Giờ đây, ông Tạ Văn Quân năm nay 47 tuổi, Bí thư Chi bộ thôn Đông Ngõa, thị trấn Hàn Gia Điếm, quận Hải Châu thành phố Phụ Tân đứng trên thảm cỏ bãi đất mỏ Hải Châu, lắng nghe tiếng chim hót líu lo, ông hít sâu một hơi, mùi đất và cỏ dại tỏa thơm ngào ngạt mát lòng mát dạ. Ông Tạ Văn Quân từ nhỏ lớn lên dưới chân núi Can Thạch mỏ Hải Châu, mảnh đất hoang vu rắn như đá không một ngọn cây, từng là ký ức màu xám trong hơn 40 năm mà ông không thể nào quên.
Từ năm 1953 mỏ than lộ thiên Hải Châu đi vào sản xuất đến năm 2003 ngừng sản xuất vừa đúng 50 năm, mỏ Hải Châu đã sản xuất 243 triệu tấn than, đồng thời cũng bóc gạn ra 870 triệu mét khối đất đá các loại. Những mỏ khai thác cuối cùng có một số ít đất đá đổ vào hố lớn ra, đa số đá bìa đều đổ ra bãi mỏ Hải Châu, lâu ngày chất đống thành một quả đồi nhân tạo chiếm diện tích 12 km vuông, cao hơn 300 mét, quả đồi này không những chiếm nhiều diện tích đất trồng trọt, mà còn trở thành nguồn ô nhiễm của thành phố Phụ Tân. Nhắc đến núi Can Thạch ô nhiễm, ông Tạ Văn Quân ghi lòng tạc dạ.
Sau khi chuyên gia đo lường và thí nghiệm, môi trường khu vực xung quanh núi đá bìa đều vượt tiêu chuẩn qui định, núi Can Thạch hình thành bụi có hàm lượng than cám lưu huỳnh, bụi đất làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh. Do núi Can Thạch nằm ở phía nam thành phố, địa thế tương đối cao, mùa Xuân và mùa Hè cứ có gió là thổi thốc bụi vào thẳng nội thành Phụ Tân, không khí độc hại gây ô nhiễm cả thành phố. Mỗi khi có gió to, bãi đổ đất đá của mỏ bụi bay mù mịt, cư dân xung quanh đi lại phải đeo khẩu trang và kính. Điều tra bước đầu cho biết, dân cư xung quanh bãi đổ đất đá của mỏ mắc bệnh đường hô hấp chiếm tỉ lệ rất cao so với các khu vực khác, mà lớp Can Thạch nằm sâu dưới lòng đất có hàm lượng kim loại nặng như Catmi, Asen, Thủy ngân.v.v... nằm trong tuần hoàn của nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng nước ngầm, gây nguy hại đến sức khỏe của con người và gia cầm.
Năm 2002, thành phố Phụ Tân được Quốc vụ viện Trung Quốc xác định là thành phố mô hình tài nguyên thí điểm chuyển đổi mô hình kinh tế, chính quyền thành phố Phụ Tân nhận thức sâu sắc là Phụ Tân nhờ có mỏ than mà thịnh vượng, nhưng quyết không vì có than mà đình trệ, tận dụng tài sản không sử dụng trong khu mỏ và ưu thế tài nguyên có thể lợi dụng để qui hoạch lại và xây dựng mới, nhờ ưu thế chính trị và chính sách chuyển đổi mô hình kinh tế mang lại cho Phụ Tân, trị lý triệt để núi Can thạch mỏ Hải Châu, để cho thành phố Hải Châu mà mọi người có ấn tượng là thành phố màu đen sớm trở thành đô thị màu xanh tràn đầy sức sống và niềm tin.
Hiện nay, công trình khai khẩn lại núi Can Thạchmỏ Hải Châu đã hoàn thành, ngọn núi với diện tích 10 km vuông đã được cải tạo triệt để. Theo thống kê, sau khi khai khẩn lại đã tăng thêm hơn 4000 héc ta đất canh tác, hơn 380 héc ta đất trồng rừng, 135 héc ta vành đai rừng, qui hoạch đất dùng để xây dựng hai Khu phục vụ tổng hợp ngành lâm nghiệp và chăn nuôi, hiệu ích sinh thái, kinh tế và xã hội sau khi khai khẩn lại núi Can Thạch đang từng bước thể hiện rõ rệt, 100 nghìn cây Du và cây Dương Liễu đã mọc xum xuê và cây cỏ thực vật mọc nhiều năm đang cải thiện tiểu khí hậu khu vực xung quanh.
Cơ quan bảo vệ môi trường thành phố Phụ Tân cung cấp kết quả kiểm trắc PM khu vực Phụ Tân từ năm 2002 đến năm 2012 cho thấy, mùa Xuân năm gió to nhất và kiểm tra cả năm, chất lượng không khí trước và sau khi thực thi dự án bãi thải đất đá Hải Châu đã được cải thiện rõ rệt, đồng thời còn tăng nhanh tốc độ phong hóa đá bìa, giảm độc hại của nguyên tố kim loại nặng, hạ thấp ô nhiễm đối với tài nguyên nước ngầm. Ngoài ra, xây dựng công trình thủy lợi và công trình cơ bản ruộng đất nông nghiệp đã phòng chống đất bị xói mòn và giảm mức phì nhiêu của thổ nhưỡng, hạn chế tối đa mức độ giữ thủy phần, hạ thấp tần số xuất hiện nạn lũ lụt, hạn hán.v.v..., tiến một bước thúc đẩy cải thiện môi trường sinh thái. Đồng thời sau khi hoàn thành Công trình Bãi thải đất đá mỏ Hải Châu, hình thành phương pháp sử dụng và quản lý bảo vệ đất canh tác và đất trồng rừng đã cung cấp việc làm cho công nhân viên dôi dư của khu mỏ. Theo dự toán của chuyên gia, đầu tư của dự án tái khai khẩn núi Can Thạch mỏ Hải Châu sẽ có tỉ lệ lãi là 12 %, sau 8 năm có thể thu hồi toàn bộ vốn đầu tư. Ông Lâm Chiếm Đông, Cục phó Cục Tài nguyên đất đai thành phố Phụ Tân lúc ấy cho rằng, hiệu ích tổng hợp khai khẩn lại toàn diện Bãi thải đất đá Hải châu là không thể nào lấy con số đơn giản để tính toán, sẽ sản sinh một loạt hiệu ứng liên hoàn, trực tiếp nhất là cải thiện hình ảnh của thành phố Phụ Tân này.
Không cần cày bừa, không cần gieo trồng, chỉ cần có một tấc đất, thiên nhiên sẽ không tiếc nhuộm mầu xanh của sự sống, màu xanh giao phó nội hàm mới cho thành phố Phụ Tân này, lấy môi trường thúc đẩy chấn hưng, cấu trúc hài hòa, lấy môi trường ưu hóa tăng trưởng kinh tế, mưu cầu phát triển trong quá trình bảo vệ môi trường đã trở thành nhận thức chung của người thành phố Phụ Tân.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |