Bệnh tim mạch, đặc biệt là cao huyết áp rất có thể gây phương hại tới thận. Nói chung, huyết áp tăng cao dữ dội trong thời gian ngắn hoặc tăng cao nhẹ và vừa một cách kéo dài có thể dẫn đến xơ cứng thận tiến triển, đồng thời làm cho xơ cứng động mạch thận phát triển nhanh và gây tổn thương tới chức năng thận, chức năng thận bị tổn thương lại có thể dẫn đến huyết áp tăng cao.
Cao huyết áp nguyên phát chia làm cao huyết áp lành tính và ác tính, phần lớn người mắc bệnh cao huyết áp lành tính. Nếu cao huyết áp lành tính không được hạn chế trong thời gian dài thì từ 5-10 năm rất có thể thay đổi bệnh lý của xơ cứng thận tiểu động mạch lành tính, trong 5-10 năm sẽ xuất hiện triệu chứng trong lâm sàng. Xác suất xảy ra chứng xơ cứng thận tiểu động mạch lành tính liên quan chặt chẽ tới mức độ nặng nhẹ và thời gian mắc chứng cao huyết áp; biểu hiện của cao huyết áp ác tính gây tổn thương tới thận là xơ cứng thận tiểu động mạch ác tính, có thể nhanh chóng biến thành chứng suy thận giai đoạn cuối trong vài tuần thậm chí vài ngày.
Chứng xơ cứng thận tiểu động mạch với những triệu chứng trong lâm sàng là, trước tiên thường xuất hiện biến chứng ống thận, khả năng cô đặc nước tiểu bị suy giảm, ban đêm đi tiểu nhiều lần, sau đó sẽ xuất hiện biến chứng cầu thận, xuất hiện lượng chất đạm ít và vừa trong nước tiểu.
Sau khi bị tổn thương, chức năng thải Nitri và nước của thận cũng bị tổn thương, mất cân bằng chất hạ huyết áp và tăng huyết áp tiết ra từ thận, khiến huyết áp tiếp tục tăng cao. Qua đó có thể xác định, bệnh tim mạch có quan hệ nhân quả đối với bệnh thận. Vì vậy, bác sĩ Đỗ Kim Hành cho biết:
"Bệnh thận có thể là do bệnh tim mạch gây nên, suy tim cũng có thể gây phương hại tới thận; trong khi đó bệnh thận sẽ dẫn đến biến chứng tim mạch, khiến các chất trao đổi trong cơ thể không thải ra được mà gây phương hại tới tim".
Trên thực tế, xác suất gây bệnh cao huyết áp bởi bệnh thận khác nhau gây nên cũng không giống nhau, ví dụ như cao huyết áp do bệnh mạch máu thận gây nên chiếm 93%, bệnh thận đái tháo đường gây nên chiếm 87%, thận đa nang gây nên chiếm 74%, bệnh viêm thận mãn tính gây nên chiếm 63%, bệnh viêm cầu thận gây nên chiếm 54%. Kết quả điều tra cho thấy, cao huyết áp do chứng chức năng thận không hoàn hảo gây nên chiếm 80%, cao hơn rất nhiều so với người mắc bệnh thận có chức năng thận bình thường.
Bác sĩ Đỗ Kim Hành nói, điều trị kịp thời và kiểm soát tốt cao huyết áp có thể đề phòng, ổn định thậm chí xoay chuyển sự tổn thương của cao huyết áp đối với bệnh thận, giảm thiểu xác suất suy thận. Tất cả mọi phương pháp có thể hạ huyết áp hữu hiệu đều có thể làm chậm diễn biến suy thận. Trường hợp hạ huyết áp bằng một loại thuốc không đạt được hiệu quả tốt, có thể hạ huyết áp bằng cách dùng song song nhiều loại thuốc liều lượng nhỏ, như vậy có thể nâng cao hiệu quả hạn chế tăng huyết áp và giảm thiểu tác dụng phụ. Bên cạnh đó, đối với bệnh nhân chức năng thận không hoàn hảo, nên lựa chọn sử dụng thuốc hạ huyết áp bài tiết qua đường mật hoặc trao đổi qua gan thận, khi sử dụng thuốc bài tiết qua thận nhất định phải điều chỉnh liều lượng.
Nói chung, thuốc chẹn canxi có thể giảm sức cản của mạch máu thận, tăng mức lọc máu cầu thận, chống oxy hóa, giảm thiểu gốc tự do, ngăn chặn canxium tiến vào tế bào thận và gây tổn thương tới thận, giảm thiểu chứng canxi hóa thận và xơ cứng cầu thận nhằm đạt mục đích bảo vệ thận.
Bác sĩ Đỗ Kim Hành đặc biệt nhấn mạnh, trong dưỡng sinh hàng ngày phải chú ý chăm sóc tim thận tương giao, chức năng tim thận điều hòa, cân bằng lẫn nhau mới có cuộc sống lành mạnh. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, tim và thận có mối quan hệ hết sức mật thiết. Trung Y cho rằng tim thuộc hỏa, thận thuộc thủy, xét về ngũ hành gọi là thủy hỏa ký tế; xét về bệnh lý gọi là "thủy hỏa bất giao" hoặc gọi là "thủy hỏa bất tế", có nghĩa là không hài hòa.
Trung Y cho rằng, tim ở thượng tiêu, thuộc hỏa, tàng thần, là cơ quan dương trong dương; thận ở hạ tiêu, thuộc thủy, tàng tinh, là cơ quan âm trong dương. Tâm dương hạ giao thận thủy thượng tế, cho nên gọi là "thủy hỏa ký tế" hoặc "tâm thận tương giao". Âm dương, thủy hỏa, khí huyết và tân dịch giữa tâm thận đều khí hóa tương giao để duy trì cân bằng động thái cho vận động sự sống của cơ thể.
Ví dụ như trong quãng thời gian từ 11 sáng đến 13 giờ chiều là giờ Ngọ, là chánh giờ của tâm kinh, cũng là giờ chuyển tiếp giữa buổi sáng và buổi chiều cũng như giữa dương khí với âm khí. Trọng điểm dưỡng sinh vào giờ này là phải dưỡng âm, hơn nữa không nên quấy nhiễu quá trình chuyển tiếp âm dương theo thiên nhiên. Lúc này nên ngồi yên 15 phút, nhắm mắt dưỡng thần để cho tâm khí tăng lên.
Trong trường hợp bình thường, thận thủy tương tế với tim hỏa, đó tức là tim thận tương giao. Nếu âm dương tim thận bất hòa sẽ hình thành thủy hỏa bất tế, tim thận bất giao mà dẫn đến mất ngủ. Giờ Tý mất ngủ là bởi thận thủy suy yếu, tim thận tương liên, thủy suy hỏa vượng, rất dễ thương thần. Ngoài ra, nếu đến giờ ngủ cứ nghĩ vẩn vơ, sẽ trằn trọc khó ngủ, ngủ không ngon, hao tốn tâm thần. Để tránh gây phương hại tới tim thận, chúng ta nên làm như thế nào trong đời sống hàng ngày. Bác sĩ Đỗ Kim Hành cho biết:
"Một là phải tích cực phối hợp với bác sĩ để điều trị hữu hiệu bệnh nguyên phát; xét về ăn uống, đặc điểm chung của tim thận là phải cai hút thuốc, giảm độ mặn và hạn chế lượng dầu, ba là hạn chế lương thực, bốn là vận động vừa phải sẽ có tác dụng bảo vệ tim thận".
Giới thiệu kinh nghiệm dưỡng sinh chăm sóc tim thận tương giao của người thời xưa, bác sĩ Đỗ Kim Hành cho biết, ngủ trưa chính là để cho tim thận tương giao. Thế nhưng, hiện nay thời gian nghỉ trưa của lớp trẻ và cộng đồng người đi làm rất có hạn, thậm chí không có thời gian nghỉ trưa, thực trạng này không lợi cho sức khỏe.
Cho nên, buổi trưa, nếu không có điều kiện ngủ thoải mái, thì chịu khó ngồi yên chốc lát, nhắm mắt lại nghỉ mươi mười lăm phút sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, dùng lòng bàn tay xoa gan bàn chân cũng là phương pháp dưỡng sinh làm cho tâm thận tương giao. Huyệt Dũng tuyền trên gan bàn chân là huyệt kết nối với thận, còn huyệt Lao cung trên lòng bàn tay là huyệt vị trên kinh tâm bào, tượng trưng cho tâm, khi rỗi dùng lòng bàn tay xoa hoặc vỗ gan bàn chân sẽ rất tốt cho tâm thận. Bên cạnh đó ngâm chân trước khi đi ngủ cũng là thói quen rất hay. Sau khi ngâm chân, nếu dùng lòng bàn tay trái xoa gan bàn chân phải, và dùng lòng bàn tay phải xoa gan bàn chân trái cho đến nóng thì càng tốt. Như vậy có thể hỗ trợ thận phát huy tác dụng thu tàng, dẫn khí xuống dưới, lôi hư hỏa xuống, tránh khí bị ùn tắc ở phía trên, tất nhiên có lợi cho sức khỏe.
Trường hợp tức giận, khí ùn tắc ở phía trên, rất có thể dẫn đến ù tai hoặc điếc tai. Lúc này có thể dùng lòng bàn tay xoa gan bàn chân, làm cho khí cơ lưu thông, kinh lạc thông suốt, chứng ù tai hoặc điếc tai sẽ được cải thiện. Phương pháp này không những có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, mà còn rất tốt cho những người cao huyết áp.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |