Con số thống kê hữu quan cho biết, hiện nay, Trung Quốc có khoảng 9 triệu người mắc bệnh động kinh, trong đó mỗi năm tăng thêm 400 nghìn ca bệnh mới. Bệnh động kinh đã làm mất đi những năm tháng ngây thơ trong trắng của trẻ em, cũng làm cho nhiều người già không thể sống yên ổn thanh bình. Bệnh động kinh là căn bệnh như thế nào, có những triệu chứng và biểu hiện gì? Bác sĩ Thiệu Tiểu Thu, Bác sĩ Phó Chủ nhiệm khoa nội thần kinh Bệnh viện Thiên Đàn Bắc Kinh cho biết:
Theo giải thích của y học hiện đại, bệnh động kinh là căn bệnh do sự phóng điện bất thường của tế bào thần kinh (neurone)não bộ gây nên, là hội chứng mãn tính não bộ do chức năng hệ thần kinh trung ương bất thường với những đặc điểm xảy ra đột ngột và thường hay tái phát. Có nghĩa là tế bào thần kinh vỏ não phóng điện bất thường là nguồn gốc bệnh lý gây bệnh động kinh các loại, tất cả các nhân tố dẫn đến sự phóng điện bất thường của tế bào thần kinh não bộ đều có thể gây nên bệnh động kinh.
Những triệu chứng điển hình của bệnh động kinh là: Bệnh nhân vắng ý thức một cách đột ngột, bị ngã, nhãn cầu đưa ngược lên phía trên, chảy nước bọt trắng, ngừng thở, mặt tím, chân tay cứng khó cử động, co giật v.v.
Nói chung co giật trong 1-2 phút sẽ hết, sau khi tỉnh lại người bệnh không thể nhớ lại quá trình phát bệnh, nhưng cảm thấy đau nhức trên toàn bộ cơ thể, đau đầu, buồn ngủ, đuối sức. Trường hợp này tái phát nhiều lần, khiến gia quyến rất lo. Bệnh động kinh thường hay tái phát trong thời kỳ nào, bác sĩ Thiệu Tiểu Thu cho biết:
"Một là thời thiếu niên là cao điểm phát bệnh động kinh; hai là những người ngoài 50 tuổi cũng là cao điểm phát sinh bệnh động kinh".
Bệnh động kinh ở trẻ em phần lớn là trường hợp mất ý thức. Trường hợp điển hình là phát sinh đột ngột, xảy ra trở ngại ý thức dồn dập trong khoảnh khắc; phần lớn trường hợp không điển hình về vắng ý thức sẽ gây trở ngại tới trí thông minh, khi phát bệnh giống như trường hợp vắng ý thức, nhưng thời gian ngắn, trở ngại ý thức ở mức nhẹ, thỉnh thoảng xuất hiện rối loạn tinh thần, cơ bắp co giật v.v.
Những triệu chứng kể trên đều xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, cũng có biểu hiện cục bộ. Ví dụ như phát bệnh ở bộ phận đơn thuần, thời gian phát bệnh ngắn, thông thường không quá một phút, không có trở ngại về ý thức. Trường hợp phát bệnh ở bộ phận phức tạp sẽ kèm theo các triệu chứng tâm thần, ý thức, vận động và cảm giác.
Bên cạnh đó, còn có một số trường hợp phát bệnh đặc biệt, ví dụ như co giật ở trẻ sơ sinh, bệnh động kinh lành tính ở trẻ nhỏ, bệnh động kinh trẻ sơ sinh, động kinh vận động ở trẻ nhỏ v.v.
Bệnh động kinh còn có trạng thái động kinh phản xạ và động kinh liên tục. Động kinh phản xạ là do sự kích thích phản xạ của thị giác, thính giác, cảm giác và tiếp xúc của cơ thể và tạng phủ gây nên. Còn bệnh động kinh liên tục sẽ hình thành trạng thái động kinh cố định và liên tục, trong đó bao gồm những người mỗi lần phát bệnh động kinh kéo dài hơn 30 phút, phát bệnh động kinh liên tục trong nhiều lần, động kinh vắng ý thức không thể phục hồi.
Xét đến đặc điểm triệu chứng kể trên của bệnh động kinh, bác sĩ nhắc nhở người bệnh và gia quyến cần phải để ý.
"Nhiều người mắc bệnh động kinh thường xảy ra chấn thương bất trắc, người thì gục xuống bếp, bị bỏng; có người đang nấu ăn đột nhiên đưa tay vào nồi; có người đâm đầu vào vật cứng, làm chấn thương não bộ ".
Bác sĩ Thiệu Tiểu Thu nói, bệnh động kinh gồm bệnh động kinh nguyên phát và thứ phát, nhìn chung, bệnh động kinh thứ phát là chỉ động kinh do bệnh tật khác gây nên, cũng có nghĩa là phát sinh sau các bệnh khác, động kinh chỉ là một triệu chứng của căn bệnh đó, cho nên còn được gọi là "động kinh triệu chứng", ví dụ như chấn thương sản khoa, khi trẻ sinh ra bị ngạt, não bộ phát triển không tốt, dị hình mạch máu não, não tụ nước, tổn thương não, viêm màng não, viêm màng não mủ, nhiễm ký sinh trùng não, u não...đều có thể dẫn đến bệnh động kinh.
Bệnh động kinh nguyên phát là chỉ bệnh động kinh không thể tìm ra nguyên nhân trong lâm sàng, độ tuổi phát bệnh động kinh lần đầu không xác định, phần lớn phát sinh ở trẻ nhỏ và thiếu niên. Có bệnh động kinh là do nhân tố di truyền gây nên: Ví dụ như gia tộc những người bệnh có bệnh án động kinh, dị tật ở hệ thần kinh trung ương và tim bẩm sinh dễ xảy ra bệnh động kinh. Còn có bệnh động kinh liên quan tới tuổi tác: có khoảng 60%-80% người mắc bệnh động kinh lần đầu đều xảy ra trước 20 tuổi. Bên cạnh đó, rối loạn nội tiết bởi sự thay đổi chức năng tuyến cơ quan sinh sản cũng gây ảnh hưởng nhất định đối với bệnh động kinh. Đối với số ít người mắc bệnh động kinh trước kỳ kinh nguyệt và trong kỳ kinh nguyệt, giới y học gọi là động kinh kỳ kinh nguyệt.
Do phần lớn người mắc bệnh động kinh lần đầu đều xảy ra trước tuổi 20, thường gây tổn thương trí lực, cho nên khiến rất nhiều phụ huynh phải lo lắng, nếu điều trị bằng thuốc liệu có gây ảnh hưởng mặt trái đối với trí lực của thanh thiếu niên đang tuổi dậy thì và lớn lên hay không? Bác sĩ Thiệu Tiểu Thu cho biết:
"Vấn đề trí lực của trẻ em mắc bệnh động kinh không chỉ riêng do thuốc gây nên, sự ảnh hưởng đối với não bộ của rất nhiều thuốc chống bệnh động kinh hiện nay không lớn như sự tưởng tượng của chúng ta, hơn nữa bác sĩ kiểm soát liều lượng thuốc trong phạm vi thích hợp, trên thực tế, sự phát triển của rất nhiều trẻ em có thể tiếp cận hoặc đạt trình độ của trẻ em bình thường".
Trước khi bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị bệnh động kinh cần phải tìm hiểu tình hình thực tế của người bệnh, áp dụng phương pháp điều trị một cách biện chứng căn cứ vào triệu chứng của bệnh nhân. Động kinh là căn bệnh mãn tính, nếu như không kiểm soát tốt sẽ kéo dài nhiều năm, thậm chí hàng chục năm. Song, tình hình sau khi chữa khỏi của phần lớn người bệnh khá tốt.
Dĩ nhiên, cũng có một số ít bệnh nhân khó mà kiểm soát bệnh tình. Tình hình sau khi điều trị không lý tưởng. Vì vậy, những người mắc bệnh động kinh cần phải duy trì thái độ lạc quan, xây dựng niềm tin chiến thắng bệnh tật, kiên trì điều trị lâu dài, thời gian dùng thuốc tối thiểu trên 2 năm mới có thể ngừng. Điều trị quy phạm có thể giảm thiểu số lần phát bệnh.
Bác sĩ Thiệu Tiểu Thu nhắc nhở rằng, chữa khỏi bệnh là nguyện vọng của đông đảo người bệnh, thế nhưng không nên nóng ruột, chạy chữa khắp nơi, tránh điều trị không đúng chứng bệnh và làm trái với điều mong muốn. Trong khi đó phải đề phòng tất cả mọi tác nhân gây bệnh, phải cai hút thuốc, uống rượu, tránh trường hợp xúc động, tức giận và mệt mỏi. Ít xem TV, ít chơi trò chơi, ít dùng vi tính, điện thoại di động, không chơi cờ, không đánh mà chược v.v.
Cho dù bệnh động kinh là căn bệnh mãn tính, cần phải điều trị trong thời gian dài, song không có nghĩa là không thể chữa khỏi. Phần lớn dữ liệu cho thấy, khoảng 80% người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và chữa khỏi qua điều trị chính quy, chỉ có số ít bệnh nhân thất thường về tâm thần và trí lực, chứ không phải là kết cục của tất cả những người mắc bệnh động kinh. Điều quan trọng là phải xa rời những nhân tố gây bệnh và phương hại sức khỏe, đề phòng bệnh động kinh tái phát.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |