Ông Quách Thiên Lộc năm nay 74 tuổi, Người kế thừa tiêu biểu di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đợt hai của Trung Quốc cho biết, nhạc khúc Tân Cương đã hình thành hơn 100 năm tức vào cuối đời nhà Thanh, nhân dân các dân tộc Hán, dân tộc Hồi và dân tộc Xi-bô cùng thưởng thức nhạc khúc này. Ví dụ như bài hát "Thiên Sơn lĩnh" hay "Xác lạc đà" dân tộc Uây-ua và dân tộc Hán hát tốp ca đều là nhạc khúc Tân Cương, nhạc khúc Tân Cương hình thành như thế nào, có phải do nhiều dân tộc cùng sáng tạo không, dân tộc Hán cũng hát, dân tộc Uây-ua cũng hát, dân tộc nào cũng hát không, vả lại làn điệu nhạc Tân Cương mượt mà uyển chuyển, không những hấp thụ kịch mơ màng Thiểm Tây của dân tộc Hán và khúc điệu của Thanh Hải, Cam Túc, điều quan trọng hơn là trong đó còn có thành phần dân tộc thiểu số, cho nên nhạc của Tân Cương thật xứng đáng là bông hoa văn hóa ngát hương của Thiên Sơn tuyệt vời.
Nhạc khúc của Tân Cương thường gọi là "Tiểu khúc tử", Nguyên niên Quang Tự nhà Thanh, Tổng đốc Thiểm Tây Cam Túc Tả Tông Đường dẫn quân chinh phạt miền Tây, nhiều tướng lĩnh và quân lính người Thiểm Tây và Cam Túc vào đóng quân tại Tân Cương, người làm ăn buôn bán và nghệ nhân dân gian từ nội địa cũng lần lượt vào Tân Cương. Nhạc khúc của Thiểm Tây, trống của Lan Châu, đàn của Thanh Hải, còn có câu chuyện thú vị của dân gian, hoa quả ngọt ngào hòa với trà sữa thơm ngon, cùng hội nhập trong cuộc sống tha phương, thế là nhạc khúc Tân Cương ra đời.
Nhạc khúc Tân Cương chủ yếu phân bố tại 8 huyện và thành phố thuộc châu tự trị dân tộc Hồi Chang-ji, đối thoại sử dụng phương ngôn Hán ngữ Tân Cương, lời ca và điệu nhạc hòa quyện nhiều ngôn ngữ dân tộc và làn điệu âm nhạc.
Nhạc khúc Tân Cương có hình thức vui nhộn, bộc lộ tâm can, điệu hát thiết tha dùng phương ngôn Tân Cương hát hý khúc, vì vậy có bầu không khí sinh hoạt đậm đà, thường thường biểu diễn vào lúc tổ chức lễ cưới xin, lễ mừng thọ và lúc nông nhàn. Có lúc, một người, một chiếc ghế tựa và một chiếc quạt giấy là có thể hát cả ngày. Nếu hát điệu đều đều, chỉ cần một bản nhạc là có thể phổ tất cả lời vào trong đó. Bài hát Tân Cương là nghệ thuật bao dung, nhạc khúc truyền đến đâu sẽ có dấu ấn văn hóa của địa phương đến đó. Có thể nói là "Thập lý bất đồng âm, bách lý bất đồng tục". Đồng thời, nhạc khúc Tân Cương không giống Kinh kịch chau chuốt từng động tác tay, ánh mắt, bước đi, thường các động tác rất khoa trương, mang tính cách phóng khuáng của người Tân Cương.
Trong quá trình phát triển trăm năm qua, nhạc khúc Tân Cương trải qua năm chìm bảy nổi như cuộc đời bể dâu của một người cao tuổi.
Năm 1991, Đoàn kịch nhạc khúc Tân Cương được Bộ Văn hóa Trung Quốc tặng danh hiệu "Thiên hạ đệ nhất đoàn". Hơn 30 năm qua, Đoàn đã dàn dựng hơn 100 vở kịch, biểu diễn lưu động hơn 3000 buổi.
Nhưng Nhạc khúc Tân Cương cũng đứng trước nguy cơ sinh tồn như đa số di sản văn hóa phi vật thể khác. Nhân tài thất thoát, kinh phí thiếu thốn luôn quấy nhiễu sự phát triển của Đoàn kịch nhạc khúc Tân Cương. Đi biểu diễn trừ tiền thuê xe, thuê sân bãi, sửa chữa thiết bị.v.v..., phí tổn còn lại không đáng kể, thường biểu diễn vất vả cả ngày, tiền thù lao chỉ đủ mua đĩa mỳ xào.
Điều khiến mọi người vui vẻ và yên tâm là, song song với phong trào công tác bảo vệ di sản Văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, nhạc khúc Tân Cương lại xuất hiện dấu hiệu đổi đời. Đoàn kịch nhạc khúc Tân Cương đã lần lượt thu tập và chỉnh lý hơn 120 vở kịch nhạc khúc, gần 180 bài khúc điệu, kế hoạch bảo vệ lâu dài nhạc khúc Tân Cương đã được ấn định.
Phó nghiên cứu viên Sở nghiên cứu Nghệ thuật Tân Cương cho rằng, từ mức độ nào đó mà nói Nhạc khúc Tân Cương là một loại văn hóa nhập cư, mà hiện nay lại là loại văn hóa đa nguyên, tại sao quần chúng yêu chuộng ?Bởi vì nhạc khúc Tân Cương là đồng thuận văn hóa, trong tôi có bạn, trong bạn có tôi, nguyên tố âm nhạc đều có thể hòa quyện lẫn nhau, mọi người cảm thấy hát những bài hát quê hương thật thân thiết gần gũi.
Ngày 20 tháng 5 năm 2006, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn đưa nhạc khúc Tân Cương vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đợt đầu tiên. Để có người kế thừa Kịch nhạc khúc Tân Cương Di sản Văn hóa phi vật thể dân gian xuất sắc này, năm 2009, Trường tiểu học thị trấn Ngũ Công Đài huyện Hu-tu-bi đã đưa kịch Nhạc khúc Tân Cương vào chương trình giảng dạy của mình.
Người Tân Cương yêu thích nhạc khúc Tân Cương như người Bắc Kinh yêu chuộng Kinh kịch, như người Hà Nam yêu mến kịch Dự, như người Đông bắc yêu lối hát nhị nhân chuyển vậy, say mê hết chỗ nói. Nhạc khúc Tân Cương như một bộ phận trong cơ thể của người Tân Cương, vĩnh viễn không thể tách rời. Hơn 100 năm đã trôi qua, nhạc khúc Tân Cương không già cỗi, như một cây cổ thụ lại đâm chồi nảy lộc tràn trề sức sống.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |