![]() |
|
![]() |
![]() |
|
Năm 2012, xu thế phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại, các nền kinh tế phát triển như châu Âu và Mỹ vì lâm vào khủng hoảng nợ công, cất bước gian nan, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi chủ yếu với Nhóm BRICS làm đại diện cũng chậm lại.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Trương Vũ Yến cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi từ khoảng 7% năm 2010 giảm xuống còn khoảng 6% năm 2011, năm ngoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển tiếp tục giảm xuống còn khoảng 5%.
"Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới" mới nhất do Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố dự kiến, năm nay và sang năm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển sẽ là 5,3% và 5,6%, lần lượt giảm 0,3% và 0,2% so với dự kiến lần trước.
Viện Nghiên cứu Diễn đàn châu Á Bác Ngao công bố "Báo cáo tài khoá 2013 về tình hình phát triển của các nền kinh tế mới nổi" cho thấy, trong vài năm tới, các nền kinh tế mới nổi giữ tốc độ tăng trưởng vừa phải sẽ là chuyện bình thường.
Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Diễn đàn châu Á Bác Ngao Diêu Vọng nói: "Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi vẫn cao hơn các nền kinh tế phát triển, nhưng vẫn phải nhìn thẳng vào hiện trạng tốc độ tăng trưởng chậm lại trên toàn cầu".
Ông Trương Vũ Yến cho rằng, nhân tố bên ngoài dẫn đến tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi chậm lại là tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, dẫn đến tốc độ tăng trưởng thương mại giảm mạnh. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu chỉ đạt 2,5%, chưa bằng một nửa tốc độ tăng trưởng bình quân trong 20 năm qua, "Đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất 20 năm qua".
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc Trương Hiểu Cường cho biết, ngoài nhân tố bên ngoài ra, việc tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi trong đó bao gồm Trung Quốc chậm lại, cũng do ảnh hưởng của những nhân tố kiềm chế bên trong.
"Năm 2010 và năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc lần lượt là 10,6% và 9,2%, năm ngoái giảm xuống còn 7,8%". Ông Trương Hiểu Cường nói, ngoài ảnh hưởng tiêu cực của nhiều nhân tố bên ngoài như nhu cầu nước ngoài giảm ra, còn có rất nhiều nhân tố kiềm chế bên trong, bao gồm khả năng sáng tạo đổi mới khoa học-công nghệ chưa mạnh, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, phát triển phụ thuộc quá mức vào tiêu hao tài nguyên, sức ràng buộc về môi trường tăng mạnh, chênh lệch về mức độ phát triển và thu nhập cư dân giữa thành thị và nông thôn quá lớn.
Ông Trương Hiểu Cường nói: "Những nhân tố bên trong này là nhân tố quan trọng ảnh hưởng Trung Quốc thực hiện phát triển bền vững".
Trước vấn đề thương mại giữa các nền kinh tế mới nổi giảm mạnh, ông Diêu Vọng cho rằng, hiện nay, hợp tác giữa các nền kinh tế mới nổi chủ yếu là hợp tác giữa các nước láng giềng, điều quan trọng hơn là phải thực hiện hợp tác giữa các nền kinh tế mới nổi xuyên khu vực, phải ôm chặt lấy nhau để giữ ấm, "Nhân viên đi lại và thương mại giữa các nền kinh tế mới nổi đều cần phải tăng cường với mức lớn".
"Các nền kinh tế mới nổi còn phải mở rộng kích cầu trong nước, chỉ dựa vào hợp tác vẫn có rủi ro rất lớn, kích cầu trong nước là sự bảo đảm cốt lõi để phòng thủ tính không xác định bên ngoài". Ông Diêu Vọng cho rằng, các nền kinh tế mới nổi còn phải ra sức cùng ứng đối những vấn đề nan giải chung trong quá trình phát triển, chẳng hạn vấn đề bảo vệ môi trường, chuyển đổi và nâng cấp cơ cấu ngành nghề, phân phối xã hội, dân sinh, bẫy thu nhập trung bình v.v.
Các chuyên gia tham dự diễn đàn còn cho rằng, các nền kinh tế mới nổi cần phải có quyền phát ngôn trên trường quốc tế và vị thế quốc tế xứng đáng, phát huy vai trò nhiều hơn trong quyết sách quốc tế. Tổng Thư ký Hội liên hợp Công thương Ấn Độ Alwyn Didar Singh cho biết, trong nước các nền kinh tế mới nổi vẫn còn rất nhiều người sống dưới mức nghèo khổ. "Các nền kinh tế mới nổi cần phải nâng cao mức sống của những người thuộc tầng lớp thấp, mới thực hiện được phát triển bền vững".
Các nền kinh tế mới nổi cần phải chuyển đổi phương thức phát triển đã trở thành nhận thức chung của các chuyên gia tham dự diễn đàn. Ông Trương Hiểu Cường nói, Trung Quốc đã đề xuất rõ ràng, sau này, phát triển kinh tế phải từ theo đuổi tốc độ chuyển sang theo đuổi chất lượng và hiệu quả; từ chủ yếu dựa vào đầu tư và xuất khẩu chuyển sang chủ yếu dựa vào kích cầu trong nước, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng; chuyển từ chủ yếu dựa vào tăng trưởng công nghiệp sang phát triển nông nghiệp hiện đại, dốc sức phát triển ngành dịch vụ, sang phát triển nhịp nhàng giữa 3 khu vực kinh tế; chuyển từ tiêu hao tài nguyên quá mức mang lại ảnh hưởng tiêu cực sang dựa vào sáng tạo và đổi mới khoa học-công nghệ, sáng tạo và đổi mới quản lý, nâng cao tố chất người lao động.
Ông Trương Hiểu Cường cho biết, năm nay Trung Quốc dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt khoảng 7,5%, phản ánh Trung Quốc đã coi chất lượng và hiệu quả là trọng điểm phát triển, tiếp tục dốc sức chuyển đổi phương thức phát triển và ưu hoá cơ cấu kinh tế, "Nhưng, những điều này không thể tách rời cải cách và nâng cao trình độ mở cửa".
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |