Sau khi bước vào mùa đông, tỉnh Vân Nam—khu vực trồng cà phê lớn nhất Trung Quốc chào đón mùa thu hoạch cà phê, nhưng giá mua cà phê lập mức thấp kỷ lục trong 5 năm qua đã phủ bóng đen lên ngành trồng cà phê. Trong tình hình đối mặt với mức giá thấp nhất mang tính chu kỳ và thiếu quyền định giá, liệu ngành trồng cà phê Trung Quốc có vượt qua mùa đông giá lạnh về giá hay không?
Trải qua nhiều năm phát triển, Vân Nam đã trở thành cơ sở sản xuất cà phê lớn nhất Trung Quốc. Số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội ngành cà phê tỉnh Vân Nam cho thấy, năm 2012, diện tích trồng cà phê cả tỉnh lên tới khoảng 86,7 nghìn héc-ta, diện tích trồng trọt và sản lượng đều chiếm trên 98% của Trung Quốc, cũng là cơ sở xuất khẩu cà phê hạt lớn nhất Trung Quốc.
Trong hai năm qua, giá mua cà phê hạt liên tiếp giảm. Hiệp hội ngành cà phê tỉnh Vân Nam thông báo cho biết, ngày 20/11, ở địa phương Vân Nam, một doanh nghiệp cà phê quốc tế báo giá mua 17,9 tệ/ki-lô-gam, báo giá mới nhất giảm xuống còn 17,16 tệ/ki-lô-gam, lập mức thấp kỷ lục trong gần 5 năm qua, tiếp cận giá sàn thành phẩm của nông dân trồng cà phê.
"Điểm giới hạn của giá cà phê hạt là 15 tệ/ki-lô-gam, nếu giảm xuống giá này, thì sẽ gây tác động rất lớn đối với ngành cà phê Vân Nam". Phó Tổng Thư ký Hiệp hội ngành cà phê tỉnh Vân Nam Hồ Lộ nói, năm 2002, cà phê Vân Nam từng gặp phải khó khăn, giá cà phê hạt giảm xuống tới mức thấp nhất là hơn 7 tệ/ki-lô-gam, đông đảo nông dân trồng cà phê không chấp nhận được giá thấp như vậy, đồng loạt chặt bỏ cây cà phê mà chuyển sang trồng mía, trà v.v, khiến diện tích trồng cà phê tỉnh Vân Nam giảm mạnh, gây tác động rất lớn đối với ngành cà phê.
Ông Hùng Tương Nhập, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cà phê Hậu Cốc, Vân Nam cho biết, nhìn lại xu thế giá cà phê trong gần 20 năm qua, hầu như cứ 10 năm là một chu kỳ về giá. Năm 2010, giá cà phê Vân Nam lên tới 41 tệ/ki-lô-gam, lập mức cao kỷ lục trong lịch sử; sau đó, giá cà phê liên tiếp giảm xuống.
Nhân sĩ trong ngành cho rằng, giá cà phê giảm xuống là do nhiều nguyên nhân như sức sản xuất cà phê dư thừa, Trung Quốc thiếu quyền định giá cà phê, những nhà làm giá quốc tế, lượng sử dụng cà phê hạt vừa gia tăng gây nên.
Theo thống kê của cơ quan hữu quan, năm nay, sản lượng cà phê của Bra-xin, Việt Nam, Cô-lôm-bi-a và Ấn Độ đều có phần tăng, trong đó, sản lượng cà phê của Bra-xin sẽ lên tới 3 triệu 354 nghìn tấn, tăng 400 nghìn tấn so với năm ngoái. Những số liệu này cho thấy, hình như sức sản xuất cà phê đã dư thừa.
"Dù toàn bộ 86,7 nghìn héc-ta cà phê của cả tỉnh đều đưa vào sản xuất, sản lượng chỉ đạt 200 nghìn tấn, chiếm 2,5% tổng sản lượng toàn cầu, không ảnh hưởng tí nào đối với giá cả trên thị trường cà phê quốc tế". Tổng Thư ký Hiệp hội ngành cà phê tỉnh Vân Nam Lý Công Cần cho biết, cộng thêm trình độ chế biến cao thấp không đều, tiêu chuẩn xuất khẩu không thống nhất, vì vậy đã khiến cà phê Vân Nam không có quyền định giá trên trường quốc tế.
Giá cà phê dao động còn do nguyên nhân làm giá. Ông Lý Công Cần cho biết, có nhà làm giá quốc tế nói sản lượng cà phê từ năm 2012 đến năm 2013 đã vượt quá lượng tiêu dùng hiện nay, họ không ngừng "làm khống", ép giá cà phê.
Ngoài ra, do giá cà phê hạt nhỏ cao hơn cà phê hạt vừa. Những năm qua, để giảm giá thành, các doanh nghiệp rang xay cà phê nước ngoài đồng loạt thay đổi công thức, điều chỉnh tỷ lệ sử dụng cà phê hạt vừa và hạt nhỏ, giảm chênh lệch giá giữa cà phê hạt vừa và hạt nhỏ, tỉnh Vân Nam với cà phê hạt nhỏ là chính đã bị tác động.
Ông Hùng Tương Nhập cho biết, khi giá cà phê trả chậm ở thị trường Niu-oóc giảm xuống tới mức nhất định, Hiệp hội ngành cà phê tỉnh Vân Nam sẽ phối hợp với Chính quyền và doanh nghiệp, tích cực triển khai thu giữ cà phê với giá bảo hộ, để lợi ích của nông dân trồng cà phê không bị thiệt hại.
Đối với tình hình giá mua cà phê năm nay khá thấp, nhân sĩ trong ngành cho rằng, dù giá cà phê hạt năm nay tiếp tục giảm xuống, ngành cà phê tỉnh Vân Nam cũng sẽ không đi vào vết xe của năm 2002.
Ông Hồ Lộ nói: "Hiện nay, các doanh nghiệp cà phê Vân Nam đã đủ năng lực chế biến sâu, tinh chế đạt trình độ khác nhau. Nếu giá tiếp tục giảm xuống, nhiều doanh nghiệp bản xứ sẽ đứng ra bảo vệ lợi ích của nông dân trồng cà phê. Đây là lấy công nghiệp 'nuôi' nông nghiệp".
Có thống kê cho thấy, mặc dù ngành trồng cà phê gặp phải mùa đông giá lạnh về giá, nhưng lượng tiêu dùng cà phê vẫn duy trì ở mức cao.
"Hiện nay, ở các nước tiêu dùng cà phê truyền thống trên toàn cầu, tốc độ tăng trưởng bình quân lượng tiêu dùng cà phê đạt khoảng 1,5%, lượng tiêu dùng cà phê ở các nước tiêu dùng cà phê mới nổi có mức tăng rất lớn, trong 5 năm qua lượng tiêu dùng cà phê ở In-đô-nê-xi-a đã tăng 50%, lượng tiêu dùng cà phê ở Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ 25% mỗi năm". Ông Lý Công Cần nói, tiềm năng thị trường cà phê vẫn rất lớn.
"Hiện nay không phải là mùa đông đối với ngành trồng trọt cà phê Trung Quốc, mà là cơ hội phát triển ngành trồng trọt cà phê". Ông Hùng Tương Nhập nói, "Theo chu kỳ sinh trưởng cà phê là sau 3-4 năm mới kết trái, trồng trọt cà phê trong tình hình mức giá thấp hiện nay, sau này sẽ chào đón mùa thu hoạch lúc giá tăng lên".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |