh Hà Thành Lai 45 tuổi, nông dân thôn Lộc Hạc, thị trấn Phúc Tinh, huyện Lũng Tây hiện nay đang quản lý một vườn trồng cây nông nghiệp hiệu quả cao có diện tích hàng trăm mẫu của một nhà đầu tư. Hai con của anh đang làm việc ở Thượng Hải. "So với hộ khẩu thành phố, mua nhà ở thành phố là điều quan trọng hơn đối với tôi". Anh Hà Thành Lai vừa nói vừa cười, "Còn phải mất khoảng 10 năm tôi mới đủ tiền mua nhà ở thành phố".

    Trung Quốc đang đón chào làn sóng phát triển đô thị hoá vòng mới, vấn đề hộ khẩu là một trong những vấn đề nan giải cần phải giải quyết gấp. Ông Doãn Thành, Người phát ngôn Báo chí Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội mới đây cho biết, chính sách hộ tịch không chỉ riêng một vấn đề hộ khẩu mà thôi, nó bao gồm các chính sách an sinh như việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà ở và hàng loạt dịch vụ công.

    Năm 1958, Trung Quốc ban bố "Điều lệ đăng ký hộ khẩu Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa" về chế độ hộ tịch đầu tiên, xác định chế độ quản lý hộ khẩu nghiêm ngặt. 55 năm sau, Trung Quốc có gần 300 triệu dân số vãng lai đến làm thuê ở thành phố.

    Cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội ở thành phố và nông thôn, quan niệm của người dân đối với hộ khẩu vẫn sẽ thay đổi, sự thay đổi này cũng sẽ khiến người ta tiếp tục suy nghĩ về tiến trình đô thị hoá.

    "Vâng, tôi muốn nhập cư vào thành phố, nhưng tôi phải đủ năng lực nuôi sống bản thân, hơn nữa phải có nhà ở thành phố". Anh Hà Thành Lai nói, "Nếu chỉ đổi thành sổ hộ khẩu thành phố, thì chẳng có tác dụng gì".

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>