Năm 1994, Anh Hoàng Lập Châu từ quê hương An Huy đến Côn Sơn, cùng bố mẹ thuê nhà ở tại thôn Kim Hoa. Anh Hoàng Lập Châu làm lái xe cho một doanh nghiệp vốn Đài Loan sản xuất sản phẩm nhựa. Nhưng anh là người không chịu nhàn rỗi, trong làm việc anh lại có hứng thú với sản xuất nhựa, chủ động xin làm nhân viên thao tác trong phân xưởng, anh Hoàng Lập Châu chịu khó lại ham học hỏi đã nhanh chóng từ một nhân viên thao tác được cất nhắc thành tổ trưởng, sau này lại được cất nhắc làm Trưởng phòng.
Công việc ổn định, thu nhập cũng được nâng cao, Côn Sơn giúp anh Hoàng Lập Châu tràn đầy niềm tin với cuộc sống, anh mong làm một người Côn Sơn chân chính. Trước sự giúp đỡ của Ủy ban thôn Kim Hoa, đến Côn Sơn năm thứ tư, hộ khẩu cả gia đình anh Châu rốt cục đã được chuyển đến và trở thành người Côn Sơn mới.
Cuộc sống sau này của gia đình Hoàng Lập Châu thật giống như hoa nở rộ phơi phới đi lên... Năm 1999, anh Hoàng Lập Châu viết đơn đề nghị thôn cấp một mảnh đất xây một tòa nhà hai tầng, sau đó anh quen biết và tìm hiểu cô gái Tưởng Lâm Trân người trong cùng thôn, rồi kết hôn thành lập gia đình. Nhớ lại sự giúp đỡ của thôn Kim Hoa khi mới đến Côn Sơn, anh Hoàng Lập Châu vẫn xúc động cho biết :
Sau khi đến thôn, chúng tôi chưa bao giờ có cảm giác bị kỳ thị, mọi người trong thôn cũng giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Bắt đầu từ khi chúng tôi chuyển hộ khẩu đến đây, như Bí thư chi bộ.v.v... đều quan tâm chúng tôi, không có cảm giác chúng tôi là người ngoại tỉnh, bởi vì thấy chúng tôi hay lam hay làm, chịu khó làm ăn, khi chúng tôi xin chuyển hộ khẩu hay xin xây nhà ở, thôn đều giúp đỡ chúng tôi.
Anh Hoàng Lập Châu không những chăm chỉ mà còn có đầu óc. Năm 2006, Công ty nơi anh làm việc đầu tư thành lập Công ty chi nhánh tại thôn Kim Hoa, anh Châu nắm bắt thời cơ mua 10 % cổ phần. Thôn Kim Hoa thành lập Hợp tác xã Phú Dân, anh cũng đầu tư tham gia cổ phần :
Chính quyền dẫn đầu, mỗi người trong thôn đều có thể đầu tư mua cổ phần, đem tiền nhàn rỗi bỏ vào Hợp tác xã, họ tích cực xây dựng nhà xưởng và nhà tập thể công nhân ngoại tỉnh, tất nhiên hoa hồng chắc chắn là nhiều hơn nhiều so với ngân hàng, ví dụ như nhà anh Hoàng Lập Châu mỗi năm có tỉ lệ hoa hồng là 22 %.
Cuộc sống của gia đình anh Hoàng Lập Châu ngày càng phơi phới đi lên, năm ngoái, nhà anh mới mua một chiếc xe con, anh thường sử dụng thời gian nghỉ đưa bố mẹ và vợ con đi các nơi du ngoạn. Chị Tưởng Lâm Trân vợ anh Châu cho biết, từ trước tới nay quả là cải thiện không ít, chị cảm thấy rất hạnh phúc, cuộc sống cũng rất tốt, con cái cũng ngoan, cảm thấy rất tuyệt vời.
Uống nước nhớ nguồn, anh Hoàng Lập Châu biết cuộc sống hạnh phúc của mình không tách rời sự quan tâm của mọi người trong thôn Kim Hoa, càng không tách rời với môi trường kinh tế xã hội tốt đẹp của thành phố Côn Sơn và sự bao dung, khuyến khích đối với Người Côn Sơn mới.
Côn Sơn có tương đối nhiều cơ hội, chính sách lại tốt, chỉ cần chịu khó, thông qua nỗ lực của mình, dốc sức làm nhiều chút nào hay chút ấy trong phạm vi chính sách cho phép.
Ở thành phố Tô Châu tỉnh Giang Tô không những có người Trung Quốc ngoại tỉnh như anh Hoàng Lập Châu đã thích ứng và hòa nhập vào nếp sống của thành phố này, còn có nhiều người nước ngoài ở Tô Châu cũng từ lâu không coi mình là người nước ngoài nữa. Mười năm trước, chàng trai Mai-ke người Anh hai bàn tay trắng đến Trung Quốc, nay đã trở thành Người Tô Châu mới có "Thâm niên", sở hữu tài sản một căn hộ và có một gia đình hạnh phúc mỹ mãn. Trên phố khi đi mua sắm, mọi người vẫn gọi anh là người nước ngoài. Đối với việc này, anh nói "Sao lại gọi tôi là người nước ngoài làm gì ?" Sau này, khi chúng tôi biết anh Mai-ke người Anh đã an cư tại Tô Châu, thì không muốn người khác gọi anh là "Người nước ngoài".
Anh Mai-ke nói, anh là giáo viên dạy tiếng Anh, dạy tiếng Anh 5 năm tại Li-wu-pu Giao thông Tây An. Anh ở Trung Quốc đã 10 năm, đã mua nhà ở, vợ anh là người Giang Tô, gia đình anh đều ở đây, con trai anh học trong Trường mẫu giáo bình thường này.
Hồi tưởng cuộc sống tại Trung Quốc của mình, anh Mai-ke cảm khái nhất là mười năm gần đây, kinh tế và xã hội Trung Quốc phát triển nhanh chóng, hoàn thành ước mơ Trung Quốc của anh.
Năm 2002, sau khi tốt nghiệp Đại học Oóc-ke Anh quốc, anh Mai-ke đã đến Trung Quốc trước sự ảnh hưởng của anh trai đang dạy học tại Trung tâm Ngoại ngữ Thiên Tân. Trước tiên anh đến thành phố Đan Đông tỉnh Liêu Ninh khoảng gần một năm, sau đó đi suốt về hướng nam, cuối cùng lựa chọn thành phố Tô Châu.
Anh Mai-ke nói, khi mới đến Trung Quốc, anh biết mình là người nước ngoài, nếu muốn đi mua sắm thì sẽ rất phức tạp, tôi không biết nói thì họ sẽ nói thách, tôi muốn mặc cả, phiền phức quá.
Anh Mai-ke rất có duyên với thành phố Tô Châu, sau kỳ nghỉ rét năm đầu tiên, anh quen biết cô gái Khương Yển người Tô Châu, qua một thời gian đi lại, anh Mai-ke quyết định cưới cô gái này, nhưng bị mẹ cô Khương Yển phản đối quyết liệt, thậm chí bị ngăn không cho vào khi anh đến thăm nhà cô gái Khương Yển lần đầu tiên. Trải qua sự nỗ lực của anh Mai-ke, mẹ vợ tương lai cuối cùng đã đồng ý gả con gái cho anh, nhưng mẹ vợ cũng đưa ra một điều kiện là anh phải mua một căn hộ tại thành phố Tô Châu để an cư. Với thực lực kinh tế của anh Mai-ke lúc ấy không mua nổi nhà ở, thế là mẹ vợ lại cho anh mượn tiền để mua nhà.
Để kiếm tiền, anh Mai-ke vừa dạy tiếng Anh tại một Trường mẫu giáo song ngữ khu mới Tô Châu, vừa dạy tiếng Anh tại nhiều Trung tâm ngoại ngữ. Sau đó anh lại chuyển sang Trường Đại học Li-wu-fu nằm trong Khu mới mở các trường đại học và anh còn thi đỗ bằng Thạc sĩ. Không những thành lập gia đình sinh cậu con trai, mà còn mua đổi hai lần nhà ở, anh đã hưởng thụ điều tốt lành do Trung Quốc cải cách mở cửa mang lại.
Hiện nay, anh Mai-ke coi mình là người Trung quốc, anh nói, anh đã quen với phong tục tập quán Trung Quốc, không cảm thấy mình là người nước ngoài. Anh tham gia đội bóng đá Phi Long của Tô Châu, mọi người quen thuộc anh, có người hỏi anh là ai, thì mọi người đều nói là thủ môn của đội chúng tôi. Khi đi mua sắm bị coi là người nước ngoài, anh cảm thấy không vui, nói : Gọi tôi là người nước ngoài làm gì ? Tôi đã ở đây lâu rồi.
Hoạt động cộng đồng chung cư của Khu vườn Công nghiệp Tô Châu rất phong phú, anh Mai-ke là người tham gia tích cực : Cộng đồng chung cư tạo điều kiện để anh có thể làm quen với mọi người. Ở đây có bể bơi, sân chơi quần vợt, sân chơi bóng rổ, mọi người cùng chơi thể thao.
Hiện nay, Tô Châu ngày càng có nhiều chỗ thích hợp với cuộc sống thư giãn cho người nước ngoài, trung tâm các khu vườn Công nghiệp giáp nhau đều có quầy bán thực phẩm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ, anh Mai-ke muốn ăn món mỳ ống I-ta-li-a không phải lặn lội tới tận Thượng Hải nữa. Anh cảm thấy rất hài lòng với cuộc sống ở Tô Châu.
Anh Mai-ke rất hạnh phúc được làm giáo viên. Nhà ở cũng tốt, ở bên Hồ Độc Thự rất tiện, con trai anh học mẫu giáo ở đây, anh hàng ngày có thể đưa đón con trai. Bạn coi đường phố ở đây tương đối rộng, đi xe buýt cũng tiện, nếu về Anh quốc thì anh Mai-ke sẽ không có cuộc sống như thế này.
Năm học mới khai giảng, anh Mai-ke lại đón một lớp học sinh mới, tâm trạng anh cũng có phần hồi hộp như khi anh mới đặt chân đến Trung Quốc.
Ngày 3 tháng 9, anh Mai-ke bước vào lớp học, viết lên bảng, học sinh chăm chú lắng nghe, anh hơi hồi hộp và có phần phấn chấn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |