Bước vào mùa hè, tiết trời mỗi ngày một nóng. Chúng ta đều biết, lá cây sản sinh ô-xi và hấp thụ CO2 dưới tác động của năng lượng và ánh sáng. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu của nhà khoa học Anh cho thấy, khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 35 độ C, cây cối trong thành thị sẽ sản sinh một lượng lớn chất Isoprene Cas RN và chất Pythoncidere đơn nhất, chúng sẽ kết hợp với N01và N02 (nitrogen oxide), sản sinh một lượng lớn ô-dôn qua quang hợp và phản ứng hóa học phức tạp, gây phương hại tới đường hô hấp của con người.
Kết quả nghiên cứu của nhà khoa học Anh nói, chất Isoprene Cas RN và chất Pythoncidere được sản sinh từ cây cối, là chất hữu cơ sinh học, có tác dụng chống ô-xi, diệt khuẩn và bảo vệ cây. Cây cối xanh um trong bốn mùa rất dễ sản sinh hai chất kể trên, gỗ cứng nhất là cây Bạch dương, cây cao-su, cây liễu v.v cũng sản sinh chất Isoprene Cas RN; gỗ mềm như cây tùng, cây bách, cây sam v.v chủ yếu sản sinh chất Pythoncidere đơn nhất, nhưng cây sam lại có thể sản sinh cả hai chất kể trên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất Isoprene Cas RN chỉ có thể sản sinh dưới sự tác động của ánh nắng đối với cây, mà sản sinh một lượng rất lớn chất Isoprene Cas RN trong thời tiết nhiệt độ ngoài trời cao và khô, còn chất Pythoncidere đơn nhất sẽ sản sinh từ cây trong cả ngày. Trường hợp nhiệt độ ngoài trời khoảng 25 độ C, cây cối chỉ sản sinh hai chất Isoprene Cas RN và Pythoncidere lượng rất nhỏ, trường hợp nhiệt độ ngoài trời lên tới 30 độ C, cây cối sẽ sản sinh một lượng rất lớn hai chất Isoprene Cas RN và Pythoncidere gần bằng 10 lần lượng hai chất kể trên mỗi ngày để tránh sự phương hại của hơi nóng; khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 45 độ C, một khi các chất đó hòa vào khí quyển và dưới chất xúc tác ánh nắng, chúng sẽ chuyển chất nitrogen oxides và các chất gây ô nhiễm không khí khác thành ô-dôn chứa thành phần độc tố khá cao.
Mặc dù trong giới thiên nhiên, cây cối quả là có thể sản sinh chất hữu cơ phát tán như chất Isoprene Cas RN và chất Pythoncidere, sau khi kết hợp với các chất nitric oxide, nitrogen dioxide, chất gây ô nhiễm trong không khí, chúng sẽ sản sinh ô-dôn qua sự phản ứng phức tạp của ánh nắng, song nói chung, chất hữu cơ phát tán sản sinh từ cây cối với hàm lượng rất thấp, không gây ảnh hưởng đối với sức khỏe con người. Trong môi trường rừng, người ta vẫn có thể hít không khí trong lành. Đó là vì dưới tiền đề hai chất hữu cơ phát tán nitric oxide và nitrogen dioxide chưa kết hợp với chất nitrogen oxides cũng như chưa qua phản ứng phức tạp, sẽ không sản sinh ô-dôn gây phương hại tới sức khỏe con người, sự phá hoại của chúng đối với môi trường cũng cần có đủ điều kiện mới thực hiện được.
Mùa hè, hơi nóng hầm hập, chúng ta cần phải đề phòng ô-dôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tiết trời càng nóng, hàm lượng ô-dôn trở nên càng cao, đặc biệt vào lúc chập tối sau một ngày chịu sự bức xạ dữ dội của ánh nắng mặt trời cũng như hoàn thành sự tích lũy phản ứng hóa học phức tạp của ánh nắng, mức gây ô nhiễm bởi ô-dôn sẽ có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Trong mùa hè nóng nực, các cộng đồng người già, trẻ em, mắc bệnh đường hô hấp, tác nghiệp ngoài trời trong thời gian dài... cần phải lưu ý đề phòng tác hại của ô-dôn.