Sau khi bước vào tháng 7, Trung Quốc chính thức bắt đầu mùa đông khách du lịch nhân dịp nghỉ hè kéo dài hơn hai tháng. Trong thời gian ngoài công tác và học tập, ngày càng nhiều người Trung Quốc thích lựa chọn phương thức du lịch để điều tiết nhịp sống và thư giãn. Còn ngành du lịch phát triển nhanh chóng, không những có thể thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, mà còn có lợi cho việc cải thiện và điều chỉnh cơ cấu kinh tế quốc dân.
Tình hình kinh tế trước mắt của Trung Quốc là nhu cầu nước ngoài không nhiều, sức lôi kéo của đầu tư không đủ, vì vậy mở rộng kích cầu một cách hiệu quả, tạo điểm tăng trưởng tiêu dùng mới có ý nghĩa hiện thực quan trọng hơn. Ngành du lịch là một trong những ngành chủ chốt thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển, có tiềm năng tăng trưởng nhiều hơn so với các ngành truyền thống như ô-tô, đồ điện gia dụng, địa ốc v.v, hơn nữa sẽ phát huy tác dụng quan trọng trong các mặt kích cầu trong nước, vực dậy kinh tế Trung Quốc v.v.
Con trai của chị Triệu năm nay 12 tuổi, vừa tốt nghiệp tiểu học. Dịp nghỉ hè đến, chị Triệu cùng chồng dự định dẫn con đi chơi ở tỉnh Vân Nam. Chị nói:
"Tôi dự định dẫn cháu ra ngoài chơi một chuyến. Ngày thường cháu đi học cũng khá mệt, cuối tuần có khi còn phải đi học thêm. Nhân dịp nghỉ hè, chúng tôi dự định dẫn cháu đi du lịch. Như vậy một mặt có thể khiến cháu bớt căng thẳng, có một nghỉ hè vui vẻ, mặt khác sẽ giúp cháu mở rộng tầm mắt, mạnh dạn hơn và sáng suốt hơn, rèn luyện kĩ năng giao tiếp."
Chị Triệu nói, con chị rất mong đợi chuyến du lịch lần này, nhưng đồng thời chị Triệu cũng cho biết, do dịp nghỉ hè là mùa đông khách du lịch, vé máy bay và khách sạn đều rất căng thẳng, hơn nữa giá cũng cao hơn nhiều so với trước đó.
Những người giống chị Triệu dự định cả nhà đưa con đi chơi là du khách chính trong mùa du lịch nghỉ hè, điểm đến du lịch của họ không phải chỉ hạn chế ở Trung Quốc Đại Lục, khu vực Hồng Công, Ma-cao, Đài Loan cũng như các nước xung quanh đều là điểm đến du lịch rất được hoan nghênh. Do cho con đi chơi, bố mẹ thường không tiếc tiền chi tiêu, bỏ tiền nhiều hơn vào du lịch.
Anh Kiều làm ở một công ty tư nhân ở Bắc Kinh, anh vừa kết thúc chuyến du lịch 7 ngày ở đảo Ba-li, In-đô-nê-xi-a, đây là một chuyến du lịch do công ty anh tổ chức và trả chi phí. Anh nói:
"Tôi cảm thấy rất vui mừng được cùng du lịch với các bạn đồng nghiệp, đồng thời cũng cảm nhận được dụng ý tốt đẹp và cố gắng vất vả của ông chủ. Công ty chúng tôi làm nghiệp vụ vận chuyển đường biển, do bị tác động bởi khủng hoảng tài chính, những năm qua ngành vận chuyển đường biển không sôi động, cho nên niềm tin của chúng tôi có phần giảm. Ông chủ đăng ký tour du lịch đảo Ba-li cho mỗi người chúng tôi, còn cho phép mỗi người mang theo một người thân. Vé máy bay và chi phí ăn ở đều bao gồm trong chi phí tour, ngoài tiền tự mua sắm ra, chúng tôi không phải trả tiền chi phí khác. Mọi người đều chơi rất vui, sau khi trở về từ đảo Ba-li, tôi cảm thấy tinh thần làm việc của mọi người đều có phần nâng cao."
Thực ra, hiện nay ngày càng nhiều đơn vị coi việc tổ chức tập thể đi du lịch là một phúc lợi và biện pháp khen thưởng nhân viên. Như vậy vừa có thể tăng thêm tình hữu nghị giữa các bạn đồng nghiệp, vừa có thể tăng cường tình cảm của nhân viên đối với công ty. Sau khi kết thúc tour và trở về, bộ mặt tinh thần của mọi người hoàn toàn đổi mới, lao vào công việc với trạng thái tốt hơn. Biện pháp này có thể nói là một công nhiều việc. Những năm qua, phương thức du lịch này dần dần thịnh hành ở Trung Quốc.
Chị Trương làm ở ngân hàng, ngày thường công việc rất bận rộn. Sắp tới chị chuẩn bị dùng ngày nghỉ hàng năm, cùng người yêu đi du lịch ở Tây Tạng. Chị nói:
"Từ lâu tôi đã muốn đi du lịch ở Tây Tạng, đã lên kế hoạch rất lâu, nhưng ngày thường công việc rất nhiều, không có thời gian. Đến nay năm 2012 đã đi qua một nửa, tôi nghĩ đã đến lúc cần sử dụng phép năm. Số ngày nghỉ hàng năm của tôi tổng cộng là 5 ngày, cộng thêm 2 ngày nghỉ cuối tuần cũng chỉ có 9 ngày. Để đi du lịch ở Tây Tạng trong thời gian dài hơn một chút, trước đó tôi không dám nghỉ, như vậy lần này mới có thời gian nghỉ dài hơn. Tôi sẽ chơi và tham quan ở Tây Tạng, thực hiện mong ước của tôi."
Nhận xét về số ngày nghỉ hàng năm quá ít của chị Trương đã nhận được sự đồng cảm của nhiều người. So sánh với các nước phát triển, số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương là 3-4 tuần, còn hiện nay công dân Trung Quốc chỉ có 5-15 ngày nghỉ hàng năm có hưởng lương, quả thật là quá ít, đồng thời chính sách này cũng chưa được thực hiện đến nơi đến chốn. Vì vậy, người dân luôn kêu gọi tăng thêm số ngày nghỉ hàng năm. Năm 2009, Cục Du lịch Nhà nước Trung Quốc đã bắt đầu dẫn đầu lập "Đề cương du lịch nghỉ ngơi giải trí Quốc dân", sau hơn 3 năm thảo luận sôi nổi và mong đợi, cuối tháng 6 năm nay "Đề cương" đã trình lên Quốc vụ viện chờ phê duyệt. "Đề cương" chủ yếu bắt tay từ việc bảo đảm thời gian nghỉ ngơi của công dân, hoàn thiện phúc lợi lao động, mục đích là tăng thời gian nghỉ có thể chi phối, tin rằng trong tương lai gần, người dân Trung Quốc sẽ có thời gian nghỉ được hưởng lương dài hơn, từ đó cũng thúc đẩy ngành du lịch Trung Quốc phát triển mạnh mẽ.
Một mặt là người dân Trung Quốc có ý nguyện du lịch cao, nhu cầu du lịch xuất hiện đà tăng lên, mặt khác kinh tế Trung Quốc cũng cần thông qua phát triển du lịch để mở rộng kích cầu, tạo điểm tăng trưởng tiêu dùng mới.
Số liệu hữu quan cho thấy, 6 tháng đầu năm nay tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc là dưới 8%, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái con số này là 9,6%, tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống dốc rõ rệt. Tháng 5 năm nay, khi chủ trì Hội nghị Ủy viên thường vụ Quốc vụ viện Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo bày tỏ rõ ràng, phải đưa ổn định tăng trưởng lên vị trí quan trọng hơn.
Ngày 29/6, Cục Du lịch Nhà nước Trung Quốc công bố "Ý kiến thực thi về khuyến khích và hướng dẫn vốn dân gian đầu tư vào ngành du lịch". Nhân sĩ phân tích cho rằng, lần này "Ý kiến" được đưa ra, có triển vọng thúc đẩy vốn dân gian Trung Quốc đi vào công ty du lịch, khiến ngành du lịch tiếp tục phát triển lớn mạnh. Theo Quy hoạch phát triển ngành du lịch trong "Quy hoạch 5 năm lần thứ 12", đến năm 2015, tổng doanh thu của ngành du lịch Trung Quốc phải lên tới 2500 tỷ Nhân dân tệ, tốc độ tăng trưởng đạt 10%/năm, giá trị gia tăng của ngành du lịch chiếm 4,5% GDP Trung Quốc.
Sự phát triển của ngành du lịch không những có ảnh hưởng tích cực đối với kinh tế Trung Quốc, mà còn có lợi cho kinh tế thế giới. Mới đây, tại Bắc Kinh, Cục trưởng Cục Du lịch Nhà nước Trung Quốc Chúc Thiện Trung cho biết, trong tình hình thị trường toàn cầu tiếp tục bấp bênh do bị ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới, việc rất nhiều người Trung Quốc xuất cảnh du lịch, tiếp tục trở thành nguyên nhân thúc đẩy kinh tế du lịch thế giới tăng trưởng ổn định. Năm 2011, tỷ lệ Trung Quốc đóng góp cho sự tăng trưởng của du lịch quốc tế vượt quá 30%, năm 2011 tổng số người Trung Quốc xuất cảnh đạt hơn 70 triệu lượt người, từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay, tổng số người xuất cảnh vượt quá 30 triệu lượt người, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tin rằng cùng với các chính sách lần lượt được ban bố và công tác điều chỉnh cơ cấu kinh tế không ngừng đi vào chiều sâu, khu vực kinh tế dịch vụ như du lịch v.v sẽ được coi trọng hơn và phát triển nhanh chóng hơn, đóng vai trò quan trọng đối với việc đẩy mạnh kích cầu trong nước Trung Quốc và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |