Số liệu mới nhất cho thấy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện từ tháng 1 đến tháng 8 của Trung Quốc ước đạt 74 tỷ 994 triệu đô-la Mỹ, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này dường như đã chứng minh quan điểm đánh giá thấp triển vọng Trung Quốc của bên ngoài.
Thế nhưng, ở tỉnh An Huy miền trung Trung Quốc lại là hình ảnh hoàn toàn khác.
Tháng 8 năm nay, Công ty TNHH động cơ đi-ê-den Giang Hoài-Navistar do Tập đoàn Navistar—nhà chế tạo xe tải nổi tiếng toàn cầu cùng Công ty cổ phần xe ô-tô Giang Hoài, An Huy liên doanh đã chính thức thành lập. Dự án này có tổng vốn đầu tư lên tới 280 triệu đô-la Mỹ, là dự án có vốn đầu tư lớn nhất tại An Huy từ đầu năm đến nay, sau khi khánh thành mỗi năm sẽ sản xuất 150 nghìn động cơ đi-ê-den.
Ông Jowers, Tổng Giám đốc công ty liên doanh cho biết, Tập đoàn Navistar đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc, cùng đối tác xuất sắc như Công ty xe ô-tô Giang Hoài thành lập công ty liên doanh, có lợi cho Tập đoàn nhanh chóng thâm nhập thị trường Trung Quốc, thực hiện sự tăng trưởng về nghiệp vụ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Số liệu do Sở Thương mại tỉnh An Huy cho thấy, trong 7 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh An Huy đã tăng 25,5%, lên tới 5,36 tỷ đô-la Mỹ.
Mặc dù trong 8 tháng đầu năm nay vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã giảm, nhưng vẫn có một số dấu hiện tích cực. Vốn đầu tư trực tiếp đến từ Đức, Hà Lan và Pháp lần lượt tăng 27,27%, 3,3% và 14,78%. Khấu trừ nhân tố ngành địa ốc giảm, vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dịch vụ tăng 5,31% so với cùng kỳ năm ngoái, vốn đầu tư nước ngoài vào ngành bán lẻ tăng 9,76%.
Khi trả lời phóng viên Tân Hoa xã, nghiên cứu viên Bộ Thương mại Trung Quốc Mai Tân Dục cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm xuống là do rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài rơi vào cảnh khó khăn, khả năng đầu tư giảm. Nguyên nhân thứ hai, một số ngành truyền thống thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng bão hoà, hoặc sức cạnh tranh giảm do giá thành tăng, đặc biệt trong ngành thâm dụng lao động truyền thống.
Ông Mai Tân Dục nói, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm, cộng thêm kinh tế các nước mới nổi phổ biến rơi vào cảnh bấp bênh mạnh mẽ từ sáu tháng cuối năm ngoái đến nay, đã ảnh hưởng đến sự dự đoán của một số nhà đầu tư đối với thị trường Trung Quốc. "Xu thế hạ giảm sẽ kéo dài một thời gian, nhưng đến sang năm hoặc năm kia sẽ tăng trở lại, tiền đề là kinh tế Trung Quốc thể hiện tính ổn định và khả năng chống lại tác động khá mạnh".
Người phát ngôn báo chí Bộ Thương mại Trung Quốc Thẩm Đan Dương cho rằng, xét từ tình hình quốc tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm, các nền kinh tế mới nổi trở thành điểm nóng mới thu hút các công ty xuyên quốc gia triển khai chiến lược, những nhân tố này dẫn đến hướng đi của vốn đầu tư trực tiếp toàn cầu có sự biến đổi mới. Xét từ tình hình trong nước, cung ứng đất đai có xu hướng thắt chặt, giá thành lao động không ngừng gia tăng v.v, khiến ưu thế cạnh tranh thu hút vốn đầu tư của Trung Quốc có phần yếu đi.
Ngày 9/9, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển công bố thông tin cho biết, theo kết quả điều tra triển vọng đầu tư thế giới, Trung Quốc tiếp tục đứng đầu về điểm đến lý tưởng cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm ngoái, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc lập mức kỷ lục, lên tới 124 tỷ đô-la Mỹ.
Tại Hội nghị Đầu tư và Thương mại Quốc tế Trung Quốc diễn ra vào tháng 9, nhân sĩ giới doanh nghiệp thế giới và chuyên gia kinh tế học nhất trí đánh giá tốt triển vọng kinh tế Trung Quốc.
"Mặc dù tình hình kinh tế toàn cầu không được tốt lắm, nhưng tôi vẫn có niềm tin mạnh mẽ đối với sự phát triển của Trung Quốc". Chủ tịch Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới Ghazi Abu Nahal nói, Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới dự định thành lập văn phòng đại diện ở Bắc Kinh, để tăng cường hơn nữa liên hệ với Trung Quốc.
Kể từ năm 2005, môi trường đầu tư của Trung Quốc bắt đầu có sự biến đổi rõ rệt: đặt tiêu chuẩn cao hơn về bảo vệ môi trường, đặt yêu cầu cao hơn về cạnh tranh công bằng, các chính sách ưu đãi đối với vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từng bước xoá bỏ chính sách ưu đãi về thuế.
Nghiên cứu viên Trương Yến Sinh, Tổng Thư ký Ủy ban học thuật thuộc Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc cho biết, năm 2008, khi thống nhất thuế doanh thu đối với doanh nghiệp vốn Trung Quốc và doanh nghiệp vốn nước ngoài, gánh nặng thuế của doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc là 30%, doanh nghiệp dân doanh là 22%, doanh nghiệp vốn nước ngoài chỉ là 12%.
Cùng với sự phát triển của kinh tế Trung Quốc, kết cấu của vốn nước ngoài trong kinh tế Trung Quốc cũng có sự thay đổi. Trước kia, doanh nghiệp vốn nước ngoài ở Trung Quốc chủ yếu là cơ sở gia công và lắp ráp, không xung đột lớn với doanh nghiệp vốn Trung Quốc. Nhưng hiện nay đa số sản phẩm doanh nghiệp vốn nước ngoài tiêu thụ trong nước Trung Quốc, cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp vốn Trung Quốc.
Ông Mai Tân Dục cho rằng, Trung Quốc vẫn là điểm đến lý tưởng, vì Trung Quốc có một số ưu thế rõ rệt như: chính trị ổn định, đội ngũ lao động có tố chất văn hóa, tuân thủ kỷ luật, thị trường Trung Quốc có quy mô to lớn, cơ sở hạ tầng tốt đẹp.
Ông Mai Tân Dục nói: "Tính ổn định kinh tế vĩ mô Trung Quốc cũng ưu việt hơn nhiều nước, điều này thể hiện rõ nét trong những năm qua kể từ khi nổ ra khủng hoảng cho vay thứ cấp, và tiếp tục được thể hiện trong sự bấp bênh kinh tế của các nền kinh tế mới nổi xảy ra từ năm ngoái. Tôi tin rằng, ngày càng nhiều nhà đầu tư sẽ coi Trung Quốc là nơi tránh bão".
Xét từ lâu dài, Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì cải cách mở cửa, điều này khiến mối lo ngại về "Bước đi cải cách của Bắc Kinh đang chậm lại" của bên ngoài trở thành điều không cần thiết.
Trong bài phát biểu quan trọng ngày 23/7, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nêu rõ, Trung Quốc thực hiện sự phát triển nhanh chóng trong hơn 30 năm qua là dựa vào chính sách cải cách mở cửa, sự phát triển trong tương lai vẫn phải kiên trì bất di bất dịch chính sách cải cách mở cửa.
Điều khác với trước kia là, công tác thu hút nhà đầu tư nước ngoài của chính quyền các địa phương Trung Quốc đang có sự thay đổi. Trong 7 tháng đầu năm nay, hơn 150 dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn đến với tỉnh An Huy, dự án lớn đã trở thành chủ lực sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của địa phương.
Sở Thương mại tỉnh Chiết Giang cho biết, những năm qua tỉnh Chiết Giang tăng cường công tác thu hút vốn đầu tư và lựa chọn các nhà đầu tư, khuyến khích vốn nước ngoài đầu tư vào ngành chế tạo mũi nhọn, ngành công nghiệp công nghệ tiên tiến, ngành dịch vụ hiện đại, ngành công nghiệp năng lượng mới, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, hạn chế nghiêm ngặt các dự án gây ô nhiễm nặng, tiêu hao năng lượng nhiều và tài nguyên, cũng như các dự án có trình độ công nghệ thấp, mở rộng năng lực sản xuất dư thừa. Trong khi đó, tỉnh Chiết Giang còn tăng cường công tác thu hút vốn đầu tư, cải tiến phương thức phê duyệt, đơn giản hoá thủ tục phê duyệt, cải thiện môi trường đầu tư.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |