Ảnh: Ông Trương Kiếm, người đứng đầu Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc
Theo tin Tân Hoa xã: Ngày 25/1, tại Bắc Kinh, Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thể dục-Thể thao nhà nước Trung Quốc tuyên bố, nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế Tổng cục Thể dục-Thể thao nhà nước Trung Quốc Trương Kiếm, sẽ thay ông Vi Địch giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Quản lý môn Bóng đá Trung Quốc.Thay đổi người cầm quân dễ, đổi mới khó. Đối với người đứng đầu Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc, nếu không thể cải cách bóng đá Trung Quốc bằng tư duy đổi mới, thì rất khó thể hiện được ý nghĩa thay đổi người đứng đầu Liên đoàn Bóng đá lần này.
Trong thời gian ba năm ông Vi Địch giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Quản lý môn Bóng đá, ông trên cơ bản sắm vai trò "gạch lát đường", nhất là đã làm được rất khá trong việc phổ cập bóng đá thanh thiếu niên, duy trì môi trường bóng đá chuyên nghiệp và thúc đẩy bóng đá chuyên nghiệp ấm trở lại. Song, do nhân tố nhận thức về bóng đá, cũng như mô hình một số ít cầu thủ giỏi kiểu "cạn nước bắt cá" trước đó, ông Vi Địch đã không còn cách nào hơn trải qua bi kịch đội tuyển quốc gia ở các độ tuổi toàn bộ bị thất bại, thành tích liên tục lập mức thấp kỷ lục lịch sử. Người kế nhiệm cần phân tích sâu sắc kinh nghiệm và ý tưởng trong thời kỳ ông Vi Địch, kế thừa ưu điểm, khắc phục những bất cập trong phát triển bóng đá thời kỳ trước.
Về đại để, bóng đá Trung Quốc cần phải đổi mới về ba mặt sau:
Trước hết, kỹ chiến thuật bóng đá Trung Quốc tụt hậu rất xa so với trào lưu tiên tiến trên thế giới, cần phải mau chóng dấy lên một cuộc cách mạng kỹ chiến thuật mang tính lật đổ. Bóng đá thế giới ngày nay đã bước vào thời đại "bóng đá thông minh" đá bóng ngày càng dựa vào trí tuệ, trong khi đó bóng đá Trung Quốc vẫn còn dừng lại ở giai đoạn "bóng đá cơ thể", ngay cả "bóng đá kỹ thuật" ở lưng chừng cũng chưa đạt tới. Bóng đá Trung Quốc thiếu phương pháp luyện tập tiên tiến, bất kể là luyện tập thanh thiếu niên hay đội thành niên, về kỹ chiến thuật hoàn toàn xa lạ với bóng đá hiện đại. Bởi vậy, lãnh đạo mới của Liên đoàn Bóng đá cần đưa ra đối sách, có thể cân nhắc thành lập một Trung tâm Nghiên cứu phát triển kỹ chiến thuật mũi nhọn của bóng đá Trung Quốc, chiêu nạp rộng rãi những nhân tài kiểu sáng tạo thực sự yêu thích bóng đá, thông qua thử nghiệm, thực tiễn đối với đội thanh thiếu niên, tìm ra một giáo tài và mô hình luyện tập phù hợp với trào lưu tiên tiến bóng đá quốc tế, tạo dựng "La Masia" của Trung Quốc.
Kế đó, cần hết sức thúc đẩy bóng đá (thể dục) hội nhập vào giáo dục nhà trường, xúc tiến sự "kết hợp giữa thể dục và giáo dục". Điều này không chỉ vì bóng đá Trung Quốc, cũng vì sự giáo dục tố chất và trưởng thành lành mạnh của thanh thiếu niên, cần phải phát triển toàn diện đức-trí-thể mới có thể đào tạo ra nhân tài tố chất cao thực sự, mà hiện nay giáo dục nhà trường quá coi trọng trí dục, hệ thống thể dục lại chỉ coi trọng thể dục, khiến đức-trí-thể của thanh thiếu niên tách rời nghiêm trọng, thể chất của thanh thiếu niên đã trượt dốc tổng thể. Riêng về bóng đá, "sự tách rời giữa thể dục và giáo dục" một mặt đã gây trở ngại nghiêm trọng sự phổ cập bóng đá thanh thiếu niên, trở ngại chức năng giáo dục của bóng đá đối với thanh thiếu niên; mặt khác, cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, nhà nghề do thiếu giáo dục, đã gây trở ngại nghiêm trọng không gian nâng cao của cầu thủ, bởi vì bóng đá là môn dưạ vào trí tuệ rất cao. Đương nhiên, về điểm này, năng lực và tài nguyên của Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc rất có hạn, còn cần có nhận thức chung và phối hợp cao của Tổng cục Thể dục-Thể thao nhà nước và ngành giáo dục.
Ba là, hướng dẫn sự phát triển bền vững của Giải vô địch bóng đá chuyên nghiệp, tránh chu kỳ "bong bóng vốn". Hiện nay bóng đá chuyên nghiệp Trung Quốc chủ yếu dựa vào đầu tư của ngành bất động sản và doanh nghiệp liên quan, hơn nữa do tính trục lợi của vốn và Chính quyền địa phương muốn được đền đáp nhanh, các Câu lạc bộ đua nhau bằng mọi giá du nhập ngoại binh với giá ngút trời, tuy có thể thu hút người hâm mộ và nâng cao tính thưởng thức trong thời gian ngắn, nhưng do tính chu kỳ của bản thân ngành bất động sản, mô hình Giải vô địch "kiểu thúc đẩy bằng tiền vốn" muốn thành công và có lợi ngay này rất khó duy trì. Câu lạc bộ tập trung tiền vốn vào việc du nhập ngoại binh và nâng cao tiền lương của các cầu thủ đội hình chính, còn xây dựng thê đội thanh niên cho hiệu quả chậm thì đầu tư rất ít, đồng thời giữa các Câu lạc bộ cũng hình thành sự cạnh tranh ác tính, khiến một số Câu lạc bộ thiếu thực lực ứng phó mệt mỏi trong cuộc chiến vốn. Bởi vậy Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc cần ứng phó với hiện trạng bằng tư duy đổi mới, thông qua chiếc gậy chỉ huy của chính sách vĩ mô, hướng dẫn Giải vô địch chuyên nghiệp bước vào mô hình phát triển bền vững lành mạnh và ổn định hơn, trong đó trọng điểm là hướng dẫn các Câu lạc bộ coi trọng luyện tập thanh thiếu niên, chú trọng nghiên cứu phát triển kỹ chiến thuật, thực hiện sự chuyển đổi từ thúc đẩy bằng tiền vốn sang thúc đẩy bằng kỹ thuật.
Tóm lại, sau khi kết thúc thời đại ông Vi Địch, trong khi tiếp tục công tác "gạch lát đường" của người tiền nhiệm, lãnh đạo mới của Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc còn cần cố gắng đổi mới, hăng hái tiến thủ sau khi điều tra nghiên cứu đầy đủ, mạnh dạn thử nghiệm vì sự trỗi dậy của bóng đá Trung Quốc .
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |