Được biết, bản làng đặc sắc dân tộc thiểu số là chỉ những thôn tự nhiên và thôn hành chính bà con dân tộc thiểu số cư trú tương đối tập trung, tỷ lệ dân số dân tộc khá cao, chức năng sản xuất và sinh hoạt khá hoàn thiện, đặc trưng văn hóa và đặc điểm cư trú của dân tộc thiểu số khá rõ ràng.
Cương lĩnh nêu rõ, những bản làng được hỗ trợ trọng điểm phải có tỷ lệ dân số dân tộc không thấp hơn 30%, số hộ gia đình không ít hơn 50 hộ, nhà ở dân tộc đặc sắc không thấp hơn 50%. Những bản làng được hỗ trợ trọng điểm còn phải mang đậm đặc sắc phong tục tập quán dân tộc và giá trị bảo vệ văn hoá khá cao, có điều kiện địa lý tốt khá và cơ sở làm việc nhất định.
Mục tiêu bảo tồn và phát triển được nêu rõ trong Cương lĩnh gồm môi trường cư trú được cải thiện rõ rệt, cơ sở hạ tầng của các bản làng thí điểm như nước sạch, điện, đường xá, thông tin cơ bản hoàn thiện, trong đó phải bê-tông hoá đường xá trong thôn, tỷ lệ nước sạch đạt 100%, tỷ lệ phủ sóng phát thanh và truyền hình đạt hơn 90%, nhà dân tộc đặc sắc lên tới hơn 80%, cơ bản xây dựng cơ chế quản lý tổng hợp môi trường; thu nhập của người dân được nâng cao, cơ bản hình thành ngành nghề đặc sắc "mỗi làng một sản phẩm", hơn nữa tỷ lệ đóng góp cho việc tăng thu nhập không thấp hơn 60%, thu nhập bình quân đầu người của người dân trong thôn tăng trưởng vững chắc, thu nhập hàng năm vượt quá tỷ lệ trung bình của huyện nhà, mức sống không ngừng được nâng cao, tình hình dân sinh tiếp tục được cải thiện, khả năng tự phát triển tiếp tục được tăng cường; hệ thống dịch vụ công cơ bản của bản làng tiếp tục được hoàn thiện, tỷ lệ đến trường của trẻ em trong độ tuổi đi học lên tới hơn 95%, hơn 60% người dân được hưởng dịch vụ tập huấn kỹ năng tương ứng, đảm bảo xã hội thực hiện che phủ toàn diện, các bản làng đủ điều kiện phải xây dựng phòng y tế tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, Cương lĩnh cũng nêu ra các mục tiêu phát triển như bảo vệ hợp lý bộ mặt bản làng và nhà ở dân tộc đặc sắc, bảo vệ hữu hiệu văn hoá dân tộc, quan hệ dân tộc càng hài hoà hơn... Trong đó, về mặt bảo tồn văn hoá dân tộc, cần phải thực hiện kế thừa hiệu quả văn hóa dân tộc, cơ bản hình thành mô hình bảo tồn văn hoá dân tộc kết hợp xây dựng và giữ gìn, cơ bản xây dựng cơ chế bảo vệ văn hoá dân tộc, đảm bảo 100% thiết bị văn hoá và thể thao công cộng có thể sử dụng, thường xuyên triển khai hoạt động văn hoá dân tộc.
Được biết, năm 2009, Ủy ban Dân tộc nhà nước và Bộ Tài chính Trung Quốc bắt đầu thực hiện dự án bảo tồn và phát triển bản làng đặc sắc dân tộc thiểu số. 3 năm qua, nhà nước đã đầu tư 270 triệu Nhân dân tệ vào việc phát triển dân tộc thiểu số, đồng thời huy động vốn từ nhiều kênh để triển khai thí điểm tại 370 bản làng của 28 tỉnh, khu tự trị và thành phố trong cả nước, đã thu được hiệu quả rõ rệt.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |