![]() |
|
![]() |
![]() |
|
Ngày 26/3, theo giờ địa phương, tại Đơ-ban, Nam Phi, Bộ trưởng Tài chính 5 nước Nhóm BRICS chính thức cất bước đi đầu tiên về việc thành lập Quỹ Dự trữ ngoại hối khẩn cấp 100 tỷ đô-la Mỹ. Tin cho biết, Trung Quốc dự định huy động 41 tỷ đô-la Mỹ, chiếm gần một nửa, Bra-xin, Nga và Ấn Độ lần lượt huy động 18 tỷ đô-la Mỹ, còn Nam Phi huy động 5 tỷ đô-la Mỹ.
Khi ký hiệp định trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm BRICS lần thứ 5 tại Nam Phi, 5 nước Nhóm BRICS đề xuất thành lập Quỹ Dự trữ ngoại hối khẩn cấp. Tiền vốn của Quỹ đến từ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương các nước, dùng để đề phòng khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế hoặc ngoại tệ của các nước.
Năm 2013, bóng đen khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn chưa tan, khủng hoảng nợ công vẫn là rủi ro lớn nhất đặt ra cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đồng thời, các nền kinh tế phát triển thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, tăng thêm độ khó và tính phức tạp về chính sách kiểm soát cho các nền kinh tế mới nổi.
"Quỹ tương đương là 'bể chứa dự trữ'", Giám đốc Học viện Tài chính trường Đại học Ngoại thương Trung Quốc Đinh Chí Kiệt cho phóng viên Hãng tin Trung Quốc biết, khi quốc gia hữu quan xuất hiện khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế, Qũy là cơ chế cứu trợ đa phương mang tính thanh khoản, sẽ cung cấp tiền vốn cho nước mắc nợ.
Thực ra, là một trong hai cơ quan thuộc khuôn khổ trật tự tài chính quốc tế sau Thế Chiến thứ hai, Quỹ Tiền tệ Quốc tế phụ trách giám sát trường kỳ hoạt động chế độ tài chính của các nước gồm chế độ tiền tệ, chế độ tỷ giá hối đoái v.v, và cung cấp tiền vốn khẩn cấp cho các nước thành viên gặp phải khó khăn về cán cân thanh toán quốc tế.
Theo ông Đinh Chí Kiệt, Quỹ Dự trữ ngoại hối khẩn cấp là "Quỹ Tiền tệ Quốc tế" mang tính khu vực, là một bước đi quan trọng trong quá trình xây dựng "hệ thống tiền tệ Bretton Woods" của Nhóm BRICS, có thể thay đổi tính không hợp lý của trật tự tài chính quốc tế hiện nay, tăng cường tính tự chủ kinh tế của các nền kinh tế mới nổi.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh hàng năm Nhóm BRICS lần này, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cũng bày tỏ, các nước thuộc Nhóm BRICS cùng xây dựng Quỹ Dự trữ ngoại hối khẩn cấp, là sự bổ sung hữu ích cho mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu hiện có, có lợi cho thúc đẩy ổn định tài chính của các nước thuộc Nhóm BRICS nói riêng và toàn cầu nói chung.
Ông Đinh Chí Kiệt cho biết, trật tự tài chính quốc tế lâu nay dưới sự chủ đạo của các nước phát triển, cổ đông lớn nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thậm chí Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Phát triển châu Phi đều là các nước phát triển, vì vậy các nước phát triển có thể đề xuất điều kiện kinh tế nghiêm khắc, thậm chí điều kiện chính trị khi triển khai cứu trợ, dẫn đến các nước đang phát triển phải tuân theo ý chí của họ. Việc thành lập Quỹ có thể thay đổi những điều bất hợp lý nói trên.
Ngoài tăng thêm tính tự chủ kinh tế của các nước thuộc Nhóm BRICS ra, ông Quách Điền Dũng, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu ngành ngân hàng Trung Quốc, trường Đại học Tài chính Trung ương Trung Quốc cho rằng, Quỹ sẽ thúc đẩy hình thành quốc tế hoá và hệ thống thanh toán đa phương đồng Nhân dân tệ.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đơ-ban lần này, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Bra-xin A-lếch-xan-đơ Tôm-bi-ni đã ký "Hiệp định Trao đổi đồng nội tệ song phương Nhân dân tệ/Real giữa Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương Bra-xin", sâu sắc hợp tác tiền tệ và tài chính giữa Trung Quốc và Bra-xin.
Thực ra, Quỹ Dự trữ ngoại hối khẩn cấp và Ngân hàng phát triển của Nhóm BRICS đang trong quá trình trù tính đã gây nên sự dự đoán về "thử thách cơ quan tài chính thế giới vốn có". Ngày 26/3, Ngân hàng Thế giới ra tuyên bố cho biết, ủng hộ 5 nước Nhóm BRICS—nhóm các nền kinh tế mới nổi dự định thành lập Ngân hàng phát triển, sẵn sàng trở thành đối tác hợp tác quan trọng của đối phương.
"Quỹ vẫn đóng vai trò bổ sung là chính", ông Quách Điền Dũng cho rằng, do các cơ quan tài chính toàn cầu như Quỹ Tiền tệ Quốc tế v.v có lẽ không đáp ứng được nhu cầu của một số nước đang phát triển, cộng thêm quyết sách cơ chế chậm chạp, Quỹ của Nhóm BRICS được thành lập là sự bổ sung hữu ích cho các cơ quan tài chính toàn cầu.
Theo ông Đinh Chí Kiệt, giữa Quỹ của Nhóm BRICS và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng tồn tại cạnh tranh, tuy chức năng không toàn diện bằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế, chẳng hạn, Quỹ của Nhóm BRICS không liên quan tới chức năng giám sát vĩ mô đối với chính sách tỷ giá hối đoái, tính chuyển đổi đồng tiền của các nước thành viên, nhưng Quỹ được thành lập sẽ thúc đẩy tốt hơn cải cách trật tự tài chính quốc tế.
Ông Quách Điền Dũng cho rằng, Quỹ Dự trữ ngoại hối khẩn cấp của các nước Nhóm BRICS được thành lập thực ra thể hiện kinh tế toàn cầu xuất hiện "một cực" mới, cơ chế hợp tác tiền tệ, điều phối chính sách của "cực" này có thể ngăn chặn và làm mất đi sự tác động và ảnh hưởng không có lợi do chính sách nới lỏng của các nền kinh tế phát triển mang lại.
"Không còn nghi ngờ gì phương hướng là đúng", ông Đinh Chí Kiệt cho biết, trong quá trình thành lập cụ thể tiếp theo, các nước Nhóm BRICS còn phải chú ý điều phối trên các vấn đề như thiết kế cơ chế, quan hệ giữa huy động vốn và quyền bỏ phiếu, trụ sở đặt ở đâu v.v.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |