Sau khi làm cha mẹ mới phát hiện việc giáo dục của gia đình đối với sự trưởng thành của con cái còn quan trọng hơn sự giáo dục của nhà trường. Một đứa trẻ không thể chỉ dựa vào sự quản lý và giáo dục của nhà trường.
Con người có thể thông qua cố gắng và học tập, hướng tới tương lai đây là sức mạnh của bản thân và cũng là điều rất quan trọng. Thế nhưng, trong quá trình trưởng thành của bất cứ ai, đều cần phải dựa cả vào sức mạnh của bản thân cũng như sự thúc đẩy của xã hội.
Chẳng hạn như, việc học hành của con cái gặp phải khó khăn, ai là người khích lệ ? Khi con cái thi không đạt điểm trung bình, thì ai là người giúp đỡ ? Khi con cái muốn bước về phía trước một bước, thì ai là người nâng đỡ ? Tôi cho rằng cha mẹ là người đã làm những việc này. Trong quá trình này, cha mẹ đã nâng đỡ con cái, khiến cho con cái càng tràn đầy lòng tin trong bước đường trưởng thành, có một lý tưởng càng rõ rệt hơn, có quy hoạch càng tốt hơn đối với tương lai của mình.
Trong quan niệm về giáo dục gia đình của tôi có vài nhân tố quan trọng, thứ nhất là bồi dưỡng tính cách của trẻ. Đây không chỉ là tính cách tốt hay xấu, cũng bao gồm khả năng thưởng thức thiên nhiên, tức là có tình yêu đối với thiên nhiên hay không cũng bao gồm sự cảm nhận đối với tinh thần nhân văn, chẳng hạn như, từ nhỏ đến lớn có môi trường học tập tốt hay không, có thể khiến cho trẻ tăng thêm sự hiểu biết đối với thơ ca, tản văn ...
Thứ hai là đứa trẻ phải biết được việc gì nên làm và việc gì không nên làm, cha mẹ nhất định phải đưa ra cho con một quy định hợp lý, nhưng lại không nên hạn chế năng lực phát huy sức sáng tạo của con cái. Hiện nay, có nhiều phụ huynh vẫn chưa làm được tốt vấn đề này, nhưng đây lại là một việc rất quan trọng.
Một nhân tố khác trong giáo dục gia đình là tình thương yêu, phải gây dựng cho con tình thương yêu đối với mọi người, tình thương yêu này được thông qua việc giao lưu tình cảm giữa cha mẹ và con cái, để cho con cái cảm thấy thế giới xung quanh rất gần gũi, thân thương. Cho dù là những mặt không tốt cũng nên cho con biết và tìm hiểu, thông qua sự giáo dục của gia đình để giúp đỡ con cái phân tích những vấn đề này.
Còn có một nhân tố quan trọng là giáo dục gia đình nên căn cứ theo khả năng của con cái để quy hoạch bước đường trưởng thành trong tương lai của con, chứ không phải là cha mẹ quy hoạch một con đường trưởng thành rồi bắt buộc con phải đi theo ý muốn của mình.
Hiện nay có rất nhiều gia đình, sau khi có con, họ hết sức chiều chuộng. Từ nhỏ chiều bé như ông vua con, coi bé như thứ đồ chơi, kết quả là đến khi bé lớn một chút, mới phát hiện chiều quá hóa hư, hoặc không nghe lời bố mẹ, đến lúc đó bố mẹ mới bắt bé phải làm theo quy định của bố mẹ thì đã không còn có tác dụng gì.
Vì vậy, một cảm nhận quan trọng nhất của tôi là, mong cha mẹ nên chuyện trò trao đổi với con từ nhỏ, cùng con thảo luận những vấn đề như, việc gì nên làm và việc gì không nên làm, tại sao nên làm và tại sao không nên làm, cuối cùng gây dựng một thói quen cho bé từ nhỏ có thể trò chuyện trao đổi với bố mẹ một cách cởi mở.
Trên thế gian này có một tình yêu mà rốt cuộc vẫn phải chia ly, đó là tình thương yêu của cha mẹ, vậy làm thế nào để con cái từ chỗ chỉ biết dựa vào cha mẹ cho đến biết tự lập ?
Tôi cảm thấy việc này rất bình thường, nếu như đã hình thành thói quen con cái quá ỷ lại vào cha mẹ , thì cuối cùng trong bước đường trưởng thành của con cái sẽ gặp trở ngại, khi đại bàng mẹ dạy con tập bay, nhất định sẽ hất cho con rơi xuống vực thẳm, để con tập bay, bởi vì, đại bàng mẹ biết rằng đây là một bước đi quan trọng cho tương lai của con. Bất cứ một loài động vật nào, khi phát hiện con mình đã có thể tự lập đều nén lòng rời xa con.
Thế nhưng con người dễ sản sinh hai thói quen không tốt là con cái quá ỷ lại vào cha mẹ, cha mẹ cho rằng con cái chỉ có dựa vào cha mẹ mới cảm thấy an toàn, nhưng chính việc này sẽ khiến con cái mất đi khả năng tự lập; Còn một điểm nữa là không phải con cái không tự lập được mà là bố mẹ không tạo điều kiện để con cái tự lập, rốt cuộc đã gây sức ép rất lớn trong bước trưởng thành của con cái.
Tính độc lập là một bản năng của con người, là con đường nhất định phải đi qua để theo đuổi hạnh phúc, nếu như con cái đã đến tuổi đi học mà bố mẹ vẫn không cho con tự lập, dần dần những người làm cha mẹ không có lý do gì trách con cái chỉ ăn bám vào bố mẹ.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |