Ảnh: "Quẹt điện thoại di động" dần dần trở thành thời thượng ở Trung Quốc
Chàng thanh niên họ Vương, người Bắc Kinh dạo này say mê việc thanh toán qua điện thoại di động: sau khi cùng bạn ăn xong ở nhà hàng, không cần lấy ví ra trả tiền, cũng không cần quẹt thẻ, chỉ cần mở một ứng dụng cài sẵn trong di động, rồi lắc di động một cái, tài khoản thanh toán của nhà hàng sẽ xuất hiện trên màn hình điện thoại, rồi bấm số tiền phải thanh toán bằng tiền trong tài khoản di động, như vậy là xong.Anh Vương nói: "Thanh toán qua di động tiện hơn nhiều so với quẹt thẻ, không cần mang theo nhiều thẻ, sau này thậm chí ví tiền cũng không cần mang theo". Thanh toán qua di động mà anh Vương không tiếc lời khen ngợi là một loại hình thanh toán di động rất thịnh hành hiện nay.
Ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, nhiều người dân thành phố đã sử dụng thẻ điện thoại SIMPASS, sau khi cắm thẻ vào di động, thì di động sẽ biến thành "ví tiền", ngoài dùng để thanh toán khi mua sắm ra, giải pháp này còn có thể trả tiền đậu xe, quẹt di động mua vé xe-buýt và còn được ưu đãi, quẹt di động trả tiền lấy số khám và thanh toán chi phí khám bệnh tại nhiều bệnh viện...
Ở Thượng Hải, ba công ty lớn khai thác dịch vụ In-tơ-nét gồm công ty Focus Media, công ty Juhuasuan và công ty thanh toán trực tuyến Alipay mới đây đã phối hợp đưa ra một dịch vụ mới: người tiêu dùng sử dụng di động có lắp ứng dụng Alipay để chụp mã vạch hai chiều trên màn hình của công ty Focus Media, thì có thể thực hiện mua sản phẩm hoặc dịch vụ đang được quảng cáo. Hiện nay, dịch vụ này đã cung cấp qua hơn 30 nghìn màn hình của công ty Focus Media tại 7 thành phố gồm Bắc Kinh, Thượng Hải v.v.
"Theo mô hình truyền thống, từ quảng cáo đến người tiêu dùng mua sắm ở cửa hàng, thường phải trải qua nhiều khâu, nhưng theo giải pháp của công ty Alipay, chúng tôi sẽ khiến người tiêu dùng trực tiếp thực hiện mua và thanh toán trong khi xem quảng cáo." Tổng Giám đốc điều hành công ty Focus Media Giang Nam Xuân cho biết, thông qua giải pháp thanh toán bằng quét mã vạch hai chiều do công ty Alipay cung cấp, có triển vọng khai thác thị trường trị giá một trăm tỷ Nhân dân tệ trong vòng 3 năm.
Tháng 6 năm nay, Công ty China Mobile và công ty China UnionPay đã ký một hiệp định khung về hợp tác nghiệp vụ thanh toán di động, hai công ty dự định thí điểm cung cấp dịch vụ thanh toán di động trong khu thương mại của ít nhất 50 thành phố Trung Quốc, đưa ra giải pháp thanh toán di động dựa trên công nghệ giao tiếp phạm vi gần (NFC).
Được biết, sau khi hai công ty này hợp tác với nhau, các thuê bao di động có thể thông qua "quẹt di động" trên máy quẹt thẻ POS có dán logo "Quick Pass" thực hiện thanh toán dựa trên công nghệ NFC, cũng có thể thông qua gõ vào màn hình di động để thanh toán thẻ tín dụng, nộp các loại chi phí, mua sắm trực tuyến v.v.
Đằng sau các nhà khai thác dịch vụ liên tiếp đưa ra giải pháp thanh toán di động, là ngành công nghệ thanh toán di động của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, số liệu của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho thấy, tính đến cuối năm 2011, khách hàng sử dụng phương thức thoan toán di động của Trung Quốc lên tới 145 triệu, tăng gần 60% so với năm 2010. Số liệu năm 2012 dự tính sẽ lạc quan hơn.
Tháng 8 năm nay, công ty kiểm toán Deloitte & Touche ra báo cáo "Xu thế và triển vọng về ngành công nghệ thanh toán di động của Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2015" cho biết, thị trường thanh toán di động của Trung Quốc đã thu hút các tổ chức tài chính, các nhà khai thác mạng di động và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thứ ba đồng loạt vào cuộc. Dự tính đến năm 2015, phương thức thanh toán di động sẽ trở thành phương thức thanh toán chính của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, nhân sĩ trong ngành cũng thừa nhận, ngành công nghệ thanh toán di động vẫn đứng trước nhiều nhân tố hạn chế như người tiêu dùng lo ngại vấn đề an toàn khi thanh toán, chuỗi ngành nghề vẫn phải hoàn thiện, triển vọng chính sách không xác định, tỷ lệ phổ cập nhìn chung vẫn chưa cao, đa số sản phẩm thanh toán di động vẫn ở giai đoạn sử dụng thử vào mục đích thương mại v.v. Trong đó, vấn đề an toàn khi thanh toán đặc biệt quan trọng.
Năm ngoái, công ty Gemalto-một công ty nổi tiếng thế giới về an ninh kỹ thuật số công bố kết quả của một cuộc điều tra cho thấy, hơn 1/3 người được hỏi lo ngại về vấn đề an toàn khi thanh toán qua di động, 46% người được hỏi cho rằng nếu "ví di động" bị đánh cắp sẽ phải đối mặt với các hoá đơn có số tiền khổng lồ.
Nhân sĩ phân tích chỉ rõ, xét từ thị trường thanh toán di động hiện nay, mô hình thương mại do các tổ chức tài chính đóng vai chủ đạo lấy cung cấp dịch vụ tài chính chuyên nghiệp làm chính, có thể tập trung tận dụng mạng lưới tài chính, hệ thống thanh toán, nguồn khách hàng hiện có, nhưng năng lực kiểm soát các nhà chế tạo thiết bị đầu cuối khá yếu. Ngược lại, mô hình do các nhà khai thác mạng di động đóng vai chủ đạo, có năng lực kiểm soát các nhà chế tạo thiết bị đầu cuối khá mạnh, nhưng thiếu nguồn khách hàng. Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thứ ba có ưu thế về nguồn thuê bao và các nhà kinh doanh trực tuyến (online), nhưng thiếu nguồn các nhà kinh doanh ngoại tuyến (offline), chỉ có một chút ảnh hưởng đối với các nhà chế tạo thiết bị đầu cuối.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |