Đại Liên hiện là một trong 49 thành phố thí điểm phát triển bóng đá trường học, những năm qua số lượng trường Mẫu giáo, Trung-Tiểu học tham gia các giải thi đấu không ngừng tăng lên, năm ngoái số học sinh tham gia vượt quá 56 nghìn lượt người. Quy hoạch bóng đá trường học Trung Quốc là, đến hết năm 2014, sẽ có 397 thành phố có hoạt động bóng đá trường học, trong đó kể cả thành phố cấp huyện, với khoảng 500 nghìn người đăng ký, tương đương với số người đăng ký bóng đá thanh thiếu niên của Nhật hiện nay.
Các môn bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền đều bắt nguồn từ trường học. Đại Liên được gọi là "thành phố bóng đá" của Trung Quốc, triển khai bóng đá trường học vừa có lịch sử, vừa có cơ sở quần chúng. Điều này đã cho chúng ta một gợi ý, triển khai thể thao trường học cần phải kết hợp với sở thích và đặc điểm của thanh thiếu niên, phải kết nối với hoạt động thể thao quần chúng địa phương, mới có sức sống mãnh liệt.
Theo thống kê của Liên đoàn bóng đá Trung Quốc, hiện nay Trung Quốc chỉ có 11 nghìn người đăng ký làm cầu thủ, con số này có khoảng cách rất lớn so với bất cứ nước nào lọt vào vòng chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu năm 2012. Ví dụ như Crô-a-ti-a có hơn 4 triệu dân, nhưng số người đăng ký làm cầu thủ của họ lên tới 90 nghìn người.
Trong thời gian ngắn, thông qua phổ cập bóng đá trường học, bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài là nhiệm vụ rất nặng nề. Điều này càng cần nhà nước, doanh nghiệp và đoàn thể xã hội làm rõ trách nhiệm, cùng nỗ lực.
Gợi ý lớn nhất của bóng đá trường học Đại Liên mang lại cho chúng ta là ở việc các ban, ngành cần gánh vác trách nhiệm chính. Bài học kinh nghiệm lịch sử chứng tỏ, dựa vào hệ thống trường thể thao nghiệp dư nằm ngoài hệ thống giáo dục cơ sở, mặc dù có thể bồi dưỡng nhân tài thể thao chuyên nghiệp xuất sắc, nhưng tỉ lệ thành tài của họ thấp, giờ học văn hoá bị coi nhẹ, đầu ra của học sinh rất đáng lo ngại, khuyết điểm rõ rệt. Đặt hy vọng vào Câu lạc bộ chuyên nghiệp phát triển bóng đá trường học cũng không thực tế, Câu lạc bộ chuyên nghiệp về bản chất là doanh nghiệp, tính công ích chỉ là thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhưng quyết không phải yêu cầu bắt buộc.
Năm 2006, Chính quyền thành phố Đại Liên đã ra văn bản thúc đẩy công tác bóng đá thanh thiếu niên, làm rõ trách nhiệm chủ đạo của ban, ngành hữu quan trong phát triển thể thao trường học. Điều này ăn khớp với tinh thần văn kiện "Ý kiến của Trung ương Đảng, Quốc vụ viện về tăng cường thể thao thanh thiếu niên, tăng cường thể lực thanh thiếu niên" công bố năm 2007. Trên thực tế cũng đã phản ánh trong quá trình tìm tòi xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tư tưởng chỉ đạo công tác phát triển thể thao thanh thiếu niên của Đảng uỷ và Chính quyền các cấp đã rõ ràng hơn, con đường lựa chọn kiên định hơn.
Chính sự hợp tác và hỗ trợ của các ban, ngành hữu quan, bóng đá trường học Đại Liên mới có thể từng bước che phủ phần lớn các trường Trung- Tiểu học trong toàn thành phố, chính sách ưu tiên khi nhập học như thành tích kiểm tra thể thao, học sinh có sở trường thể thao... đã giải quyết mối lo của các bậc phụ huynh. Cũng chính có sự hỗ trợ của Chính quyền và doanh nghiệp địa phương, trường Tiểu học phố Đông Bắc-Trung tâm Chương trình bóng đá thanh thiếu niên vừa tổ chức thành công Giải hữu nghị bóng đá thanh thiếu niên Đông Bắc Á, đồng thời cử học sinh đi châu Âu nâng cao kỹ thuật bóng đá.
Thể thao có chức năng giáo dục. Thể thao quần chúng và thể thao thi đấu có mối quan hệ biện chứng sâu sắc với nhau. Thể thao trường học kết hợp giữa thể thao và giáo dục, có lợi cho bồi dưỡng học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, cũng có lợi cho phát hiện nhân tài thể thao xuất sắc, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bồi dưỡng văn hoá thể thao và hình thành thị trường thể thao sau này.
Những năm qua, tình hình thể lực và sức khoẻ của thanh thiếu niên Trung Quốc có phần cải thiện. Điều này liên quan trực tiếp tới việc nhà nước thúc đẩy hoạt động thể thao trường học như thể thao ánh sáng mặt trời hàng triệu học sinh, "mỗi ngày tập luyện một tiếng đồng hồ" .... Nhưng sự cải thiện này vẫn còn rất có hạn, tình hình thể lực và sức khoẻ của học sinh cả nước vẫn rất cam go. Trong khi đó kinh phí, lực lượng giáo viên, sân bãi v.v cần để phát triển thể thao trường học hiện nay còn có lỗ hổng rất lớn. Một số rào cản mang tính thể chế và cơ chế vẫn tồn tại. Cần thông qua sâu sắc cải cách tổng hợp trong lĩnh vực giáo dục, thể thao..., trù tính chung toàn cục mới có thể giành được đột phá mới.
Trước khi cải cách trong toàn quốc được bắt đầu, các địa phương cần phải tích cực tìm tòi sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm. "Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 về phát triển sự nghiệp bóng đá Đại Liên" nêu ra, đến năm 2015, phải có trên 30% trường Trung-Tiểu học của thành phố có sân bóng đá; xây dựng sân bóng đá quần chúng tại các khu đông dân cư. Quy hoạch không chỉ chú trọng thể thao trường học, cũng suy xét đến phát triển sau này. Nếu được thực hiện, chắc chắn sẽ tìm ra con đường mới cho các thành phố có tình hình giống như Đại Liên .
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |