Trong hơn 30 năm kể từ khi thực thi chính sách cải cách mở cửa đến nay, doanh nghiệp Trung Quốc không ngừng trưởng thành, và thu được thành tích đáng mừng trên con đường phát triển lớn mạnh. Cùng với sự phát triển của nhất thể hoá kinh tế toàn cầu, ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đi ra thế giới, tìm kiếm cơ hội làm ăn tại thị trường hải ngoại, tích cực tham gia cạnh tranh toàn cầu.
Đoàn nhà báo CRI thăm trụ sở Hãng Hàng không Phương Nam Trung Quốc
Hãng Hàng không Phương Nam Trung Quốc là công ty hàng không có máy bay vận chuyển nhiều nhất, mạng lưới tuyến bay phát triển nhất, lượng vận chuyển hành khách hàng năm lớn nhất Trung Quốc. Năm 2005, Hãng Hàng không Phương Nam đề xuất mục tiêu chuyển đổi mô hình mang tính chiến lược là xây dựng công ty hàng không mô hình mạng lưới có quy mô lớn và quốc tế hoá, từ mô hình các tuyến bay từ điểm đến điểm trước đây chuyển đổi thành các tuyến bay xoay quanh đầu mối hàng không. Năm 2010, Hãng Hàng không Phương Nam đề xuất rõ ràng xây dựng 4 đầu mối Quảng Châu, Bắc Kinh, U-rum-xi và Trùng Khánh, đồng thời coi trung chuyển tại Ô-xtrây-li-a là điểm đột phá thực hiện chuyển đổi mô hình mang tính chiến lược. Tháng 6 năm nay, Hãng Hàng không Phương Nam khai thông tuyến bay từ Quảng Châu đến Luân Đôn, cộng thêm các tuyến bay được khai thông trước đó, hình thành hai mạng lưới tuyến bay hình quạt lần lượt nối liền châu Âu và châu Đại Dương, lấy đầu mối Quảng Châu làm điểm liên kết, hình thành "đường Quảng Châu"—cây cầu trên không nối liền Âu Á và Ô-xtrây-li-a, đánh dấu Hãng Hàng không Phương Nam cất một bước đi quan trọng trong việc xây dựng đầu mối hàng không, tích cực tham gia cạnh tranh toàn cầu.
Bà Trần Tuệ Lâm, Giám đốc cao cấp bộ phận tiêu thụ hải ngoại của Hãng Hàng không Phương Nam cho biết, Hãng Hàng không Phương Nam thông qua không ngừng nâng cao trình độ quản lý và chất lượng dịch vụ, dốc sức thoả mãn những mong đợi của hành khách. Bà nói:
"Dịch vụ của chúng tôi sẽ xuyên suốt tất cả các khâu tiếp xúc với hành khách, từ khâu bán vé đến dịch vụ ở sân bay, dịch vụ trên máy bay v.v. Tháng 2 năm nay, chúng tôi lần đầu tiên tuyển chọn tiếp viên hàng không có quốc tịch Ô-xtrây-li-a phục vụ các tuyến bay đến Ô-xtrây-li-a, những tiếp viên hàng không này có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn cho hành khách nước ngoài".
Theo thống kê, năm 2011, số lượng vận chuyển hành khách của Hãng Hàng không Phương Nam lên tới 80,68 triệu lượt người, đứng thứ nhất châu Á, thứ ba toàn cầu, liên tiếp đứng đầu các hãng hàng không Trung Quốc trong 33 năm. Tính đến tháng 9 năm nay, Hãng Hàng không Phương Nam đã liên tiếp bay an toàn 10 triệu giờ, cả thảy vận chuyển hành khách 600 triệu lượt người, trình độ quản lý an toàn đứng đầu ở Trung Quốc nói riêng và quốc tế nói chung.
Tập đoàn Skyworth có trụ sở tại Thâm Quyến là một trong ba doanh nghiệp sản xuất ti-vi màu lớn nhất Trung Quốc. Ngoài dùng sản phẩm ti-vi màu mở rộng thị trường hải ngoại ra, còn phát triển sản phẩm đầu thu giải mã đa phương tiện dùng trong truyền hình (set top box) thế hệ mới để đáp ứng các thị trường khác nhau, năm ngoái lượng tiêu thụ ở hải ngoại đạt 7 triệu chiếc.
Ông Lưu Hải Bằng, Giám đốc bộ phận hỗ trợ kỹ thuật thị trường hải ngoại của Tập đoàn Skyworth nói thẳng thắn rằng, trong khi khai thác thị trường hải ngoại, công nghệ là điều then chốt. Ông nói:
"Những sản phẩm tiêu thụ ở thị trường bán lẻ nước ngoài phải có công nghệ có sức cạnh tranh rất mạnh, nếu không người tiêu dùng sẽ không có hứng thú đối với sản phẩm của mình, nếu giá cao, công nghệ lại dở, thì rất khó sinh tồn trên thị trường. Thực ra, những sản phẩm phải tiến vào thị trường bán lẻ mới chứng minh được hàm lượng công nghệ. Ít nhất, tỷ lệ giữa chất lượng và giá cả của nó phải là cao nhất, nếu không nó không thể thu được thành công trên thị trường này".
Tập đoàn Skyworth kiên trì quan niệm phát triển sáng tạo và đổi mới công nghệ, nhiều lần dẫn đầu, thúc đẩy ngành công nghiệp ti-vi chuyển đổi mô hình và nâng cấp, thành lập bộ phận nghiên cứu tại Mỹ, Hồng Công, Thâm Quyến, Bắc Kinh, Quảng Châu, Nam Kinh v.v, và tự chủ nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ hiển thị OLED, không ngừng thu được thành tích xuất sắc. Hiện nay, công ty này đã từng bước hình thành mô hình kinh doanh quốc tế hoá, các bộ phận kinh doanh và dịch vụ phân bố rộng khắp toàn cầu, sản phẩm ti-vi màu và đầu thu giải mã đa phương tiện dùng trong truyền hình bán sang các nơi Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Đông Nam Á, Nam Mỹ, Trung Đông v.v.
TV 3D của Tập đoàn TCL
Tập đoàn cổ phần TCL là một trong những tập đoàn sản xuất sản phẩm điện tử tiêu dùng lớn nhất Trung Quốc, có quy mô kinh doanh mang tính toàn cầu. Năm 1999, Tập đoàn TCL bắt đầu tìm tòi mô hình kinh doanh quốc tế hoá, quảng bá thương hiệu trên thị trường mới nổi, sát nhập thương hiệu chín muồi tại thị trường Âu Mỹ, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu Trung Quốc trong tiến trình quốc tế hoá.
Tháng 10 năm ngoái, dây chuyền sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) thế hệ 8,5 của Tập đoàn TCL chính thức đưa vào hoạt động, không những khiến Tập đoàn TCL trở thành doanh nghiệp đầu tiên Trung Quốc có năng lực sản xuất các bộ phận ti-vi màn hình LCD, thực hiện mục tiêu chiến lược có đủ chuỗi ngành nghề liên quan tới màn hình LCD, hơn nữa cũng đã thay đổi hiện trạng linh phụ kiện cốt lõi của ngành ti-vi LCD Trung Quốc dựa vào nhập khẩu.
Ông Dị Phương Ngân, Giám đốc cao cấp bộ phận quản lý dây chuyền cung ứng Trung tâm chế tạo toàn cầu về nghiệp vụ đa phương tiện của Tập đoàn TCL cho biết, quốc tế hoá doanh nghiệp không những liên quan tới sự cạnh tranh của sản phẩm, điều quan trọng hơn là sự cạnh tranh về chuỗi giá trị. Ông nói:
"Sức cạnh tranh của chúng tôi được nâng cao nhiều. Năm ngoái, chúng tôi cả thảy tiêu thụ 10,86 triệu chiếc ti-vi, năm nay tính đến ngày 16/9, chúng tôi đã tiêu thụ hơn 10 triệu chiếc ti-vi".
Tính đến nay, Tập đoàn TCL đã thành lập trụ sở nghiên cứu và hơn chục bộ phận nghiên cứu tại Trung Quốc, Mỹ, Pháp và Xin-ga-po. Ở các nước Trung Quốc, Ba Lan, Mê-hi-cô, Thái Lan và Việt Nam có gần 20 cơ sở chế tạo và gia công. Năm 2011, doanh thu của Tập đoàn TCL trên toàn cầu vượt quá 60,8 tỷ Nhân dân tệ.
Thiết bị viễn thông của Tập đoàn ZTE
Tuy nhiên, quá trình "đi ra thế giới" của doanh nghiệp Trung Quốc không phải là thuận buồm xuôi gió. Mới đây, khi tiến vào thị trường Mỹ, Công ty cổ phần viễn thông ZTE đã gặp phải luận điệu "ZTE đe doạ" và "ZTE là gián điệp" đối với an ninh mạng In-tơ-nét Mỹ. Ông Triệu Hiếu Vũ, Phó trưởng bộ phận Tiêu chuẩn của Công ty ZTE cho biết, doanh nghiệp viễn thông cũng gặp phải trở ngại lớn trong quá trình tham gia cạnh tranh toàn cầu, nhất là khi khai thác thị trường tại các nước phát triển Âu Mỹ.
Vì vậy, có chuyên gia chỉ rõ, doanh nghiệp Trung Quốc chỉ có phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, tạo cơ sở vững chắc, chiếm nhiều thị phần tại nơi có tiềm năng tăng trưởng lớn và môi trường thị trường có lợi, đồng thời coi Mỹ và những nơi khác là trung tâm nghiên cứu, cơ sở ươm tạo về quyền sở hữu trí tuệ và ý tưởng sáng tạo, như vậy mới là giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, giải quyết những công kích ngấm ngầm như "danh sách đen" v.v.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |