Mắt là cơ quan thị giác quan trọng nhất của con người, khoảng 80%-90% tri thức và trí nhớ trong não đều được thu thập qua tầm nhìn của mắt, thần kinh thị giác chuyên trách đưa thông tin thu thập từ mắt đến não bộ. Trường hợp thần kinh thị giác xảy ra biến chứng, thị lực sẽ suy giảm thậm chí dẫn đến mù mắt. Còn khoa chuyên trách điều trị chứng thần kinh thị giác được gọi là bệnh thần kinh nhãn khoa. Bệnh thần kinh thị giác có những gì khác với bệnh thị giác thông thường hay không? Chủ yếu điều trị những bệnh mắt gì, liệu giải quyết được vấn đề cho người bệnh hay không? Giáo sư Ngụy Thế Huy, Bác sĩ Chủ nhiệm Nhãn khoa Bệnh viện 301 Bắc Kinh cho biết:
Nói đến bệnh thần kinh thị giác, hẳn nhiều người cảm thấy xa lạ, song nhắc đến dây thần kinh, mỗi người chúng ta ít nhiều sẽ có một số hiểu biết. Trên thực tế, thần kinh nhãn khoa chính là chi nhánh nhãn khoa chuyên trách điều trị chứng thần kinh thị giác.
Xét về góc độ y học, khoa học bệnh thần kinh thị giác thuộc về một chi nhánh của khoa học nhãn khoa, là môn khoa học giao thoa giữa khoa học thần kinh với khoa học nhãn khoa, bao gồm các triệu chứng mắt như tầm nhìn, con ngươi, sự vận động của nhãn cầu, bệnh của hệ thần kinh v.v.
Những năm gần đây, công nghệ vi tính, công nghệ thông tin và chụp hình phát triển nhanh chóng, đã mang lại thay đổi mang tính cách mạng đối với chẩn đoán bệnh thần kinh thị giác, cùng với trình độ chẩn đoán được nâng cao, khiến số lượng ca bệnh thần kinh thị giác tăng lên hơn bao giờ hết trong phạm vi thế giới, rất nhiều bệnh vốn chưa đưa vào bệnh thần kinh thị giác trước đây cũng đã dần dần đưa vào phạm trù căn bệnh này. Vậy, so với bệnh nhãn khoa truyền thống, bệnh thần kinh thị giác thuộc về căn bệnh gì? Giáo sư Ngụy Thế Huy cho biết:
"Hoàn thành chức năng thị giác của con người không chỉ riêng nhờ vào nhãn cầu và vùng mắt, sau khi đến vùng giao thoa thị giác rồi tiến vào não bộ, cuối cùng đến đường thị giác trung ương. Các triệu chứng như bị viêm, viêm nhiễm, chấn thương, u v.v xảy ra từ não bộ đến đường thị giác trung ương, đó là phạm trù của bệnh thần kinh thị giác".
Giáo sư Ngụy Thế Huy nói, nhãn khoa truyền thống chỉ chú trọng nghiên cứu phần nhãn cầu, trong đó bao gồm viêm giác mạc, đục thủy tinh thể, bệnh quáng gà, viêm võng mạc v.v. Thường hay bỏ qua đường thị giác từ nhãn cầu, vùng mắt đến não bộ.
Thế nhưng, bệnh thần kinh thị giác chủ yếu nghiên cứu quãng đường thị giác từ não bộ đến đường thị giác trung ương. Vì vậy, không những có thể chữa trị trường hợp mù mắt do phẫu thuật cắt u gây nên, mà còn có thể phát hiện sớm những căn bệnh hiểm nghèo, cứu vãn tính mạng. Chính đây là điều quan trọng có sự khác biệt giữa bệnh thần kinh thị giác với các nhãn khoa khác.
Ví dụ như, trong bệnh tim mạch dẫn đến tỷ lệ tử vong cao nhất, u động mạch trong não bộ là căn bệnh dữ nhất trong các căn bệnh tim mạch. 20% trong số bệnh nhân này trước hết sẽ đến khám tại nhãn khoa. Do thiếu kiến thức bệnh thần kinh thị giác, một số bác sĩ nhãn khoa truyền thống không thể tìm ra nguyên nhân thực sự gây nên các chứng sa mí mắt, liệt vận động nhãn cầu, giãn đồng tử v.v, thậm chí xuất hiện trường hợp chẩn đoán nhầm. Đối với bệnh nhân thị lực suy giảm do u động mạch gây nên, bác sĩ nhãn khoa thường chẩn đoán là viêm thần kinh, biến chứng thần kinh thị giác dạng thiếu máu hoặc bệnh quáng gà, càng điều trị thị lực càng kém, rốt cuộc mù cả hai mắt. Cho đến khi người bệnh mất do xuất huyết đột ngột, giải phẫu thi thể mới biết hung thủ là u động mạch não bộ.
Do bệnh thần kinh thị giác đề cập tới rất nhiều lĩnh vực, vì vậy, nhận biết và chẩn đoán sớm căn bệnh này là điều đặc biệt quan trọng. Giới thiệu những đặc điểm của bệnh thần kinh thị giác trong giai đoạn đầu, bác sĩ Ngụy Thế Huy cho biết:
"Một là nhìn một vật thành hai hoặc ba vật; nhìn lòe sáng; hai là tầm nhìn hẹp lại; ba là đen tối trong chớp nhoáng, trường hợp này có thể chẩn đoán liệu mắc bệnh mạch máu hay không; bốn là thường xuyên xảy ra hiện tượng đồng tử bị giãn hoặc co nhỏ đột ngột; năm là sa mí mắt".
Giáo sư Ngụy Thế Huy cho biết, một số ca phẫu thuật ung thư, chấn thương, tai, mũi, họng ..., đều có thể gây tổn thương tới thần kinh thị giác, dẫn đến trở ngại chức năng thị giác của người bệnh; cho nên đối với người bệnh xuất huyết não, liệt não, bệnh viêm não nhiễm khuẩn trẻ em v.v, sau khi qua điều trị thời kỳ cấp tính, mặc dù không có nguy hiểm về tính mạng, song sẽ gây tổn thương tới tầm nhìn.
Do có sự khác nhau về phân công giữa các khoa và các chuyên ngành, trong khi bác sĩ dốc sức cứu vãn tính mạng chắc cũng khó tránh gây tổn thương tới thị lực của người bệnh; còn khoa mắt truyền thống thì dành sự quan tâm nhiều cho nhãn cầu, có lẽ không biết áp dụng biện pháp gì cho bệnh nhân thần kinh thị giác bị tổn thương. Rút cuộc dẫn đến mù mắt. Vì vậy đối với bác sĩ mà nói, rà soát và chẩn đoán ở giai đoạn đầu là điều hết sức quan trọng. Giáo sứ Ngụy Thế Huy nói:
"Kiểm tra bình thường có thể phát hiện một số bệnh thần kinh thị giác, song bác sĩ nhãn khoa phải phân tích phán đoán, ví dụ như đồng tử có thay đổi không, nếu bản thân bệnh nhãn cầu không giải thích được hiện tượng giãn đồng tử, thì phải xem có phải là bệnh thần kinh thị giác hay không".
Trên thực tế, trên cơ sở kiểm tra và chẩn đoán chính xác, qua điều trị như cải thiện vi tuần hoàn, bổ sung dinh dưỡng cho hệ thần kinh, dùng thuốc cục bộ, làm thư giãn tinh thần, tầm nhìn của rất nhiều người bệnh có thể phục hồi, đi lại không cần người chăm sóc.
Giáo sư Ngụy Thế Huy còn nhấn mạnh, ngoài u mạch máu não ra, còn có người bệnh mắc chứng động mạch cột sống cổ bị hẹp, động mạch đáy cột sống bị hẹp, tắc máu tĩnh mạch não v.v đều sẽ xuất hiện trường hợp bất thường ở mắt và phải khám nhãn khoa trước.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về bệnh thần kinh thị giác và đặc điểm của chứng bệnh này, đối với đông đảo bác sĩ mà nói, càng phải có kiến thức chuyên môn về bệnh thần kinh nhãn khoa, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với phát hiện sớm căn bệnh này.
Do phạm vi chẩn đoán và điều trị bệnh thần kinh thị giác rất rộng, cần có sự phối hợp tích cực của các khoa khác. Đúng như Giáo sư Ngụy Thế Huy nói, bác sĩ nhãn khoa rất am hiểu phương pháp kiểm tra các bệnh truyền thống của nhãn khoa, trong khi đó bác sĩ khoa nội thần kinh thì có kiến thức phong phú về khoa nội thần kinh, vì vậy có thể bổ sung lẫn nhau.
Ngoài sự phối hợp giữa nhãn khoa truyền thống và khoa nội thần kinh ra, bệnh thần kinh thị giác còn cần sự phối hợp của các khoa như tai-mũi-họng, can thiệp y khoa, khoa ngoại thần kinh, khoa phóng xạ v.v. Song, do việc chẩn đoán bệnh nhãn khoa đưa ra yêu cầu khá cao đối với các khoa liên quan, bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác, vì vậy cho đến nay, Trung Quốc chỉ có số ít nhân viên chuyên môn làm công tác dạy học, điều trị lâm sàng và nghiên cứu khoa học về bệnh thần kinh thị giác.
Nếu so với các nước phát triển, sự phát triển của môn thần kinh nhãn khoa Trung Quốc hiện đang ở giai đoạn cất bước, do công nghệ vi tính, thông tin và chụp hình được phát triển nhanh chóng, sự phát triển của bệnh thần kinh thị giác hiện nay đang ở vào thời kỳ tốt nhất trong lịch sử.
Cùng với mọi công việc của Trung Quốc đã được triển khai một cách trật tự, môn thần kinh nhãn khoa chắc chắn sẽ bước sang giai đoạn phát triển mới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |