Giải vô địch bóng rổ nam thế giới tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2010, đội bóng rổ nam Trung Quốc thắng 1 thua 4, thành tích thảm thương không muốn nhìn. Cuối cùng nhờ đội bóng anh em châu Phi Cốt-đi-voa bất ngờ thắng đội Pu-éc-tô Ri-cô, đưa đội Trung Quốc vào hàng 16 đội mạnh. Song, mặc dù thành tích kém, nhưng đội Trung Quốc lại không bị người hâm mộ và báo chí chê trách, tác phong ngoan cường và tinh thần đồng đội của họ đã được đánh giá tốt. Lần đó khiến bóng rổ nam Trung Quốc thể nghiệm sâu sắc được hàm ý của câu nói "huy chương vàng không phải là mục tiêu duy nhất", "thi đấu tốt nhất trong mỗi trận" đã trở thành mục tiêu của họ.
Mới đây khi trả lời phỏng vấn, ông Hồ Gia Thời, Phó Chủ nhiệm Trung tâm Quản lý môn bóng rổ Tổng cục Thể dục Thể thao Trung Quốc đã định nghĩa như vậy cho chuyến tham dự Ô-lim-ích lần này của bóng rổ nam Trung Quốc. "Tình hình chia bảng Ô-lim-pích Luân-đôn khiến chúng tôi không có lối thoát, mục tiêu của chúng tôi là thi đấu xuất sắc trong trận đấu, tiêu chuẩn là biểu hiện như ở Giải vô địch thế giới năm 2010. Tôi nói với các cầu thủ rằng, 'các em thi đấu tốt nhất trong mỗi trận, biểu hiện được trình độ ở Giải vô địch thế giới, thì người hâm mộ sẽ hài lòng'" ông Hồ Gia Thời nói.
Trước tình hình chia bảng của đội Trung Quốc, cũng không còn cách nói nào khác. Các đội Tây Ban Nha, Nga, Bra-xin, Ô-xtrây-li-a và Anh, muốn lọt vào vòng sau, ít nhất phải thắng 2 trận. Tây Ban Nha thì không phải nói, giải nhì Đại hội thể thao Ô-lim-pích; Nga và Bra-xin trình độ hơn hẳn đội Trung Quốc một bậc; Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc chưa bao giờ thắng đối thủ trong giải lớn thế giới; Anh, nước chủ nhà, những năm gần đây hai đội chỉ thi đấu một lần, đội Trung Quốc cũng đã thua. Có người nói muốn lọt vào vòng sau thì phải giành điểm từ đội Ô-xtrây-li-a và đội Anh, kỳ thực đội Trung Quốc không chắc thắng được một trận, trận nào cũng rất khó khăn.
Bởi vậy, thà trận nào cũng thi đấu hết mình, còn hơn là muốn nắm phần thắng nhưng lại không thể có cơ hội chiến thắng. Đại hội thể thao Ô-lim-pích năm 2000, trong thi đấu ở bảng, đội Trung Quốc suýt thắng đội Pháp cuối cùng giành huy chương bạc; Đại hội thể thao Ô-lim-pích năm 2004, đội Trung Quốc thắng đội Xéc-bi-a và Mông-tê-nê-grô lọt vào hàng 8 đội mạnh; Giải vô địch thế giới năm 2006, cầu thủ Trung Quốc Vương Sĩ Bàng đã ghi điểm loại đội Xlô-vê-ni-a ở giây phút cuối cùng để lọt vào vòng hai; Đại hội thể thao Ô-lim-pích năm 2008, đội Trung Quốc đã thua đội Tây Ban Nha ở hiệp phụ, nhà vô địch thế giới lúc đó. Ngay cả Giải vô địch thế giới năm 2010, đội Trung Quốc cũng có sự từng trải "nhờ" đội bạn được lọt vào vòng hai, bởi vậy chỉ cần thi đấu hết mình, việc gì cũng có thể xảy ra.
Ông Hồ Gia Thời nóí: "thi đấu hết mình và niềm đam mê là ưu thế của đội tuyển quốc gia này, khả năng thi đấu đồng đội đã tiến bộ hơn trước. So với đội Trung Quốc ở Đại hội thể thao Ô-lim-pích năm 2008, khả năng phòng thủ cá nhân và đồng đội của đội tuyển lần này cũng không kém. Về tấn công thì còn khiếm khuyết, bởi vì thiếu cầu thủ Diêu Minh, người ghi điểm ổn định nhất trong vòng 3 điểm. Bởi vậy Huấn luyện viên trưởng Bob Donewald JR nêu ra quan niệm 'chuyển động' (Motion) là đúng, tôi lý giải là 'phải di động'. Kỹ thuật cá nhân của cầu thủ Trung Quốc không ai có được ưu thế tuyệt đối như Diêu Minh, bởi vậy cần mọi người phấn đấu hết mình".
Theo ông Hồ Gia Thời, đội tuyển bóng rổ nam Trung Quốc dự Ô-lim-pích Bắc Kinh năm 2008 là đội tuyển tốt nhất trong lịch sử. Đội hình hợp lý, độ tuổi vừa phải, lại có Diêu Minh dẫn đầu, đội tuyển quốc gia lúc đó có thể coi là đội bóng hạng hai thế giới. "Không có Diêu Minh, chúng tôi lại tụt xuống đội hạng ba thế giới," ông Hồ Gia Thời nói, "bởi vậy chiến thuật của đội Trung Quốc tại Ô-lim-pích lần này là 'một lớn bốn nhỏ', dựa vào khả năng phòng thủ của toàn đội, hoàn thành thông qua di động nhanh ở ngoài vòng 3 mét. Không có Diêu Minh chúng tôi không thể chỉ tấn công ở một điểm, mỗi một cầu thủ đều phải tham gia, chủ yếu là dựa vào phòng thủ, dựa vào thi đấu hết mình của cầu thủ để thi đấu tốt".
Người hâm mộ và báo chí chưa bao giờ yêu cầu khắt khe đối với bóng rổ nam Trung Quốc. Không giành được huy chương Ô-lim-pích cũng không sao, nhưng là đại diện đội nam của bóng đá, bóng rổ và bóng chuyền, các cầu thủ bóng rổ nam Trung Quốc cần thi đấu thể hiện được bộ mặt tinh thần của mình trên đấu trường Đại hội thể thao Ô-lim-pích, đây là nguyên nhân duy nhất vì sao liên tiếp hai giải vô địch thế giới đều dừng bước trước hàng 16 đội mạnh mà vẫn nhận được lời khen ngợi. Ông Hồ Gia Thời nói: "Yêu cầu đối với mỗi cầu thủ bóng rổ Trung Quốc là, phải thi đấu hết mình trong mỗi phút của mỗi trận thi đấu, bởi vì mỗi phút đều quyết định xếp hạng cuối cùng của đội bóng. Theo quy tắc Đại hội thể thao Ô-lim-pích, đội bóng không giành được huy chương sẽ xếp thứ tự theo số điểm giành được trong mỗi trận thi đấu, bởi vậy cần phải tranh thủ từng phút". Cũng chỉ có như vậy, bóng rổ nam Trung Quốc mới có thể mang lại niềm vui bất ngờ cho người hâm mộ trên đấu trường Đại hội thể thao Ô-lim-pích.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |