• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Vài nét về chữa trị bệnh mùa đông trong mùa hè

    2012-08-22 16:27:10     CRIonline
    Trong thời gian Tam Phục năm nay, các bệnh viện lớn Trung Quốc đều tới tấp quảng bá một phương pháp điều trị mang tên "Tam phục thiếp" (dán thuốc trị bệnh trong Tam phục nóng nực nhất). Cho dù phương pháp trị bệnh mùa đông trong mùa hè theo y học cổ truyền Trung Quốc, ngày càng được nhiều người quen biết, nhưng người ta vẫn bày tỏ nghi ngờ phương pháp này. Ví dụ "Tam phục thiếp" thích hợp điều trị cho những chứng bệnh gì? Thích hợp cho những người có sức khỏe như thế nào? Cần lưu ý những gì khi áp dụng phương pháp "Tam phục thiếp"? Bác sĩ Miêu Thanh, Chủ nhiệm Khoa hô hấp Bệnh viện Tây Uyển Bắc Kinh cho biết:

    "Bệnh mùa đông" là chỉ những căn bệnh dễ phát hoặc trở nên nghiêm trọng trong mùa đông giá rét. Theo lý luận của Trung Y, những người mắc bệnh mùa đông thuộc thể chất dương hư, bốn mùa trong năm chỉ có mùa hè khiến con người có dương khí thịnh vượng nhất, áp dụng phương pháp bổ dương khí trong mùa hè để uốn nắn thể chất dương hư, giảm thiểu số lần phát bệnh và làm dịu chứng bệnh mùa đông một cách rõ rệt được gọi là chữa trị bệnh mùa đông trong mùa hè.

    Những căn bệnh mùa đông thích hợp điều trị trong mùa hè chủ yếu bao gồm bệnh đường hô hấp mãn tính gồm Hen suyễn phế quản, viêm phế quản mãn tính, sưng khí phổi do tắc phổi kinh niên, bệnh đường ruột và dạ dày mãn tính như: Viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày và tá tràng, viêm kết tràng mãn tính và bệnh cột sống và khớp xương khó chữa như viêm đa khớp v.v.

    Đặc điểm chung của các căn bệnh mùa đông đều thuộc "chứng hàn" và "chứng hư". Có nghĩa là phần lớn các căn bệnh kể trên dễ tái phát và trở nên trầm trọng trong mùa đông giá rét hoặc trong mùa có nhiệt độ chênh lệch lớn đều thuộc phạm trù "chữa trị bệnh mùa đông trong mùa hè". Bên cạnh đó, mặc dù bệnh viêm dạ dày cũng là bệnh dạ dày mãn tính, thế nhưng nó không chỉ riêng xảy ra vào mùa lạnh, cho nên không thuộc phạm trù chữa trị bệnh mùa đông trong mùa hè.

    Về phương pháp chữa trị bệnh mùa đông trong mùa hè, chính "Tam phục thiếp" được rất nhiều bệnh nhân hoan nghênh là một ví dụ rất điển hình. Bác sĩ Miêu Thanh nói:

    "Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong mùa hè, nhất là bước vào những ngày nóng nực, đây là sự thể hiện về chữa trị bệnh mùa đông trong mùa hè, thể hiện tư tưởng phòng bệnh".

    Trên thực tế, "chữa trị bệnh mùa đông trong mùa hè" là một biện pháp đề phòng. Thực ra, điều trị bệnh mùa đông trong mùa hè không chỉ đơn giản như dán thuốc cao, mà ngải cứu huyệt vị, tiêm vào huyệt vị, giác lửa trên huyệt vị, điều trị vùng rốn, đánh gió, điều trị bằng thực phẩm v.v cũng là phương pháp điều trị quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả "chữa trị bệnh mùa đông trong mùa hè".

    Nếu muốn thu được hiệu quả tốt về "chữa trị bệnh mùa đông trong mùa hè" thì lựa chọn thời cơ là điều hết sức quan trọng. "Tam phục" gồm có 30 ngày nóng nực nhất của năm, cũng là thời kỳ dương khí trong cơ thể con người thịnh vượng nhất, khí huyết lưu thông tốt nhất, kẽ hở giữa da và bắp cơ dưới da thư giãn nhất. Cho nên, phòng bệnh mùa đông bằng cách dán thuốc cao vào huyệt trong những ngày "Tam phục", có thể phát huy tác dụng ôn dương ích khí, thông kinh hoạt lạc, trừ phong tán hàn giảm đau một cách tối đa, đạt hiệu quả tốt trong phòng bệnh mùa đông.

    "Tam phục" bắt đầu tính từ "Tiểu thử", một trong 24 tiết của năm, trải qua 3 tiết "Tiểu thử", "Đại thử" và "Lập thu", chia làm Sơ phục,Trung phục và Mạt phục, tổng cộng gồm 30 ngày, có năm kéo dài tới 40.

    Để thuận theo thời tiết, thông thường dán thuốc cao vào ngày đầu của Sơ phục, Trung phục và Mạt phục, trường hợp "Tam phục" gồm có 40 ngày, khoảng cách dán thuốc cao như nhau, nhưng để đảm bảo tính liên tục trong điều trị, sẽ dán thêm một lần, đó được gọi là "lần tăng cường" .

    Bác sĩ Miêu Thanh nhắc nhở rằng, là một trong những phương pháp điều trị, dán thuốc vào huyệt vị không hạn chế dán vào những ngày "Tam phục". Số liệu cho thấy, dán thuốc vào huyệt vị trong và ngoài "Tam phục" đều có hiệu quả đối với phòng bệnh mùa đông, chẳng qua là dán thuốc vào "Tam phục" sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. Vậy, làm như thế nào mới khiến liều pháp "Tam Phục thiếp" đạt được hiệu quả tốt? Bác sĩ Miêu Thanh cho biết:

    "Trước tiên là xác định các huyệt như Du phổi, Thiện trung, Thiên đột và Định suyễn, rồi dán thuốc cao lên huyệt, như vậy vừa có thể phát huy hiệu quả thuốc dưới da, lại có thể kích thích huyệt vị".

    Do thể chất mỗi người một khác, một số bệnh viện đã chia thuốc cao dán thành thuốc tính hàn, tính nhiệt và tính bình hòa, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc cao căn cứ triệu chứng cụ thể của người bệnh trong ngày dán thuốc. Có bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mỗi lần một khác, vậy là bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc mang tính khác nhau để thích hợp cho thể chất của người bệnh đó. Cho nên, trường hợp hai lần dùng thuốc khác nhau là điều bình thường. Ngoài ra, thành phần thuốc do bệnh viện bào chế hàng năm cũng không hoàn toàn giống nhau, trong bào chế sẽ có phần tăng giảm căn cứ tình hình thời tiết cụ thể trong năm, vì thế khi phát hiện màu thuốc khác nhau cũng là điều bình thường.

    Điều cần lưu ý là, người bệnh lần đầu tiên dán thuốc cao cần phải điều chỉnh tâm trạng cho lành mạnh, phải tràn đầy niềm tin đối với liều pháp này. Hôm đi dán thuốc tốt nhất mặc áo rộng hơn, màu sẫm, dễ giặt, người da dầu cần phải tắm rửa mới đi dán thuốc.

    Trong quá trình dán thuốc phải quan sát chặt chẽ, chăm sóc hộ lý theo tuổi tác, thể chất và sức chịu đựng thuốc cao của người bệnh. Bệnh nhân trẻ nói chung có sức chịu đựng thuốc khá hơn, có thể dán trong 3-4 tiếng đồng hồ; nhưng đối với trẻ em và người già thì phải cẩn thận.

    "Trẻ em da non, không nên dán thuốc trong thời gian quá dài, khoảng 2 tiếng đồng hồ là được, đặc biệt đối với em bé càng phải chú ý, thời gian dán thuốc cho người già có thể dài hơn, nhưng đối với những người thể chất dị ứng cần phải chú ý quan sát".

    Nếu da trẻ em rất nhạy cảm, chỉ trong chốc lát đã cảm thấy đau rát khó chịu, trường hợp này phải bỏ thuốc cao ngay. Ngoài ra, bác sĩ không đề nghị hẹn trước, bởi vì tình hình sức khỏe của trẻ em luôn luôn thay đổi, nếu như đã hẹn ngày đến bệnh viện dán thuốc, trẻ em lại xuất hiện triệu chứng sốt, sổ mũi, ho, tiêu chảy v.v mà chạy đến bệnh viện là không thích hợp, chỉ toi công mà thôi. Người già thể chất suy yếu có thể rút ngắn thời gian dán thuốc một cách thích hợp, cần phải quan sát sự phản ứng cục bộ dán thuốc; nếu sau khi dán thuốc cảm thấy đau rát, da không thể chịu đựng được nữa thì phải bỏ thuốc ra; trường hợp sau khi dán thuốc cảm thấy hơi ấm và ngứa, da không đỏ hoặc chỉ hơi đỏ, cảm thấy dễ chịu thì có thể kéo dài thời gian dán thuốc, nguyên tắc là không cháy da là thích hợp.

    Cuối cùng, bác sĩ nhắc nhở rằng, trên thị trường quả là có bán một số thuốc cao thành phẩm dán trên huyệt, nhưng các bệnh viện Trung Y cổ truyền rất ít dùng. Bởi vì áp dụng phương pháp dán thuốc cao vào huyệt chính là tận dụng thuốc để tăng dương khí trong cơ thể một cách tối đa và đạt mục đích điều trị bệnh mùa đông. Do vậy, bệnh viện thông thường bào chế thuốc trước một ngày sử dụng, có nghĩa là phải sử dụng thuốc "tươi". Nhưng thuốc cao thành phẩm khó mà đảm bảo điều này, huống chi về thành phần của thuốc, hơn nữa, thuốc cao thành phẩm được sản xuất hàng loạt, không thể căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi người, cho nên nếu muốn điều trị bệnh mùa đông trong mùa hè bằng cách "Tam Phục thiếp", người bệnh tốt nhất đến bệnh viện khám bác sĩ để xác định huyệt vị dán thuốc.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>