Vùng châu thổ sông Châu Giang phì nhiêu màu mỡ miền Nam Trung Quốc có "Quê hương khúc nghệ Trung Quốc" mang bầu không khí nghệ thuật đậm đà, miền nước Lãnh Nam rộng 80 km vuông kênh rạch ngang dọc chằng chịt, ban ngày ầm ầm tiếng máy trong công xưởng, buổi tối tiếng nhạc du dương trong khu nhà ở, đan dệt nên cảnh tượng hài hòa của muôn nhà an cư lạc nghiệp. Đó là phường Dung Quế quận Thuận Đức thành phố Phật Sơn tỉnh Quảng Đông Trung Quốc.
Hơn 100 năm qua, nghệ thuật truyền thống Việt khúc đã sinh sôi nảy nở ở địa phương, truyền từ đời này sang đời khác. Hiện nay, 26 ủy ban thôn và ủy ban tiểu khu thuộc phường Dung Quế có 24 đoàn thể khúc nghệ dân gian, còn khúc nghệ gia đình thì nhiều vô kể. Khi đến những ngày lễ hay ngày kỷ niệm, phường hoặc tiểu khu tổ chức đêm Việt khúc, người hâm mộ cách dăm ba ngày lại tổ chức Việt khúc gia đình là một việc rất bình thường.
Ông chủ trung niên đầu tư Đoàn thể khúc nghệ, tri ân quê hương láng giềng : Ông Trần Quốc Hồng năm nay 53 tuổi, 12 năm trước đã đóng cửa xưởng ngũ kim có tính chất ô nhiễm, về quê đầu tư thành lập Đoàn khúc nghệ Dung Lý. Ông Hồng có đầu óc kinh doanh làm một bài toán kinh tế cho phóng viên, ông nói, khác với kinh doanh công xưởng thu nhập khả quan, Đoàn khúc nghệ là nơi thua lỗ dải tiền, đồng thời lại giúp ông tiết kiệm được tiền của : Chỗ này ngoài tiêu tiền ra, nhưng đồng thời là nơi giúp tích cóp tiền của. Ông Hồng hàng tháng trả hơn 2 nghìn Nhân dân tệ / tháng lương cơ bản cho nhạc công, một năm tối thiểu phải đầu tư 20 – 30 nghìn Nhân dân tệ cho Đoàn khúc nghệ. Ông Hồng dốc tâm sức vào Đoàn khúc nghệ, không có thời gian chơi mạc chược nên tiết kiệm tiền rồi.
Đoàn khúc nghệ Dung Lý thành lập năm 2000, hiện có 36 thành viên, trong đó người cao tuổi nhất đã 79 tuổi, trẻ nhất mới 16 tuổi. Là Đoàn nghệ thuật do nông dân tổ hợp, họ hàng năm tổ chức trên 100 buổi biểu diễn tại cơ sở nông thôn. Ông Hồng nêu ví dụ, có lần thành viên của đoàn đi thi giành được huy chương đồng và được thưởng hơn 3 nghìn Nhân dân tệ, sau khi nộp tiền thưởng cho đoàn, ông Hồng đã bỏ ra 7 – 8 nghìn Nhân dân tệ tổ chức tiệc chúc mừng. Thật là kiếm được không đủ chi tiêu. Ông Hồng cười nói, Đoàn khúc nghệ vĩnh viễn không thể kiếm lời. Đã biết như thế tại sao ông Hồng vẫn kiên trì kinh doanh Đoàn khúc nghệ này ? Ông Trần Quốc Hồng nói việc này có liên quan tới sự từng trải của cá nhân ông : Năm ông 13 tuổi gia đình hết sức khó khăn. Một đại đội sản xuất có 13 đội sản xuất, 4 – 5 nghìn người, nhà ông nghèo nhất. Bố ông mất vào năm ông 13 tuổi, nhà không có cách nào trả nợ. Năm ông 15 tuổi, Bí thư Đại đội gọi ông đi làm, kiếm được ít tiền tại doanh nghiệp của Đại đội, sau đó còn làm giám đốc xưởng lọc dầu mấy năm. Hàng xóm láng giềng đều cảm thông và giúp đớ ông vào lúc khó khăn nhất. Cho nên hiện nay ông có chút năng lực tri ân lại láng giềng.
Hý khúc Việt kịch địa phương được cố thủ tướng Chu Ân Lai ví là "Đậu đỏ Nam Quốc", bởi vì người hâm mộ đa số là người cao tuổi, có người hình dung sân khấu có mùi dầu Cù là mỗi khi biểu diễn Việt kịch. Giống như Hội người hâm mộ Kinh kịch, người hâm mộ Việt khúc thích tự gảy đàn ca hát, đội ngũ thành viên tương đối ổn định gọi là "Si-huo-ju". Trong đoàn thể "Si-huo-ju" đa số là người cao tuổi trên 60, người trung niên trên 40 tuổi rất hãn hữu và được gọi đùa là "Thanh niên".
Ông Khu Gia Tường đã thành lập một "Si-huo-ju" tại nhà ông, có thể coi là một trong những đội ngũ được tổ chức sớm nhất ở địa phương. Bình thường mọi người gọi ông là "Anh Tường" một cách thân mật, nhưng thực ra ông năm nay đã 63 tuổi. Có lẽ do khi thành lập "Si-huo-ju" ông mới 39 tuổi, nên mọi người gọi quen miệng "Anh Tường" đã 24 năm.
Ông Khu Gia Tường từ nhỏ hâm mộ Việt khúc, mười mấy tuổi bắt đầu tự học kéo nhị, sau đó lại tự học Dương cầm. Ông Tường nói, Đoàn thể này làm cho mọi người thoải mái, vui vẻ tuổi già, khó mà hình dung nổi cuộc sống hàng ngày như thế nào nếu không có đoàn thể Việt khúc.
Ở Dung Quế, nhóm Việt khúc "Si-huo-ju" nhiều vô kể. Ông Tường cho biết, tòa nhà chung cư cách nhà ông không đến 100 mét cũng có một nhóm. Mỗi nhóm "Si-huo-ju" của địa phương có khoảng chục người, nhiều có tới mấy chục người. Màn đêm vừa buông xuống, trong nhà cư dân hay trước cửa hội trường, bên bờ sông, dưới bóng cây đa, trên quảng trường, một tốp người hâm mộ Việt khúc bày dàn nhạc, tay cầm micrô và đêm biểu diễn liên tục trong ba tiếng đồng hồ mở màn. Họ quen gọi mở màn là "Khai cục". Ở Dung Quế ngày nào cũng có "Khai cục", Việt khúc tức kịch Quảng Đông quanh năm nhộn nhịp. Chẳng trách khi đánh giá về khúc nghệ của Thuận Đức, cựu Phó chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Trung Quốc, cựu Chủ tịch Hội liên hiệp Khúc nghệ Trung Quốc La Dương tấm tắc cảm thán "Thắp sáng muôn nhà".
Thanh thiếu niên học Việt khúc, khúc nghệ truyền thống có người kế thừa. Do ảnh hưởng của ca nhạc thịnh hành, phim truyện và phim truyền hình, hý khúc truyền thống một thời khán giả lác đác, thiếu người kế thừa sự nghiệp hý khúc truyền thống. Ở Trung tâm Văn hóa Dung Quế, chúng tôi đã nhìn thấy niềm hy vọng của nghệ thuật Việt khúc truyền thống Lãnh Nam này. Ở Đây có Đoàn Khúc nghệ thanh thiếu niên Thuận Đức, sáu bảy chục em, có một số em đang học trung học, có một số em mới học mẫu giáo, các em chia ra ngồi trong phòng tập rộng hàng 200 – 300 mét vuông,khi cùng diễn tấu nhạc Quảng Đông, hoặc hát trích đoạn Việt khúc, đội ngũ thật hoành tráng, khó quên.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |