Do khủng hoảng nợ công châu Âu, nhu cầu nước ngoài suy giảm, "tình hình ngoại thương Trung Quốc vẫn rất cam go". Ngày 19/9, Người phát ngôn báo chí Bộ Thương mại Trung Quốc Thẩm Đan Dương đã cho biết như trên tại buổi họp báo hàng tháng.
Từ đầu năm đến nay, do khủng hoảng nợ công châu Âu tiếp tục xấu đi và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ giảm, nhu cầu bên ngoài suy giảm nghiêm trọng, xuất khẩu của các nước chính ASEAN giảm mạnh. Từ tháng 4 đến tháng 7, xuất khẩu của In-đô-nê-xi-a giảm liên tục trong 4 tháng, trong đó, tháng 6 giảm 16%, tháng 7 giảm 7,3%; tháng 1 đến tháng 3 là xuất siêu, nhưng sau đó đã chuyển sang nhập siêu, trong đó, tháng 6 nhập siêu lên tới 1,3 tỷ đô-la Mỹ, tháng 7 nhập siêu là 180 triệu đô-la Mỹ. 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của hai nước Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po tăng rất chậm. Xuất khẩu của Thái Lan cũng giảm 5 tháng trong 7 tháng đầu năm nay.
Tình hình kinh tế của Trung Quốc và ASEAN có điểm tương đồng, nên rất coi trọng thị trường của đối phương. Trong bối cảnh môi trường bên ngoài tiếp tục xấu đi, Hội chợ Triển lãm Trung Quốc—ASEAN lần thứ 9 khai mạc vào ngày 21/9 đã thu hút sự quan tâm cao của doanh nghiệp Trung Quốc và ASEAN. Đoàn Việt Nam và đoàn Lào đều do Thủ tướng dẫn đầu, còn đoàn Mi-an-ma do Tổng thống dẫn đầu. Trong thời gian diễn ra Hội chợ Triển lãm, Tổng thống Mi-an-ma Thên Xên sẽ triển khai cuộc đối thoại bàn tròn với Tổng Giám đốc điều hành của nhiều công ty Trung Quốc, ngoài ra Mi-an-ma sẽ tổ chức hoạt động giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước và buổi xúc tiến kêu gọi đầu tư. Đoàn Ma-lai-xi-a và đoàn Thái Lan cũng do Phó Thủ tướng dẫn đầu.
Doanh nghiệp Trung Quốc cũng rất tích cực tham gia triển lãm. Ban tổ chức Hội chợ Triển lãm Trung Quốc—ASEAN cho biết, các tỉnh thành miền Trung như Hồ Nam, Giang Tây, Vân Nam v.v có quy mô tham gia triển lãm tăng khá nhanh, các tỉnh thành miền đông như Phúc Kiến, Quảng Đông, Chiết Giang, Giang Tô, Thượng Hải v.v vẫn duy trì quy mô tham gia triển lãm khá lớn.
Trước đó, khi trả lời phóng viên, ông Hứa Ninh Ninh, Phó Tổng Thư ký thường trực Phân ban Trung Quốc Hội đồng Thương mại Trung Quốc—ASEAN chỉ rõ, môi trường kinh tế bên ngoài xấu đi đã khiến quan hệ Trung Quốc—ASEAN xích lại gần nhau. Năm 1997, khi khủng hoảng tài chính tàn phá châu Á, Trung Quốc và ASEAN tổ chức cuộc hội đàm "10+1"; năm 2010 sau cuộc khủng hoảng tài chính, Trung Quốc và ASEAN đã khánh thành Khu vực Mậu dịch tự do. Hiện nay kinh tế Mỹ và châu Âu ảm đạm, có lý do tin tưởng rằng quan hệ thương mại Trung Quốc—ASEAN sẽ xích lại gần nhau hơn.
Số liệu thống kê quả thật rất đáng lạc quan giống như ông Hứa Ninh Ninh đã dự đoán. Từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc—ASEAN lên tới 252,87 tỷ đô-la Mỹ, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong khoảng thời gian này, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 2497,62 tỷ đô-la Mỹ, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN cao hơn 1,5% so với tốc độ tăng trưởng ngoại thương bình quân của Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ nhất của ASEAN, ASEAN đã vượt Nhật Bản, trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc. Hai bên triển khai hợp tác trong nhiều lĩnh vực gồm nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, chế tạo, gia công v.v, quan hệ kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng được thắt chặt.
Về vấn đề Nam Hải mà bên ngoài lo ngại, trước đó tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành nói: "Vấn đề Nam Hải sẽ không ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN." Từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào các nước ASEAN đã tăng 40,5%. Thứ trưởng Cao Hổ Thành nói: "Trung Quốc giữ thái độ lạc quan và có niềm tin đối với việc phát triển quan hệ kinh tế-thương mại Trung Quốc—ASEAN trong 6 tháng cuối năm nay, thậm chí trong tương lai".
Thứ trưởng Cao Hổ Thành cho biết, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính quốc tế tiếp tục gây ảnh hưởng, mâu thuẫn và vấn đề khu vực thỉnh thoảng xảy ra, Trung Quốc và ASEAN có lợi ích và trách nhiệm chung trong việc duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực và duy trì đà phát triển của châu Á.
Ông Pu-xpa-na-than Xun-đram, cựu Phó Tổng Thư ký Ban Thư ký ASEAN cho biết, Trung Quốc và ASEAN đứng trước thách thức giống nhau về mặt phát triển kinh tế thương mại, hai bên đều phải đối mặt với vấn đề ảnh hưởng do kinh tế Mỹ ảm đạm và khủng hoảng nợ công châu Âu mang lại. Hai bên cần phải đi sâu triển khai hợp tác chặt chẽ, tiếp tục mở rộng thị trường, và tìm kiếm cơ hội cùng có lợi, cùng thắng.
Ông Đổng Mạn Viễn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Vấn đề Quốc tế Trung Quốc nói: "Trung Quốc và ASEAN đã hình thành cộng đồng có cùng một vận mệnh, không thể tách rời nhau".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |