Ảnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc lên tới 3500,28 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm2012
Những ngày cuối năm đã cận kề, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi yếu ớt, ngành ngoại thương Trung Quốc không thể thực hiện mục tiêu tốc độ tăng trưởng 10% được xác định đầu năm đã là điều chắc chắn. Theo nhiều nhân sĩ thị trường, mặc dù sự ảnh hưởng đến từ nhân tố bên ngoài chiếm vị trí chính, nhưng mức tăng trưởng giảm mạnh đã làm nổi cộm vấn đề về sự huy hoàng của "Trung Quốc chế tạo" đang đứng trước sức ép ngày càng cấp bách về chuyển đổi mô hình kinh tế.Số liệu của Tổng Cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong 11 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc lên tới 3500,28 tỷ đô-la Mỹ, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 1849,91 tỷ đô-la Mỹ, tăng 7,3%; kim ngạch nhập khẩu là 1650,37 tỷ đô-la Mỹ, tăng 4,1%. Đa số phân tích thị trường dự kiến, năm nay tốc độ tăng trưởng ngoại thương cả năm của Trung Quốc rất có thể chỉ đạt khoảng 7%, có khoảng cách lớn so với mục tiêu 10% được xác định đầu năm, nhưng cao hơn mức tăng trưởng thương mại toàn cầu dự kiến là 2,5%.
Ông Tiêu Diều Phi, chuyên gia nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Quảng Đông, Chủ biên "Tìm tòi Kinh tế-Thương mại Quốc tế" nói: "So với tốc độ tăng trưởng toàn cầu, ngoại thương Trung Quốc vẫn thu được những thành tích đáng kể. Nhưng dưới sức ép kép đến từ bên trong và bên ngoài, ngoại thương Trung Quốc bước vào thời kỳ tăng trưởng chậm là sự thật không cần tranh cãi. Trong thời gian tương đối dài sau này, 'Trung Quốc chế tạo' từng quen tốc độ tăng trưởng cao sẽ phải thích ứng với tình hình tăng trưởng mới".
Trong gần 10 năm qua, sự trỗi dậy của "Trung Quốc chế tạo" là một trong những đặc trưng chính của thị trường toàn cầu. Số liệu thống kê cho thấy, kể từ năm 2002 đến nay, mức tăng trưởng bình quân của ngoại thương Trung Quốc lên tới những 21,7%, gấp hơn hai lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của kim ngạch thương mại toàn cầu cùng thời kỳ là 10%. Tỷ lệ Trung Quốc chiếm trong thương mại toàn cầu đã từ 4,7% năm 2002 tăng lên tới 10,2% năm 2011. Còn kể từ năm 2009, Trung Quốc đã liên tiếp 3 năm giữ vững vị trí nước lớn thứ hai toàn cầu về ngoại thương.
Nhưng từ hơn 21% đến chưa đầy 10%, mức tăng trưởng chậm lại rõ ràng đã làm nổi cộm việc "Trung Quốc chế tạo" vấp phải trở lực chưa từng có. Nhân sĩ thị trường phổ biến cho rằng, động lực phục hồi kinh tế thế giới vẫn không đủ dẫn đến nhu cầu bên ngoài tiếp tục giảm, đây là nhân tố chính tác động tới sự phát triển của ngoại thương Trung Quốc.
Trong khi nhìn thấy nhân tố bên ngoài, càng nhiều người đã tập trung ánh mắt vào nhiều nhân tố trong nước ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của "Trung Quốc chế tạo".
Lấy ngành dệt may Trung Quốc từng một thời huy hoàng làm ví dụ, những nhân tố này bao gồm rất nhiều đơn đặt hàng đang từ Trung Quốc chuyển sang các nước Đông Nam Á như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam v.v, giá thành lao động Trung Quốc tăng mạnh, Trung Quốc gặp phải khó khăn trong mặt tuyển dụng lao động v.v. Trung Quốc đã mất đi ưu thế về giá thành truyền thống của ngành dệt may, nếu tiếp tục sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như quần bò, áo dệt kim v.v, thì không thể cạnh tranh với các nước Đông Nam Á có giá thành thấp hơn.
Không những chỉ có ngành công nghiệp thâm dụng lao động với ngành dệt may làm đại diện bị tác động. Kể từ năm 2011, việc thị trường các nước phát triển trên toàn cầu "tranh giành" ngành chế tạo còn dẫn đến những nỗ lực chuyển sang ngành chế tạo mũi nhọn của Trung Quốc cũng bị tác động. Một số dấu hiệu thị trường cho thấy, ít nhất một số doanh nghiệp châu Âu và Mỹ đang đưa năng lực sản xuất, đặc biệt là năng lực sản xuất trong một số ngành mũi nhọn chuyển về thị trường các nước phát triển.
Nhưng thị trường cũng cho rằng, mặc dù ngoại thương Trung Quốc "xuống dốc" về tốc độ tăng trưởng, nhưng vẫn đang ở hành lang tăng trưởng, phán đoán "Trung Quốc chế tạo" đang mất đi sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế vẫn còn quá sớm.
Tại buổi họp báo thường lệ của Bộ Thương mại diễn ra vào tháng 11, Người phát ngôn báo chí Thẩm Đan Dương cho biết, mặc dù đứng trước sức ép về tốc độ tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ của "Trung Quốc chế tạo" trên thị trường toàn cầu vẫn có triển vọng duy trì ổn định hoặc tăng với mức nhỏ trên cơ sở 10,4% năm ngoái, thể hiện sức cạnh tranh mạnh mẽ như trước.
Về mặt thu hút vốn đầu tư nước ngoài, báo cáo đầu tư toàn cầu do Liên Hợp Quốc công bố vào trung hạ tuần tháng 9 năm nay cho thấy, Trung Quốc vẫn là nước có sức thu hút lớn nhất đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Điều quan trọng hơn là, ngành ngoại thương của Trung Quốc đã bắt đầu có sự điều chỉnh mạnh mẽ về cơ cấu ngành nghề và có sự chuyển biến về mô hình phát triển. Hiệu quả này tập trung thể hiện ở việc những sản phẩm có giá trị gia tăng cao được xuất khẩu. Kể từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm cơ điện Trung Quốc luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của ngoại thương, một số sản phẩm cơ điện xuất hiện xu thế tăng trưởng nhanh.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |