• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Thương nhân Nê-pan và chiếc hòm gỗ của ông

    2013-01-23 13:05:13     cri
    Đây là một chiếc hòm gỗ rất bình thường, to bằng hòm gỗ của nhiều người chúng ta trước đây dùng để đựng quần áo, hòm gỗ không điêu khắc phức tạp, cũng không màu mè sặc sỡ. Vân gỗ bề mặt chiếc hòm vốn không nhẵn, nhưng trải qua năm tháng sử dụng nay đã nhẵn bóng trơn tru. Có chút đặc biệt là hai bên nắp hòm có hai lỗ hổng bé hình chữ nhật làm cho mọi người phải tò mò, vậy chiếc hòm gỗ này là để làm gì nhỉ ? Trong quá trình phỏng vấn được biết, chiếc hòm gỗ này và gia tộc chủ nhân của nó đã cùng chứng kiến tình hữu nghị bang giao giữa hai nước Trung Quốc và Nê-pan trong hơn nửa thế kỷ qua.

    Chủ nhân của chiếc hòm gỗ này là ông Di-bu, ông là một thương nhân Nê-pan kinh doanh tại huyện Pu-lan địa khu A-li Khu tự trị Tây Tạng. Khi phóng viên đến cửa hiệu của ông Di-bu, ông đang ngồi sau chiếc hòm gỗ này dùng tiếng Tạng trao đổi giá cả một cách lưu loát với người địa phương đến mua hàng, bận rộn luôn tay.

    Để giải đáp nghi vấn của chúng tôi, ông Di-bu mở chiếc hòm gỗ "Huyền bí" này.

    Tầng trên chiếc hòm gỗ ngăn thành nhiều ô nhỏ, trong những ô nhỏ để một số tiền lẻ. Ông Di-bu kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện chiếc hòm gỗ này, chiếc hòm gỗ này vốn là "Chiếc hòm thu tiền" của ông. Chiếc hòm gỗ thu tiền này đã chứng kiến quá trình hai bố con ông Di-bu tại Tây Tạng Trung Quốc trong hơn nửa thế kỷ qua.

    "Hai lỗ hổng hình chữ nhật trên nắp hòm gỗ là do bố ông đục từ lâu rồi, như thế không cần mở nắp hòm là có thể bỏ tiền xu vào hòm. Chiếc hòm gỗ này rất cổ kính, đối với tôi là rất quí báu. Tôi luôn dùng chiếc hòm gỗ này. Trước đây bố tôi luôn sử dụng chiếc hòm gỗ này. Chiếc hòm gỗ này là của bố tôi nhiều năm trước mang từ Nê-pan đến Trung Quốc. Bố tôi luôn dùng chiếc hòm gỗ này trong thời gian làm ăn buôn bán ở Trung Quốc, từ đó về sau ông để lại chiếc hòm này tại Trung Quốc."

    Huyện Pu-lan nằm ở phía nam địa khu A-li Khu tự trị Tây Tạng, là nơi tiếp giáp giữa ba nước Trung Quốc, Nê-pan và Ấn Độ. Thương nhân của ba nước đến Pu-lan kinh doanh thương mại biên giới đã có hơn 500 năm lịch sử. Hiện nay, Thị trường mậu dịch biên giới Pu-lan cung cấp quầy hàng riêng cho những thương nhân này, bán những thương phẩm có đặc sắc của Nê-pan và Ấn Độ. Mùa hè và mùa thu hàng năm, thương nhân Nê-pan ở lại buôn bán tại "Thị trường Quốc tế" Pu-lan. Mùa hè, thương nhân Nê-pan chở thương phẩm nhập khẩu như nước hoa Pháp, hương Ấn Độ .v.v... nhập cảnh vào Pu-lan, trước khi bước vào mùa đông, lại thu mua một số mặt hàng mang về Nê-pan.

    Ông Di-bu cho biết, năm nay ông 50 tuổi. Khi ông còn nhỏ, bố ông đã bắt đầu kinh doanh thương mại biên giới giữa hai nước Trung Quốc và Nê-pan. Do ảnh hưởng của gia đình từ rất sớm, sau khi tốt nghiệp đại học ông liền đến Pu-lan kinh doanh thương mại biên giới.

    "Bố ông buôn bán nhiều năm tại Pu-lan, qua đời tại Pu-lan 30 năm trước. Sau đó, anh trai ông đến kế thừa bố ông kinh doanh thương mại tại Pu-lan, và hiện nay là ông. Năm 1985, ông Di-bu lần đầu tiên đến Pu-lan. Vợ ông hiện nay ở Nê-pan, bà chủ yếu phụ trách gửi hàng đến Pu-lan, do con cái còn nhỏ, nhà cần có người trông nom."

    Quê hương ông Di-bu ở thôn miền núi Li-pu-pa-si, phía bắc huyện Da-er-zhu-la Nê-pan. Nằm ở cực tây Bắc Nê-pan, tiếp giáp với Trung Quốc và Ấn Độ, là một trong hai huyện có biên giới giữa ba nước kể trên. Trên bản đồ Nê-pan, huyện Da-er-zhu-la thuộc vùng núi cao của Nê-pan, bình quân cao hơn 5000 mét so với mực nước biển, nhiệt độ quanh năm rất thấp. Đường xá từ thôn này đến Pu-lan hết sức gian truân, trên đường còn phải vượt qua dãy núi Hi-ma-lay-a. Có một số nơi quanh năm tuyết không tan, vắng bóng người, môi trường hết sức khốc liệt. Khi bố ông Di-bu buôn bán đi lại giữa hai nước Trung Quốc và Nê-pan, quãng đường này phải đi mất gần năm ngày đường. Mặc dù vấn đề giao thông vẫn là khó khăn lớn nhất đối với ông Di-bu, nhưng theo đà đường quốc lộ trải nhựa trong Khu tự trị Tây Tạng Trung Quốc vươn dài, vấn đề này đã được cải thiện rất nhiều. Ông Di-bu cho biết, nay từ thôn Li-pu-pa-si quê hương ông đến huyện Pu-lan chỉ mất hai ngày.

    Trước đây đường xá đi lại hết sức khó khăn, hiện nay so với trước đây tốt rất nhiều, thuận tiện nhiều. Chúng tôi dựa vào Ngựa và con La thồ, từng bước vận chuyển hàng hóa từ Nê-pan đến khu vực biên giới, rồi bốc hàng lên ô tô chở đến huyện lỵ Pu-lan. Trong quá trình vận chuyển tuy có khó khăn, nhưng ông Di-bu không bao giờ nản chí, bởi vì đây là truyền thống của gia tộc ông, công việc này sẽ còn phải phát triển về phía trước."

    Do nguyên nhân khí hậu, tháng 6 năm 2012 ông Di-bu đã đến Pu-lan sớm. Ông dự tính ở tại Pu-lan đến tháng 11 mới về Ấn Độ và Nê-pan lấy hàng. Ông Di-bu tỏ ý, ông rất thích Pu-lan, thời tiết ở đây rất tốt, kinh doanh cũng rất tốt. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc còn đưa ra nhiều biện pháp ưu đãi. Ví dụ như ông thuê cửa hàng một tháng chỉ mất 100 Nhân dân tệ. Ông không những không phải nộp thuế, ngay cả việc ăn ở cũng được bảo đảm rất tốt. Sắp bước vào mùa đông hàng năm, ông đem tất cả hàng hóa chất vào trong cửa hàng, yên tâm về Ấn Độ và Nê-pan lấy hàng.

    Ông Di-bu nói, mọi người trong huyện lỵ Pu-lan đều quen biết ông, ông có nhiều bạn bè là người địa phương, ông Gu-ru là một trong những người bạn của ông. Ông Gu-ru 56 tuổi người dân tộc Tạng có quan hệ thân thiết với gia tộc ông Di-bu. Khi bố ông Di-bu làm ăn buôn bán ở Trung Quốc, Bố ông Gu-ru giúp dắt đàn ngựa thồ hàng. Sau này, khi ông Di-bu tốt nghiệp đại học mới đến Pu-lan, ông Gu-ru còn làm phiên dịch tiếng Tạng cho ông Di-bu. Lúc ấy, hoàn cảnh gia đình của ông Gu-ru tương đối nghèo, ông Di-bu thường xuyên cho ông Gu-ru ký sổ nợ. Trong quá trình tiếp xúc, ông Di-bu và ông Gu-ru đã dần dần xây dựng mối tình hữu nghị nồng thắm như đời cha mình.

    Ông Di-bu nói với chúng tôi, ông sinh sống rất vui vẻ tại Trung Quốc, khi không kinh doanh buôn bán, ông đi Thần Sơn Gang-ren-bo-qin phía đông huyện Pu-lan du ngoạn. Ngoài ra, ông Di-bu còn hay được mời dự lễ cưới của người địa phương, ông cảm thấy rất có ý nghĩa.

    Trò chuyện đến đây, ông Di-bu mở điện thoại di động cho chúng tôi xem ảnh. Trong bức ảnh có hai vợ chồng ông, hai đứa con gái và cậu con trai. Cả gia đình hạnh phúc mỹ mãn. Khi chúng tôi hỏi sự mong mỏi và dự tính trong tương lai của ông, ông Di-bu phấn khởi nói :

    "Hiện nay, quan hệ giữa Trung Quốc và Nê-pan hết sức hữu nghị, mong kinh doanh của tôi ngày càng phát đạt. Sau khi con trai tôi tốt nghiệp, tôi sẽ dạy con Hán ngữ, bởi vì làm ăn buôn bán với người Trung Quốc rất tốt. Tôi sẽ cho con trai đi thành phố Thượng Hải học đại học, mong sau này con trai tôi sẽ đến Pu-lan Tây Tạng kế thừa sự nghiệp của tôi."

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>