Ba mươi năm trước, lúc ấy ông Tôn Bác Ngôn công tác tại Văn phòng Lịch sử thành phố Tuy Phân trong khi gửi một hồ sơ cho Mẫu Đơn Giang đã phát hiện một đầu mối vô cùng quan trọng : "Khi xem hồ sơ cơ quan nội vụ, ông phát hiện văn kiện gửi cho Mẫu Đơn Giang và Sở Công an Tỉnh giới thiệu về lịch sử địa phương Tuy Phân, trong đó có viết một câu : Tháng 8 năm 1945, hồng quân Liên Xô đã giải phóng Tuy Phân Hà, con gái mang dòng máu lai của ông Trương Hoán Tân cư dân địa phương đã ba lần đến Bắc Sơn khuyên Nhật đầu hàng, câu này đã thu hút ông, ông cảm thấy đây là một câu chuyện ly kỳ."
Ông Tôn Bác Ngôn hạ quyết tâm nhất định phải tìm được chân tướng sự thật, thế là ông bắt đầu bước vào con đường tìm tòi thăm hỏi gian nan. Ông trước hết xem toàn bộ hồ sơ lịch sử của thành phố Tuy Phân Hà, nhưng không có kết quả. Trong văn kiện có đề cập đến con gái ông Trương Hoán Tân, trong đăng ký hộ tịch của ông Trương Hoán Tân và vợ ông người Nga cũng không có tên tuổi cô con gái này.
50 năm bể dâu, người biết việc này như giọt nước trong biển cả. Trải qua biết bao khó khăn, ông Tôn Bác Ngôn cuối cùng đã tìm được anh Trương Đức Thành cháu ông Trương Hoán Tân ở Mẫu Đơn Giang. Anh Trương Đức Thành đã sinh sống 15 năm ở nhà bác Trương Hoán Tân, đích thân nghe bác gái kể chuyện về người chị họ. Vốn bố chị họ anh là người Trung Quốc, mẹ là người Nga, tên chị là Ga-li-ya Zhang. Đây là lần đầu tiên thành phố Tuy Phân Hà được biết về tên Ga-li-ya.
Tháng 3 năm 2003, trước sự giúp đỡ hữu nghị, ông Tôn Bác Ngôn đã tìm được ông Trương Thụ Liệt 74 tuổi, em ruột còn khỏe mạnh duy nhất của bà Ga-li-ya tại Liên bang Nga, tìm được một tấm ảnh duy nhất của bà Ga-li-ya. Ông Trương Thụ Liệt nhớ lại nói, ngày 9 tháng 8 năm 1945, hồng quân Liên Xô đã giải phóng nội thành Tuy Phân Hà. Để Tiễu trừ quân phát xít Nhật, Hồng quân Liên Xô yêu cầu mọi người cư trú tại Tuy Phân Hà đến Bộ tư lệnh lâm thời Hồng quân Liên Xô đăng ký, cả gia đình bà Ga-li-ya đã đi đăng ký vào lúc 2 giờ chiều ngày 11 tháng 8 năm 1945.
"Ngày 11 tháng 8, Hồng quân Liên Xô đưa chúng tôi đến bộ tư lệnh đăng ký, Sĩ quan Tư lệnh ra hỏi ai biết nói tiếng Nhật, Ga-li-ya cho biết cô biết tiếng Nhật, Người sĩ quan bảo Ga-li-ya giúp họ nói chuyện với quân Nhật."
Sau đó, anh Trương Thụ Liệt 16 tuổi được mời làm phiên dịch cho Hồng quân Liên Xô. Trong công tác nghe nói chị gái Ga-li-ya hai lần làm phiên dịch theo hồng quân Liên Xô đến cứ điểm quân Nhật khuyên hàng, khi kêu gọi hàng đã bị quân Nhật bắn chết ngay tại chỗ, nhưng không tìm thấy thi hài. Thế là chị Ga-li-ya trở thành người mất tích trong chiến tranh.
Sau chiến tranh, anh Trương Thụ Liệt từng cùng cả nhà , hàng xóm, bạn bè lên núi tìm chị Ga-li-ya, nhưng tìm mãi cũng không thấy đâu. Việc chị Ga-li-ya lên núi khuyên hàng như thế nào, rồi hy sinh ra sao, anh Trương Thụ Liệt cũng không biết gì hết. Nhưng chị Li-da vợ anh Trương Thụ Liệt qua đồng nghiệp được biết, Người sĩ quan Hồng quân Liên Xô đưa chị Ga-li-ya khuyên quân Nhật đầu hàng vẫn còn sống, ông ấy tên là Fei-duo-er-qin-ke.
Để điều tra rõ sự thật toàn bộ quá trình chị Ga-li-ya khuyên quân Nhật đầu hàng và hy sinh anh dũng, tháng 8 năm 2004, ông Tôn Bác Ngôn đã tìm được vợ con của người sĩ quan hồng quân này, nhưng người sĩ quan Hồng quân này đã qua đời vào năm 1981. Vợ của người sĩ quan Hồng quân này cho biết, ngày 6 tháng 6 năm 1946, ông Fei-duo-er-qin-ke đã được thưởng huân chương Sao đỏ Liên Xô do hoàn thành nhiệm vụ khuyên quân Nhật đầu hàng, ông hay nói với mọi người là tấm huân chương này đáng lẽ là của chị Ga-li-ya.
"Chồng tôi khi còn sống thường nhắc đến Ga-li-ya, hay kể cho chúng tôi nghe việc ông khuyên hàng, Ga-li-ya cầm cờ trắng đi phía trước, rốt cuộc đi đến gần doanh trại quân Nhật, kêu gọi đầu hàng hơn một tiếng đồng hồ, nhưng quân Nhật yêu cầu Ga-li-ya một mình vào doanh trại. Người sĩ quan Hồng quân nói Ga-li-ya hiền lành, người Nhật cũng đồng ý đàm phán, không sợ đã có hồng quân, sau đó Ga-li-ya đã đi theo vào doanh trại quân Nhật, Hồng quân đợi ba tiếng đồng hồ, lúc này quân Nhật xông ra xả súng bắn, lúc này hồng quân vỡ lẽ, lập tức bắn trả, rồi Trung đoàn trưởng hạ lệnh nã pháo lên Thiên Trường Sơn.
Ga-li-ya hy sinh trên cứ điểm Thiên Trường Sơn. Nhưng ông Tôn Bá Ngôn không dừng bước, ông quyết tâm hình tượng hóa nghệ thuật câu chuyện này, xây dựng một bức tượng đồng để thể hiện hữu nghị hòa bình.
Ngày 9 tháng 10 năm 2009, Tượng kỷ niệm sứ giả hữu nghị hòa bình cao 12 mét, nặng 4 tấn mãi mãi chứng kiến và ghi nhớ tình hữu nghị Trung – Nga đã khánh thành trong công viên Hòa Bình thành phố Tuy Phân Hà --- Chị Ga-li-ya sải bước, tay cầm chiếc khăn quàng tung bay, đầu ngoảnh nhìn quê hương yêu dấu.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |