• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Vài nét về cúm gia cầm H7N9 (phần I)

    2013-04-16 17:15:44     CRIonline

    Vi rút cúm gia cầm H7N9

    Ngày 31/1, Trung Quốc phát hiện ca cúm gia cầm H7N9 ở người đầu tiên trên thế giới, tính đến 18 giờ ngày 15/4, cả nước Trung Quốc báo cáo chẩn đoán xác nhận 63 ca nhiễm cúm gia cầm H7N9, trong đó có 14 ca tử vong. Các ca nhiễm kể trên lần lượt xuất hiện tại khu vực thuộc các tỉnh thành: Thượng Hải, Giang Tô, An Huy, Chiết Giang, Hà Nam, Bắc Kinh. Báo cáo cho biết, trong các trường hợp nhiễm cúm gia cầm H7N9 chưa phát hiện có liên hệ về dịch tễ học. Tất cả những người từng tiếp xúc mật thiết với người nhiễm cúm đều đã tiến hành quan sát y học và chưa phát hiện điều gì bất thường. Hiện nay, cúm gia cầm H7N9 ở dạng phân tán, chưa phát hiện trường hợp nhiễm từ người sang người.

    Thế nhưng, do chủng vi rút cúm gia cầm H7N9 lần này ở dạng bùng phát, ca nhiễm trên đà gia tăng, cho nên không thể không khiến người dân lấy làm thắc mắc và lo ngại. Sau đây, phóng viên Đài chúng tôi sẽ giải thích một số thắc mắc liên quan, đồng thời giới thiệu một số kiến thức khoa học về cúm gia cầm H7N9 qua buổi phỏng vấn chuyên gia hữu quan.

    1. Chủng vi rút cúm gia cầm H7N9 có gì khác với chủng vi rút cúm gia cầm trước đây hay không?

    Giáo sư Thái Hạo của Khoa viêm nhiễm Bệnh viện Địa Đàn Bắc Kinh thuộc Trường Đại học Y Khoa Thủ đô của Trung Quốc cho biết, chủng vi rút cúm gia cầm là một đại gia đình, trong đó bao gồm chủng vi rút A, B, C và chủng vi rút loại A và loại B trong động vật, chỉ có chủng vi rút cúm A có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người. Cái gọi là chủng vi rút cúm gia cầm H7N9 là chỉ Red blood Cell hemagglutinin và Neural amino acid enzyme trên bề mặt loại vi rút này được cấu thành bằng các thành phần H7 và N9, là chủng vi rút cúm lây lan trong gia cầm là chính. Tin cho biết, vi rút cúm H7N9 và H5N1 đều là loại vi rút chỉ lây nhiễm trong gia cầm và chim, sau đó lây sang người qua biến đổi gen và do các nguyên nhân không rõ khác. Trung tâm phòng chống dịch bệnh Trung Quốc mới đây cho biết, trước đây, chủng vi-rút cúm gia cầm H7N9 chỉ phát hiện trong chim và gia cầm, các nước Hà Lan, Nhật Bản và Mỹ đều từng bùng phát dịch cúm gia cầm, song chưa phát hiện nhiễm ở người, chủng vi-rút H7N9 là lần đầu tiên phát hiện trên toàn cầu.

    2. Dịch cúm H7N9 có những triệu chứng gì?

    Trung tâm Phòng chống dịch bệnh thành phố Thượng Hải cho biết, căn cứ tình hình của các ca bệnh được chẩn đoán hiện nay, biểu hiện chủ yếu của cúm H7N9 là viêm phổi do vi-rút thể điển hình, phát bệnh nhanh, giai đoạn đầu đều có triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp như sốt cao trên 38 độ C, ho v.v, xuất hiện triệu chứng khó thở sau 5-7 ngày phát bệnh, trường hợp viêm phổi nặng sẽ ngày càng trầm trọng, một số ca bệnh có thể nhanh chóng diễn biến thành hội chứng khó thở cấp tính và dẫn đến tử vong. Do hiện nay thiếu sự nhận thức đầy đủ đối với biểu hiện trong lâm sàng của dịch cúm này, cho nên, hiện nay vẫn chưa rõ liệu nó có thể dẫn đến các ca bệnh nhẹ hoặc những biểu hiện khác trong lâm sàng hay không.

    3. Liệu chủng vi-rút cúm H7N9 có nguy hiểm  hơn cúm gia cầm trước đây về mức độ nguy hại và lây nhiễm hay không?

    Dữ liệu do Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc cung cấp cho thấy, từ năm 1996 đến 2009, các nước Hà Lan, I-ta-li-a, Ca-na-đa, Mỹ và Anh từng thông báo về cúm H7, chủng vi-rút lần lượt là H7N2, H7N3 và H7N7, biểu hiện chủ yếu trong lâm sàng là viêm kết mạc, viêm nhiễm đường hô hấp nhẹ. Thế nhưng, do ca nhiễm cúm H7N9 qua chẩn đoán hiện nay chưa nhiều, tư liệu nghiên cứu chủng vi-rút này và ca lây nhiễm do nó gây nên rất có hạn, cho nên vẫn chưa thể đưa ra phán đoán chính xác đối với mức độ nguy hại và lây nhiễm từ người sang người của chủng vi-rút này.

    4. Cúm gia cầm H7N9 lây nhiễm qua kênh nào?

    Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới Michael O' Leary nói, theo kinh nghiệm trước đây, phần lớn mầm bệnh của N7N9 là đến từ chim và gà, nhưng không loại bỏ khả năng liên quan tới lợn hoặc các động vật khác. Khi trả lời phỏng vấn của báo giới, Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc Chung Nam Sơn nói: "Kết quả xét nghiệm cho thấy, 8 nguồn gốc gen tiêu biểu nhất của cúm H7N9 đều đến từ gen gia cầm, không có gen người và gen lợn, do đó đến từ gen gia cầm có khả năng lớn nhất". Giáo sư Khoa đường hô hấp Bệnh viện Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Lưu Hựu Ninh chỉ rõ, do dịch cúm gia cầm chủ yếu lây lan trong gia cầm, vì vậy, những người thường xuyên tiếp xúc với gia cầm, ví dụ như thú y, những người chăn nuôi, buôn bán, và giết mổ gà, vịt, ngỗng trong thời gian dài cần phải đề phòng, cố gắng tránh trực tiếp tiếp xúc với gia cầm và gia súc chết vì bệnh, càng phải tránh xa lông và phân gia cầm chết vì bệnh. Ngoài ra, Giáo sư Lưu Hựu Ninh đề nghị nhân viên y tế cần phải áp dụng biện pháp phòng chống cần thiết trong quá trình điều trị.

    5. Những năm qua từng bùng phát bao nhiêu lần dịch cúm gia cầm, tại sao khó mà kiểm soát chủng vi-rút này?

    Dữ liệu cho thấy, trong 20 năm gần đây, số lần bùng phát dịch cúm gia cầm quả thực nhiều hơn 20 năm về trước, đây chủ yếu liên quan tới chăn nuôi gia cầm tập thể một cách quy mô và hiện đại hóa. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, chủng vi-ruŕt cúm gia cầm ngày càng thu hẹp khoảng cách với chủng vi-rút cảm cúm ở người, vì vậy, nếu gia cầm xảy ra dịch cúm dồn dập cũng dễ lây sang người.

    6. Mới đây, chuyên gia phòng chống dịch bệnh hữu quan chỉ rõ, Trung Quốc có thể xuất hiện nhiều ca lây nhiễm cúm gia cầm N7N9, vậy liệu dịch cúm gia cầm có bùng phát như dịch SARS hay không?

    Một chuyên gia nghiên cứu chủng vi-rút nổi tiếng Trung Quốc giấu tên cho biết, xét về thông tin hiện nay, những người từng tiếp xúc mật thiết với bệnh nhân chẩn đoán xác nhận nhiễm cúm H7N9 không bị lây nhiễm, điều này chứng tỏ sức truyền nhiễm của cúm H7N9 không mạnh lắm. Thế nhưng, người ta vẫn chưa có sự hiểu biết nhiều đối với cúm gia cầm H7N9, hơn nữa đã xuất hiện một số ca tử vong, cho nên chúng ta cần phải nâng cao cảnh giác.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>