Trạm xá thôn Xi-ji-tan nằm bên đường quốc lộ cách huyện lỵ Quí Đức 5 km, một tủ thuốc xinh xắn, một chiếc bàn làm việc, năm chiếc giường bệnh, một chiếc bếp đốt bằng than, một chiếc tủ đựng bệnh án, đó là toàn bộ tài sản của trạm y tế.
Chị Ngưu Phượng Anh năm nay 45 tuổi là một bác sĩ thôn quê "Lương y như từ mẫu". Năm 1989, sau khi tốt nghiệp Trường Y châu Hải Nam, chị được cử đến công tác tại Trạm xá thôn Xi-ji-tan, do khu Tạng thiếu y bác sĩ, thời gian qua chị Ngưu Phượng Anh một mình phụ trách sức khỏe, phòng dịch bệnh và cứu chữa cho hơn 1200 người trong cả thôn.
23 năm qua, già trẻ gái trai trong thôn đều là khách quen của Trạm xá, người mắc bệnh đến khám chữa bệnh, người không mắc bệnh cũng đến trò chuyện với chị Anh, tiện thể mang cho chị rau xanh và hoa quả nhà mình tự trồng. Nhắc đến bà con thôn Xi-ji-tan, chị Ngưu Phượng Anh nói, ở đây không có quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân gì cả, mọi người đối xử với nhau như là bạn bè thân thuộc hay người nhà họ hàng thân thích. Chị Anh nói, chị làm việc ở đây thời gian tương đối lâu rồi, bà con tin tưởng và tôn trọng chị. Vào hè, chị ăn rau xanh đa số là của bà con cho chị, khi đến khám chữa bệnh, bà con thường mang theo rau xanh cho chị.
Do quan hệ giữa chị với mọi người trong thôn như anh chị em ruột thịt, chị Anh hết sức quan tâm chăm sóc đối với một số bà con đến khám chữa bệnh. Bà con trong thôn có hoàn cảnh gia đình khó khăn không muốn đến bệnh viện huyện khám chữa bệnh, họ đến Trạm xá chị khám bệnh khất nợ. Đối với những người có hoàn cảnh như vậy, chị Ngưu Phượng Anh ngoài khám bệnh cho họ ra, có lúc còn ứng tiền túi cho họ trả tiền thuốc thang.
Chị Khưu Thạch Hoa là một trong nhiều sản phụ được chị Ngưu Phượng Anh đỡ đẻ. Năm 1990, sau khi mới đến trạm xá, chị Anh mới hơn 20 tuổi đã gánh vác trọng trách bà đỡ cho phụ nữ có bầu trong thôn. Do đều là nữ giới, nên chị Anh càng quan tâm và chăm sóc các chị em có bầu trong thôn. Chị Anh nhắc nhở chị em định kỳ khám thai, hết lòng chăm sóc khi đỡ đẻ, giúp đỡ chị em phục hồi sức khỏe sau khi đẻ. Từ năm 1990 đến năm 2007, chị Ngưu Phượng Anh đã đỡ đẻ cho tất cả các chị em sinh nở trong thôn Xi-ji-tan, hơn 300 trẻ sơ sinh trong thôn nhờ bàn tay của chị Anh ra đời khỏe mạnh. Một lần, một phụ nữ ngày sinh nở chậm lại, bác sĩ Anh sợ xẩy ra bất trắc đã đến tận nhà túc trực liên tục hai đêm liền để đỡ đẻ. Sáng sớm tinh mơ ngày thứ ba sau khi sản phụ sinh nở mẹ tròn con vuông thì đột nhiên băng huyết, may mà bác sĩ Anh có mặt đã kịp thời cứu chữa mới thoát khỏi nguy hiểm.
Sau năm 2007, nhà nước bắt đầu đề xướng phụ nữ sinh đẻ đến khoa sản bệnh viện, bác sĩ Anh dần dần rút khỏi công việc đỡ đẻ, chị bỏ nhiều tâm sức vào các mặt Y tế công cộng, quản lý người cao tuổi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.v.v... Thôn Xi-ji-tan nằm trên cao nguyên, nhiều người trong thôn mắc bệnh cao nguyên, mùa đông có nhiều người bị cảm, nên bác sĩ Anh rất bận, hàng ngày cần khám chữa bệnh cho 20 – 30 người.
Chị Anh nói, vào mùa đông, chị hầu như hàng ngày không có thời gian ăn cơm trưa, đừng nói ăn cơm trưa, có lúc không có thời gian đi nhà xí. Bận tíu tít, mua thuốc và tiêm tương đối nhiều, người cao tuổi, người huyết áp cao, hàng ngày đều cần đo huyết áp nên rất bận.
Bác sĩ Ngưu Phượng Anh rất bận, hàng ngày chị cần khám chữa bệnh cho bà con đến bệnh xá, hai tuần chị lại mang dụng cụ chẩn bệnh đến nhà người già đi lại không tiện hay người già cô đơn trong thôn phục vụ, mỗi tháng chị còn đến bệnh viện xã tham gia lớp bồi dưỡng Y tế, còn định kỳ khám sức khỏe cho trẻ sơ sinh, tiêm chủng, kiểm tra sức khỏe phụ nữ thai nghén, hàng năm chị còn đến bệnh viện huyện Quý Đức chuyên tu.v.v... Trong tủ hồ sơ của trạm xá xếp tám xấp dày bệnh án, theo thứ tự khoa nội, khoa ngoại, khoa sức khỏe bà mẹ và trẻ em.v.v... xếp ngay ngắn, đôi lúc rỗi rãi chị Anh còn chỉnh lý lại hồ sơ bệnh án của bà con trong thôn. Do bận rộn, nên nhà chị cách bệnh xá 5 km trở thành "Nhà trọ" của chị Anh, cậu con trai 23 tuổi và cô con gái 18 tuổi cơ bản do chồng chị nuôi nấng chăm sóc. Cuối tuần, chị Anh còn gọi chồng chị đến trạm xá giúp quét dọn, sắp xếp thuốc men, gọi con trai và con gái đến giúp bệnh nhân đo huyết áp, tiếp nước. Người nhà đều trở thành "Y tá" của trạm xá thôn.
Dưới sự ảnh hưởng của mẹ, con trai và con gái của chị Ngưu Phượng Anh đều lựa chọn học ngành Y. Mùa hè năm nay, con trai chị tốt nghiệp Trường Y Thương Khưu tỉnh Hà Nam, chị Ngưu Phượng Anh đã thuyết phục được con trai về làm việc tại Trạm xá thôn Xi-ji-tan, chị mong con trai tiếp tục kiên trì công việc này của mình. Chị Ngưu Phượng Anh cho biết, chị làm việc nhiều năm ở thôn này rồi, nếu chị thôi việc mà không có người thay thế thì thật đáng tiếc, thật là bất tiện đối với bà con trong thôn. Con trai tốt nghiệp Trường Y Thương Khưu tỉnh Hà Nam, hiện nay chuẩn bị làm trợ tá cho chị và đến bệnh viện huyện chuyên tu. Con trai kế tiếp công việc của chị, đến lúc tìm đối tượng cũng tìm cô gái làm công việc ngành Y, đợi đến khi chị nghỉ hưu sẽ để cho hai vợ chồng con trai chị cùng làm việc tại trạm xá này.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |