Trên đây là đoạn nhật ký viết trong "Sổ tay công tác cán bộ thường trú thôn" ngày 15/7/2012 của ông Hồ Kim Thanh – cán bộ thường trú tại thôn Lý Gia Sơn, thị trấn Phú Sơn, quận Hoàng Nham, thành phố Đài Châu, tỉnh Chiết Giang.
Thôn Lý Gia Sơn là một làng miền núi hẻo lánh nhất phía tây quận Hoàng Nham. Vài năm trước, khi kinh tế tập thể thôn còn chưa phát triển, mâu thuẫn trong thôn rất phức tạp, là một thôn nổi tiếng là "khó trụ lại làm việc". Qua những nỗ lực trong vài năm của cán bộ thường trú tại thôn và bà con nông dân, việc xây dựng đường bê-tông, triển khai "dự án di dời và tái định cư", phát triển hơn 43 ha rau-củ-quả miền núi... đã khiến thôn Lý Gia Sơn "thay da đổi thịt", bộ mặt thôn đã hoàn toàn đổi mới, trở thành thôn Hồng Kỳ về xây dựng thôn chuyên trồng rau-củ-quả miền núi và thôn an cư hạnh phúc của quận Hoàng Nham.
Những thay đổi này đều được ghi vào "Sổ tay công tác cán bộ thường trú thôn" của ông Hồ Kim Thanh. Mở cuốn sổ tay dày cộp ra, bên trong toàn ghi những chuyện dân sinh lớn nhỏ trong thôn, trong đó khiến mọi người chú ý nhất phải là 3 tấm "bản đồ" lần lượt là bản đồ tình hình thôn, bản đồ vị trí cư trú của người dân và bản đồ liên hệ với nông dân.
Nhìn kỹ 3 tấm bản đồ này sẽ phát hiện, trên bản đồ tình hình thôn ghi rõ tình hình cơ bản của thôn, tư duy làm việc tại thôn, bố cục phát triển ngành nghề; bản đồ vị trí cư trú của người dân trên thực tế là bản đồ của thôn Lý Gia Sơn, ghi rõ số nhà và họ tên của từng hộ nông dân, bản đồ này còn chú thích rõ các địa điểm thường xảy ra thiên tai, vị trí cư trú của các cán bộ thôn, đảng viên, đại diện nông dân, bà con có hoàn cảnh gia đình khó khăn và gia đình được hưởng chế độ đảm bảo cuộc sống tối thiểu; trên bản đồ liên hệ với nông dân thì ghi rõ từng phương thức liên hệ và hiện họ đang ở đâu.
"Làm xong 3 tấm bản đồ này, nói khó thì không khó, nói dễ thì cũng không dễ, đòi hỏi cán bộ thường trú tại thôn phải thường xuyên đến từng hộ trong thôn, ghi chép lại từng thứ một". Ông Hồ Kim Thanh cho biết, để tìm hiểu tình hình trong thôn, tìm hiểu khó khăn của nông dân, trong những năm thường trú tại thôn, ông không nhớ nổi đã đi thăm hơn 200 hộ của thôn bao nhiêu lần rồi, cụ ông cụ bà của gia đình nào sắp hết thuốc chữa bệnh cao huyết áp, gia đình nào thiếu tiền nộp học phí cho con cái học đại học, hoa màu của gia đình nào bị sâu bệnh... trong lòng ông sớm đã có một cuốn "Sổ dân sinh" rất dày.
3 tấm bản đồ này không phải là bí quyết của ông Hồ Kim Thanh. Phó ban Tổ chức Quận ủy Hoàng Nham Du Hồng Bưu cho biết, trước kia quả thực có tồn tại tình trạng một số cán bộ làm việc tại cơ sở nhưng không gắn bó chặt chẽ với quần chúng. Trước tình hình này, quận đã yêu cầu các cán bộ thường trú tại thôn phải vẽ 3 tấm "bản đồ tình hình thôn" của thôn sở tại, hơn nữa, hàng tháng, hàng quý đều sẽ tiến hành kiểm tra theo "bản đồ tình hình thôn", kết quả kiểm tra sẽ là căn cứ quan trọng cho việc sát hạch cán bộ. "Những cán bộ thường trú tại thôn nếu chỉ vẽ được những tấm bản đồ đẹp thôi thì chưa đủ, điều then chốt vẫn là phải xem đằng sau những tấm bản đồ này họ đã làm được bao nhiêu việc thực tế cho dân". Ông Kim Thanh cho biết như vậy.
Phóng viên đã tìm hiểu được một số câu chuyện đằng sau những tấm "bản đồ tình hình thôn" này: Để phát triển lớn mạnh kinh tế tập thể thôn, cán bộ thường trú tại thôn Cát Kiều Trần Minh Long vừa chạy liên hệ công tác với các cơ quan, vừa dẫn đầu cán bộ thôn, tận dụng địa hình dốc thấp và đất hoang để khai thác xây dựng khu công nghiệp thôn với diện tích 3 ha; kể từ tháng 8/2010 thường trú tại thôn Hồng Tứ đến nay, trong 2 năm cán bộ thường trú tại thôn Bốc Lỗ Bỉnh tổng cộng đã đi 1200 lượt thăm hơn 420 hộ gia đình, thu thập hàng trăm ý kiến quần chúng...
Giáo sư Phạm Bách Nãi của Học viện Quản lý công cộng trường Đại học Chiết Giang cho biết, chỉ có đặt quần chúng lên vị trí hàng đầu, việc của dân làm đến nơi đến chốn, người dân mới có thể coi cán bộ như người thân trong nhà. Là một trong những nội dung quan trọng của năm xây dựng tổ chức cơ sở, quận Hoàng Nham lấy "bản đồ tình hình thôn" làm thể tải, vừa nâng cao năng lực đi sâu đi sát đến từng hộ trong thôn và phục vụ quần chúng của cán bộ thường trú tại thôn, vừa thiết thực giải quyết khó khăn thực tế cho quần chúng, gắn bó quan hệ giữa cán bộ và quần chúng, rất đáng để nơi khác tham khảo học tập.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |