Nói chung người ta cho rằng, bệnh tiểu đường là do các nhân tố di truyền, môi trường, độc tố sinh hóa, vi sinh vật tác động lẫn nhau, khiến cơ quan tỳ trong cơ thể không sản sinh đủ chất dịch Inxulin, hoặc dẫn đến hiện tượng cơ thể đề kháng Inxulin, làm suy giảm năng lực tận dụng chất đường, thậm chí hoàn toàn không có năng lực tận dụng, dẫn đến lượng đường trong máu quá cao, với sự biểu hiện là đái tháo đường.
Khi người bệnh xuất hiện chứng đái tháo đường rõ rệt hoặc không rõ rệt, thì phải nghĩ đến đã mắc bệnh tiểu đường, nhưng chỉ căn cứ vào các triệu chứng khát nước, uống nhiều nước, nước tiểu nhiều v.v không thể chẩn đoán là bệnh tiểu đường, bởi vì chẩn đoán bệnh tiểu đường phải lấy lượng đường trong máu làm tiêu chuẩn. Bác sĩ Từ Viễn Đại cho biết:
"Hiện nay, chúng ta cần phải căn cứ vào chẩn đoán của y học hiện đại đối với bệnh tiểu đường. Có nghĩa là lượng đường trong máu đạt chỉ tiêu chẩn đoán của bệnh tiểu đường thì đó là bệnh tiểu đường, cho dù trường hợp không có bất cứ biểu hiện gì, mọi chỉ tiêu gần như người bình thường, nhưng nếu lượng đường trong máu cao cũng là bệnh tiểu đường ".
Bên cạnh đó, biểu hiện dương tính với đường trong nước tiểu cũng chưa phải là chỉ tiêu chẩn đoán bệnh tiểu đường. Bởi vì dương tính với lượng đường trong nước tiểu cũng có thể xuất hiện trong cơ thể người bình thường. Cho nên chỉ có xét nghiệm máu tĩnh mạch mới có thể xét nghiệm lượng đường trong máu một cách chính xác.
Ngoài ra, xét nghiệm bằng phương pháp OGTT là một phương pháp xét nghiệm bệnh tiểu đường chính xác hơn trong trường hợp lượng đường trong máu chưa đạt mức chuẩn đoán, khó mà đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác, thì có thể cho người bệnh uống 75 gam glucose trong trường hợp đói bụng, rồi xét nghiệm lượng đường trong máu sau 2 tiếng đồng hồ.
Nếu lượng đường trong máu tăng cao sau 2 tiếng xét nghiệm bằng phương pháp OGTT, vượt 7,8 millimole so với người bình thường, nhưng chưa đạt 11,1 millimole, thì coi đó là bệnh nhân có sức chịu đựng glucose khác thường. Trên thực tế có thể nói, sức chịu đựng glucose khác thường và hạ đường huyết khi đói bụng là một trạng thái chuyển người bình thường sang người mắc bệnh tiểu đường, cho dù số người này chưa phải là người mắc bệnh tiểu đường điển hình, song đứng trước rủi ro rất cao xảy ra bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai, đã là quân dự bị của bệnh tiểu đường.
Kết quả nghiên cứu hữu quan cho thấy, bình quân mỗi năm có từ 5-8% người sức chịu đựng glucose khác thường phát triển thành bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, những người sức chịu đựng glucose khác thường có rủi ro rất cao xuất hiện biến chứng bệnh tim mạch, ví dụ như nhồi máu cơ tim, đau thắt cơ tim v.v.
Vậy, lượng đường trong máu ở mức nào được coi là bình thường? Trường hợp lượng đường khi đói bụng cao hơn 7 millimole hoặc cao hơn 126 mi-li-gam, trường hợp 2 lần xuất hiện 2 con số này trong thời gian khác nhau, thì có thể chẩn đoán là bệnh tiểu đường.
Cho đến thời điểm này, giới y học vẫn chưa tìm rõ nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường, cho nên bệnh tiểu đường chưa có biện pháp điều trị tận gốc. Các phương pháp điều trị bằng ăn uống, vận động, uống thuốc giảm lượng đường, tiêm Inxulin và điều trị bằng y dược cổ truyền chỉ có thể kiểm soát bệnh tình có hiệu qủa, song hiện nay vẫn chưa thể điều trị tận gốc. Bác sĩ Từ Viễn Đại đặc biệt nhắc nhở đông đảo người bệnh, không nên nhẹ dạ cả tin thuốc hiệu nghiệm trong điều trị bệnh tiểu đường. Cho dù có người qua điều trị có thể hết các triệu chứng trong lâm sàng, huyết đường và lượng đường trong nước tiểu trở lại bình thường, làm việc như mọi người, song nếu thử nghiệm sức chịu đượng glucose vẫn chưa bình thường.
Nếu trong lúc này không chú trọng điều dưỡng, ăn uống không kiềm chế hoặc không làm theo yêu cầu điều trị của bác sĩ, vẫn sẽ xuất hiện lượng đường trong máu và trong nước tiểu cao. Vì vậy có thể nói bệnh tiểu đường là căn bệnh suốt đời, cần phải kiên trì điều trị trong thời gian dài, mặc dù kiểm soát bệnh tình rất tốt cũng phải kiên trì điều trị bằng ăn uống, đồng thời đến bệnh viện kiểm tra định kỳ.
Bệnh tiểu đường kèm theo rất nhiều biến chứng, đó là do đường huyết không được kiểm soát thích hợp trong thời gian dài, nếu muốn hạ đường huyết cho tốt, không thể tách rời với điều trị bằng thuốc Tây. Dược hiệu hạ huyết đường của Trung Dược không tốt bằng Tây Dược, cho nên trường hợp cần dùng Tây Dược nhất định không được bỏ, nếu chỉ dựa vào Trung Dược, trên thực tế sẽ không thể đạt được mục đích như mong muốn.
Thế nhưng, Trung Dược cũng có ưu thế nổi bật trong điều trị bệnh tiểu đường. Trung Y đưa ra nguyên tắc điều trị một cách biện chứng cho thấy, xác suất trẻ sơ sinh nhẹ cân trong tương lai rất có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, xét về Trung Y đây chính là do thể chất kém gây nên. Nếu chú ý điều tiết trong giai đoạn đầu thì có thể uốn nắn và giúp trẻ em điều chỉnh trạng thái thể chất, giảm xác suất mắc bệnh tiểu đường trong tương lai .
Ngoài ra, Trung Y áp dụng phương pháp điều trị bệnh tiểu đường theo sự biểu hiện khác nhau của bệnh tình, ví dụ như trong số 100 người mắc bệnh tiểu đường, chỉ có 5 loại Tây Dược có thể hạ thấp lượng đường trong máu, còn Trung Y thì chú trọng áp dụng phương pháp điều trị theo tình hình của từng bệnh nhân, chủng loại thuốc thích hợp sử dụng cũng rộng rãi hơn nhiều.
Vì vậy, Tây Y và Trung Y có đặc sắc riêng trong điều trị bệnh tiểu đường, nếu tận dụng khéo ưu thế riêng của Trung Y và Tây Y thì có thể thu được hiệu quả điều trị tối ưu. Trên thực tế, bất cứ điều trị bệnh tiểu đường bằng Trung Y hay là Tây Y đều rất coi trọng ăn uống điều độ, vậy nên kiểm soát ăn uống như thế nào mới tránh được mắc bệnh tiểu đường? Bác sĩ Từ Viễn Đại nói:
"Một là phải thiết kế ba bữa cho mình theo tổng nhu cầu lượng calo; xác định lượng calo theo người béo gầy cũng như cường độ lao động nhẹ, vừa và nặng trước mắt; Hydrat cacbon chiếm từ 55-60%, chất béo chiếm từ 20-30%, chất protein chiếm từ 15-20%".
Bác sĩ nhấn mạnh, không phải hạ thấp chỉ tiêu là có thể giải quyết được bệnh tiểu đường. Bởi vì sau khi hạ chỉ tiêu lượng đường trong máu, không có nghĩa là toàn bộ chức năng tạng phủ đều bình thường, cho nên bồi dưỡng lối sống tốt đẹp, tích cực phòng ngừa bệnh tiểu đường là điều hết sức quan trọng.
Mặc dù bệnh tiểu đường tồn tại nhân tố di truyền nhất định, song điều then chốt là nhân tố sinh hoạt và môi trường. Thực phẩm lượng calo vừa phải, ít muối, ít đường, ít mỡ, nhiều chất xơ, vitamin đầy đủ là phương pháp chế biến phối hợp thích hợp.
Ngoài ra, cần phải xét nghiệm lượng đường trong máu một cách định kỳ, để phát hiện sớm bệnh tiểu đường trong lúc còn ở trạng thái chưa có triệu chứng. Xét nghiệm lượng đường là nội dung khám sức khỏe bắt buộc đối với người đứng tuổi và cao tuổi, cho dù lần đầu có kết quả xét nghiệm bình thường, về sau vẫn phải kiểm tra định kỳ.
Điều cần phải lưu ý là, người mắc bệnh tiểu đường thường hay có các biến chứng khác, trong đó biến chứng của rất nhiều bệnh nhân tiểu đường đã đe dọa tới tính mạng của họ. Vì vậy, cần phải tăng cường giám sát biến chứng mãn tính do bệnh tiểu đường gây nên, để phát hiện sớm và phòng ngừa sớm.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |