Kể từ thập niên 90 thế kỷ trước đến nay, rất nhiều nông dân làm công vào thành phố làm việc, chị Chí quê ở thôn Trung Lâm, thị trấn Bình Tương, huyện Thông Vị, tỉnh Cam Túc cũng là một trong những nông dân đó.
Sau khi tốt nghiệp cấp hai, chị Chí từng làm thợ hái bông ở Tân Cương, từng làm việc tại miền Nam Trung Quốc. Năm 2005, chị Chí vào làm việc và trụ vững tại một doanh nghiệp hoá chất dân dụng lớn ở Thượng Hải, trở thành giám đốc bộ phận. "Thu nhập hàng tháng của tôi khoảng 6-7 nghìn Nhân dân tệ, nói chung cũng được". Chị Chí mỉm cười khiêm tốn. Song trên thực tế, mức thu nhập này nếu so với thu nhập bình quân đầu người chưa đến 3000 Nhân dân tệ/năm ở huyện Thông Vị thì chắc chắn sẽ là niềm mơ ước của biết bao người.
Năm 2007, cuộc sống của chị Lưu Chí bắt đầu thay đổi. Chị kết hôn với anh La Xuân Khánh - giáo viên của trường Trung Lâm ở quê nhà. Sau khi lập gia đình, giống như rất nhiều gia đình lên thành phố làm công ở Trung Quốc, chị Chí đứng trước sự lựa chọn. Do gia đình người thân đều ở đây, vì vậy, sau nhiều năm bôn ba làm việc ở bên ngoài, trong lòng chị Chí luôn mong ước có một cuộc sống ổn định, cuối cùng chị Chí đã chọn về quê lập nghiệp.
Năm thứ hai sau khi kết hôn, vừa vặn "Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về những vấn đề quan trọng thúc đẩy cải cách và phát triển nông thôn" được ban hành. Chính sách của Chính phủ Trung Quốc đưa ra thông điệp rõ ràng, "cho phép nông dân lưu chuyển quyền kinh doanh đất nhận khoán qua phương thức chuyển khoán, cho thuê, đổi cho nhau, chuyển nhượng, hợp tác cổ phần...", những nơi đủ điều kiện còn có thể phát triển chủ thể kinh doanh quy mô như nông hộ chuyên môn lớn, trang trại gia đình, hợp tác xã chuyên ngành của nông dân...
Biện pháp nhằm huy động tài nguyên dồi dào nhất ở nông thôn này đã từ miền Trung và miền Đông – vùng miền giàu nhất Trung Quốc từng bước lan rộng tới miền Tây – vùng đói nghèo của Trung Quốc, tới tận thôn làng của chị Chí. Chị Chí "từng tiếp xúc thế giới bên ngoài" và anh chồng La Xuân Khánh đầu óc linh hoạt đã để mắt tới những mảnh đất bị bỏ hoang do đám thanh niên trai tráng trong thôn đã đi làm công ở bên ngoài hết. Hai vợ chồng quyết định trở thành một "nông hộ lớn" về lưu chuyển đất đai, thế là hai vợ chồng quyết định thuê lại hơn 130 ha đất ruộng của bà con láng giềng.
Phải đi rất lâu trên con đường đất gồ ghề mới tới được cánh đồng của chị Chí. Chị Chí cho biết, 3 ngọn núi và 2 thung lũng phía trước đều là "địa bàn" của chị. Nhìn ra xa, một vùng đất rộng lớn được phủ kín một màu bạc, vài thửa ruộng mới đắp bờ làm đất hiện lên màu đất mới.
Chị Chí kết nối các mảnh ruộng lẻ tẻ của bà con nông dân lại với nhau, tạo thành ruộng bậc thang tiện cho canh tác cơ giới hoá và giữ nhiệt độ. Trên những thửa ruộng bậc thang lớn, chị Chí sử dụng các máy móc nông nghiệp loại nhỏ cày ruộng, phủ nhà kính, gieo giống và phun thuốc bảo vệ thực vật, "tiết kiệm được rất nhiều giá thành nhân công".
Năm nay, tận dụng chính sách ưu đãi của chính quyền địa phương về dốc sức nhân rộng nhà kính và giống tốt, chị Chí đã trồng 100 ha khoai tây và 20 ha ngô trong nhà kính. Chị Chí cho biết, chỉ riêng trồng ngô theo kỹ thuật trồng trong nhà kính do địa phương giới thiệu, sản lượng có thể đạt 9 tấn/ha, nếu tính giá thành tiết kiệm được do sử dụng cơ giới hoá, thì thu nhập không hề ít hơn so với làm công ở ngoài.
So với những người làm trồng trọt đơn thuần, chị Chí giống một người quản lý kinh doanh ruộng đất hơn. Ngay bên cạnh kho dự trữ khoai tây, phóng viên nhìn thấy 7-8 phụ nữ được chị Chí thuê chọn khoai tây. Khi vào mùa gieo trồng hoặc thu hoạch, chị Chí thường phải thuê 50-60 nông dân làm cho chị, chị vừa làm việc đồng áng, vừa làm quản lý.
Trong trào lưu nông dân đổ ra thành phố làm việc ở Trung Quốc hiện nay, rất nhiều người lo "ai sẽ làm việc đồng áng" ở nông thôn trong tương lai. Phó phòng Nông nghiệp và chăn nuôi huyện Thông Vị Mã Kiện Vũ cho biết, những cách làm nông nghiệp như "tập đoàn", "công nghiệp" hoá đã khiến mảnh đất "cằn cỗi" này trở nên tràn đầy sức sống, không những thu hút rất nhiều thanh niên giống chị Lưu Chí về quê lập nghiệp, mà còn khiến một số người muốn ra ngoài làm công nhưng lại lo đồng ruộng bị bỏ hoang được giải phóng khỏi việc đồng áng năng suất thấp, yên tâm ra ngoài làm việc.
Hàng ngày tiếp xúc với đồng ruộng, chị Chí nói đùa rằng mình làm việc cho "Tập đoàn đất đai Mã Đà Lương". Chị Chí cho biết, "nếu nói tôi trước kia làm trong 'ngành làm đẹp', thì bây giờ tôi làm trong 'ngành ánh sáng mặt trời'". Chị nói, hiện nay người nông dân không còn đơn thuần chỉ là người làm ruộng nữa, mà đã trở thành người nông dân chuyên nghiệp.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |