• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Nông thôn Trung Quốc đang thay đổi

    2012-09-10 15:50:35     CRIonline
    Nông thôn mới là mục tiêu mới về phát triển khu vực nông thôn do Chính phủ Trung Quốc đề xuất năm 2005, bao gồm các nội dung chính như kinh tế phồn vinh, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, môi trường tốt đẹp, văn minh hài hoà v.v. Sau nhiều năm, hiện nay diện mạo nông thôn mới ở Trung Quốc như thế nào?

    Nông thôn Trung Quốc có một câu tục ngữ "Muốn giàu có thì phải làm đường", điều này đã phản ánh quan hệ mật thiết giữa tình trạng cầu đường với sự phát triển kinh tế. Trong Quy hoạch 5 năm lần thứ 11, tức từ năm 2005 đến năm 2010, Trung Quốc cả thảy đầu tư 100 tỷ Nhân dân tệ vào việc cải tạo và nâng cấp đường ô-tô ở các huyện và xã trong toàn quốc, khiến đa số thị trấn của Trung Quốc đều có đường rải nhựa. Xây cầu làm đường khiến nông dân đi lại và trao đổi tiện lợi hơn, cũng giúp cho nông sản có kênh rộng mở hơn để bán ra ngoài. Ông Lương Bách Bân, dân làng Đa Bố Khố Nhĩ Lạp Dân, thị trấn Đại Dương Thụ, huyện tự trị dân tộc Ơ-luân-xuân, Khu tự trị Nội Mông đã chứng kiến sự thay đổi của đường xá. Ông nói:

    "Cuộc sống hiện nay thay đổi rất nhiều so với ngày trước, trước kia cứ hễ mưa, là trên đường đầy bùn và nước, ban đêm, chẳng có đèn đường. Hiện nay đã có đèn đường, mặt đường cũng được cứng hoá; trước kia ở nhà xây bằng đất, hiện nay ở căn hộ hoặc nhà xây bằng gạch; buổi tối đến quảng trường nhảy múa, trò chuyện, có tâm trạng tốt, người cũng khỏe ra."

    Ngoài đường xá được cải thiện, khi xây dựng nông thôn mới còn chú trọng cải thiện điều kiện cư trú của nông dân. Thôn Tương Hồng Ngũ là một làng ở ngoại ô huyện Vọng Khuê, tỉnh Hắc Long Giang, kể từ năm 2006 thôn này bắt đầu xây dựng nông thôn mới, lúc đó đề xuất khẩu hiệu "kiểu nhà riêng độc lập có sân vườn và kiểu trang trại". "Kiểu nhà riêng độc lập có sân vườn" là chỉ khu biệt thự có sân vườn, "Kiểu trang trại" là chỉ khu sản xuất kiểu trang trại. Thông qua xây khu nhà riêng độc lập có sân vườn, đa số người trong thôn cũ dời sang khu tập trung cư trú, rồi tập trung quản lý đất đai và thôn cũ, thực hiện sử dụng hiệu quả đất cư trú và canh tác quy mô.

    Chị Trì Tiểu Vĩ cùng chồng là anh Dương Lập Bình cư trú ở thôn Tương Hồng Ngũ, những năm trước do điều kiện kinh tế ở nông thôn rất kém, hai vợ chồng vốn kiếm sống bằng nghề làm ruộng đã đi làm thuê ở Bắc Kinh để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn. Năm 2006, họ trở về quê hương, chứng kiến sự thay đổi của quê hương, hai vợ chồng quyết định ở lại quê hương. Sau nhiều năm phấn đấu ở quê hương, hiện nay hai vợ chồng đã mua một căn hộ rộng hơn 200 mét vuông, còn đưa con đến học tại trường huyện. Chị Trì Tiểu Vĩ nói:

    "Năm 2005, chúng tôi đi Bắc Kinh, ở lại Bắc Kinh hơn 1 năm, lúc đó chúng tôi làm việc suốt ngày đêm, chỉ muốn kiếm được nhiều tiền, sau khi chúng tôi có cơ sở kinh tế, trở về quê có thể làm những việc khác, không thể suốt đời đi làm thuê ở ngoài. Hiện nay ở đây điều kiện tốt hơn nhiều, mùa đông cũng không cần đun nồi hơi, trong nhà cũng ấm hơn nhiều. Hiện nay làm việc gì cũng rất tiện, đường cũng tốt, ông xã tôi làm vận chuyển, tôi kinh doanh một hiệu cắt tóc ở nhà."

    Xây dựng đường xá và nhà ở đã giải quyết vấn đề giao thông và cư trú của nông dân, nhưng sự thay đổi của nông thôn không chỉ thể hiện ở cơ sở hạ tầng. Lâu nay, vấn đề y tế và dưỡng lão luôn là mối lo ngại lớn nhất của nông dân. Những vấn đề như mắc bệnh dẫn đến nghèo khó, mắc bệnh khiến gia đình đứng trước nguy cơ tái nghèo, người già không có người phụng dưỡng, người già không có nơi nương tựa thường khiến nông dân lo ngại. Làm thế nào để nông dân có cuộc sống tốt đẹp hơn ở quê, sự che phủ của hệ thống an sinh xã hội đặc biệt quan trọng.

    Cụ Vương Thuật Tường ở thôn Tiên Phong Bạch Ngũ, huyện Vọng Khuê năm nay đã hơn 70 tuổi, cụ suốt đời làm ruộng ở nông thôn. Những năm qua, chính sách nông thôn do Chính phủ đưa ra khiến cụ bất ngờ. Năm 2005, để thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, giảm nhẹ gánh nặng của nông dân, Chính phủ Trung Quốc xóa bỏ thuế nông nghiệp, và cấp trợ cấp trồng lương thực cho nông dân. Cụ nói, chính sách này làm cho toàn thể dân làng được hưởng nhiều lợi ích. Cụ nói:

    "Trước kia gia đình tôi phải nộp thuế 1500-2000 tệ, năm ngoái gia đình tôi được trợ cấp khoảng hơn 1700 tệ, năm nay được trợ cấp khoảng hơn 2300 tệ. Trước kia làm ruộng chúng tôi phải nộp thuế, hiện nay không những không cần nộp thuế, mà được trợ cấp. Mỗi người trong gia đình tôi được trợ cấp hơn 1000 tệ."

    Ngoài được trợ cấp trực tiếp nông nghiệp ra, Bảo hiểm y tế hợp tác nông thôn kiểu mới và Bảo hiểm dưỡng lão nông thôn kiểu mới cũng giúp nông dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính phủ quy định, đối với nông dân tham gia Bảo hiểm y tế hợp tác nông thôn kiểu mới, chi phí nằm viện do cá nhân, tập thể và Chính phủ cùng góp vốn; người già ở nông thôn trên 60 tuổi mỗi tháng sẽ được nhận tiền dưỡng lão cơ bản 55 tệ, và sẽ được lợi ích nhiều hơn theo số tiền mà cá nhân nộp cho Quỹ bảo hiểm dưỡng lão. Đầu năm nay, cụ Vương Thuật Tường không may mắc bệnh tim, trận ốm nặng này khiến cụ phải thanh toán khoản viện phí hơn 100 nghìn Nhân dân tệ. Đối với người già không giàu có, khoản chi phí này là một con số khổng lồ. Điều may mắn là cụ đã tham gia Bảo hiểm y tế hợp tác nông thôn kiểu mới, mỗi năm cụ nộp 50 tệ, khoản tiền này bao gồm bảo hiểm bệnh nặng. Với sự hỗ trợ của chính sách này, cụ đã có đủ tiền chữa bệnh. Khi đề cập tới hai chính sách bảo đảm này, cụ nói một cách xúc động rằng:

    "Hiện nay Chính phủ trợ cấp tiền dưỡng lão, nếu không phải là xã hội này, ai lo việc này? Về vấn đề khám bệnh, nếu tôi mắc bệnh này 10 năm trước, thì chắc không có tiền chữa bệnh, hiện nay Chính phủ trợ cấp một phần, gia đình lo một phần, vấn đề đã được giải quyết. Hiện nay, tính cả trợ cấp nông nghiệp, tiền dưỡng lão và tiền do chuyển đổi quyền kinh doanh ruộng khoán mang lại, gia đình tôi mỗi năm được 12-13 nghìn Nhân dân tệ, khoản tiền này đủ để gia đình tôi chi tiêu."

    Hiện nay, sự thay đổi của quê hương khiến hai vợ chồng chị Trì Tiểu Vĩ đã trở lại quê hương, và tìm thấy cơ hội tốt hơn ngay trên mảnh đất ở quê hương mình. Chính sách mới hướng tới nông thôn cũng khiến cụ Vương Thuật Tường sống khỏe mạnh và hạnh phúc, con cháu của cụ yên tâm hơn khi làm việc ở ngoài. Nông thôn có nhiều thay đổi tích cực, cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn, chế độ an sinh xã hội cũng từng bước được hoàn thiện, mong nông thôn mới của Trung Quốc ngày càng tốt hơn!

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>