Mới đây, thành phố Phụ Dương, nơi cung cấp lao động ngoại tỉnh lớn ở miền trung Trung Quốc xuất hiện rất nhiều nông dân làm công về quê giống ông Quân. Thống kê của nhà ga Phụ Dương cho thấy, từ tháng 6 năm nay đến nay, số lao động ngoại tỉnh về quê tăng khoảng 50 nghìn người, trong đó ngày 22-26/6, tăng khoảng 1100 người.
Những thành phố duyên hải như Quảng Châu, Thâm Quyến cũng như những tỉnh cung cấp nguồn lao động ngoại tỉnh chủ yếu như tỉnh Hà Nam đưa tin cho biết, trước kia hiện tượng nông dân làm công đổ về quê chỉ xuất hiện vào dịp Tết Nguyên đán, nhưng hiện nay đã có nhiều nơi xuất hiện hiện tượng này. Ở Trung Quốc, nông dân làm công thường có thói quen "đầu năm ra ngoài làm việc, cuối năm về nhà ăn Tết". Tuy nhiên, vào thời điểm không phải ngày lễ tết và ngày mùa cũng đã qua này, hiện tượng nông dân làm công về quê đã thu hút sự quan tâm của xã hội.
Ông Nhạc Hỷ Quân cho biết, "không ít người đi cùng chuyến tàu với tôi về quê đều là vì doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc làm ăn không hiệu quả". Những tháng qua, không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các thành phố duyên hải Quảng Đông xuất hiện hiện tượng phá sản, bà con từng làm việc ở những thành phố này đành phải tìm việc làm khác, không ít người chọn con đường về quê.
Trong dòng người lao động ngoại tỉnh về quê mới xuất hiện tại Trung Quốc gần đây, không ít người làm việc trong ngành chế tạo và ngành xây dựng. Cùng với sự phát triển kinh tế của địa phương, nhu cầu sử dụng lao động trong lĩnh vực này của 4 tỉnh An Huy, Hà Nam, Quý Châu và Tứ Xuyến-nơi cung cấp lao động ngoại tỉnh lớn của Trung Quốc những năm gần đây cũng ngày càng tăng.
Báo cáo phân tích tình hình cung cầu việc làm quý II của thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy cho thấy, ngành chế tạo là ngành đòi hỏi lao động nhiều nhất hiện nay ở thành phố Phụ Dương, chiếm 46,22% tức gần một nửa trong tổng số nhu cầu tuyển dụng lao động của toàn thành phố.
Nếu nói nguyên nhân nội bộ khiến lao động ngoại tỉnh về quê là sự trỗi dậy của kinh tế nông thôn đã tạo nhiều việc làm với đãi ngộ khá, thì chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công châu Âu, doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả cũng như chuyển đổi ngành nghề của các thành phố duyên hải lại là sức ép bên ngoài thúc đẩy nông dân làm công về quê.
Số liệu thống kê liên quan cho thấy, năm nay, số đơn đặt hàng và lợi nhuận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nhiều nơi như Chiết Giang, Giang Tô, Quảng Châu v.v giảm mạnh, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh tồn của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, so với dòng người lao động ngoại tỉnh về quê năm 2008, cho dù là chính quyền địa phương hay là cá nhân người lao động đều đã thể hiện sự tỉnh táo và bình tĩnh hơn.
Trưởng phòng Quản lý lao động việc làm thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy Mạc Triêu Huy cho biết, hiện tượng nông dân làm công về quê vẫn tồn tại ở Trung Quốc, nhưng hiện nay, không có dự báo sẽ xuất hiện dòng người lao động ngoại tỉnh về quê quy mô lớn, "trải qua thách thức của năm 2008, chính quyền địa phương đã xây dựng cơ chế thu thập thông tin và ứng phó, hơn nữa cũng ngày càng coi trọng công tác nông dân làm công về quê".
Chị Giả Lâm ở huyện Vũ Dương, tỉnh Hà Nam cũng là một trong những nông dân làm công trở về quê. Về hiện tượng này, chị cũng có cách hiểu riêng của mình, "có rất nhiều chị em đã về quê, trước kia hơn một nửa công nhân công ty Foxconn Thâm Quyến đều là người Hà Nam, hiện nay, công ty Foxconn đã xây dựng nhà máy tại Hà Nam, dĩ nhiên họ đều muốn về quê làm việc". Chị Lâm cho phóng viên biết, chị định hết hè cũng sẽ xin việc làm tại công ty Foxconn đặt tại thành phố Trịnh Châu, "nghe nói cả năm nay vẫn đang tuyển người, ai chẳng muốn được làm việc gần nhà hơn".
Phó Hội trưởng Hội Kinh tế khu vực Trung Quốc Trình Tất Định cho rằng, trước mắt Trung Quốc sẽ không xuất hiện hiện tượng lao động ngoại tỉnh về quê trên diện rộng, nhưng cùng với sự điều chỉnh của kết cấu ngành nghề, sự chuyển dịch lao động truyền thống là điều tất yếu, những nơi cung cấp nguồn lao động cần phải chuẩn bị ứng phó tích cực. Hiện tượng nông dân làm công về quê trong phạm vi bình thường sẽ tăng khả năng cung cấp lao động có tay nghề, có lợi cho làm dịu tình trạng "thiếu lao động" trong sự phát triển kinh tế của địa phương.
Ông Trình Tất Định cho biết, nông dân làm công về quê là một xu hướng lâu dài. Cùng với sự chuyển đổi ngành nghề, nơi cung cấp lao động đã có thêm nhiều việc làm, hơn nữa thu nhập cũng khá, "người lao động không lo về quê không tìm được việc làm, hơn nữa mọi người đều mong được về với tổ ấm của mình".
Nhiều chuyên gia kinh tế phân tích nêu rõ, cùng với sự điều chỉnh kết cấu ngành nghề, hiện tượng lao động Trung Quốc về quê vẫn sẽ diễn ra, họ kiến nghị chính quyền địa phương tích cực làm tốt công tác sẵn sàng ứng phó, trước tiên cần phải có thái độ hoan nghênh, khuyến khích người lao động về quê, làm dịu vấn đề nan giải "thiếu lao động" của địa phương; thứ đến là làm tốt công việc kết nối bảo hiểm từ chính sách như bảo hiểm dưỡng lão và y tế, làm tốt công tác phục vụ tiếp theo cho các nông dân làm công về quê làm việc.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |