Ngày 11/4 hàng năm là "Ngày Thế giới về bệnh parkinsons ". Chuyên gia cho biết, dự tính đến năm 2030, một nửa số người mắc bệnh parkinsons trên thế giới sẽ phát sinh tại Trung Quốc, số lượng ca bệnh lên tới 15 triệu. Hiện nay, bệnh parkinsons đã xuất hiện xu hướng trẻ hóa, trong lâm sàng thường gặp bệnh nhân trẻ từ 30-40 tuổi, giới thiệu về bệnh parkinsons và phương pháp chữa trị căn bệnh này, Giáo sư Trương Kiếm Ninh, bác sĩ chủ trị, Chủ nhiệm khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Hải quân Trung Quốc cho biết:
Lúc đầu mới phát hiện bệnh parkinsons, giới y học băn khoăn không biết đưa chứng parkinsons vào loại bệnh gì, do vậy đã đặt tên cho bệnh này bằng họ tên của bác sĩ parkinsons disease, người Anh trước tiên đã có sự miêu tả một cách hệ thống về căn bệnh này. Chứng parkinsons là căn bệnh biến chứng thần kinh thường gặp thứ tư ở người già, thế nhưng chứng parkinsons không chỉ phát sinh ở người già từ độ tuổi 60-70, trên thực tế, những người ở độ tuổi ngoài 30 cũng có thể mắc bệnh parkinsons.
Trong lâm sàng, tỷ lệ mắc bệnh parkinsons trong thanh niên ngày càng nhiều. Hiện nay, những người ngoài 40 tuổi mắc bệnh parkinsons cũng không ít, những người ở độ tuổi 30 mắc bệnh parkinsons cũng là trường hợp thường gặp, trong khi đó cũng có một số ít thanh niên ngoài 20 tuổi mắc bệnh này. Về tỷ lệ phát bệnh parkinsons, những người trên 65 tuổi đã chiếm tới 1,7%. Đây có nghĩa là cứ trung bình 100 người thì có 1 người mắc bệnh parkinsons. Vậy bệnh parkinsons có những triệu chứng gì.
Giáo sư Trương Kiếm Ninh cho biết: "Chủ yếu bao gồm các triệu chứng run rẩy, ít hoạt động, đi lại khó khăn, chân tay không linh hoạt, cứng đờ. Bệnh lý dẫn đến căn bệnh này hết sức phức tạp, cho đến nay vẫn chưa rõ lắm. Theo thống kê, hiện nay, toàn cầu có khoảng 6 triệu người mắc bệnh parkinsons, trong đó có một nửa người bệnh tại Trung Quốc. Sở dĩ Trung Quốc có nhiều người mắc bệnh parkinsons, đó là điều liên quan tới dân số già hóa. Theo dự tính, nhân tố di truyền cũng chiếm khoảng 10%, ngoài ra, thói quen sinh hoạt như ít vận động, môi trường v.v cũng là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.
Ngoài ra, các hóa chất như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ v.v cũng là nhân tố nguy hiểm. Giáo sư Trương Kiếm Ninh cho biết, nguyên nhân dẫn đến bệnh parkinsons liên quan tới thuốc trừ cỏ ở nông thôn cũng như chất mangan và các chất khác tiếp xúc trong đời sống hàng ngày. Ví dụ như, nông dân trồng lúa dễ mắc bệnh parkinsons nhiều hơn so với những người làm vườn cây quả, những người uống nước giếng dễ mắc bệnh parkinsons so với những người uống nước sông. Những người làm cỏ vườn hoa bằng thuốc diệt cỏ dễ mắc bệnh parkinsons nhiều hơn so với những người làm cỏ bằng tay.
Bên cạnh đó, không khí chứa chất mangan hoặc mangan ô-xít cũng rất nguy hiểm. Khi con người chúng ta tiếp xúc những chất đó, thì cơ thể con người sẽ hấp thụ mangan ô-xít qua đường hô hấp và niêm mạc đường hô hấp rồi tích tụ trong não bộ. Thần kinh cơ đáy của người bình thường tức là một trong những vị trí then chốt chịu sự phương hại của bệnh parkinsons, hàm lượng mangan ở đó rất ít, một khi hấp thụ lượng mangan quá nhiều sẽ hết sức nguy hiểm.
Trong đời sống hàng ngày, con người chúng ta thường xuyên tiếp xúc chất mangan, ví dụ như pin khô, thuốc khử trùng, chất chống kích nổ của xăng, dụng cụ ăn uống làm bằng thép không rỉ tiêu chuẩn thấp ... đều chứa chất mangan, sau khi những thành phần mangan phát tán trong không khí và thổ nhưỡng sẽ trở thành nhân tố nguy hiểm gây bệnh parkinsons.
Giới thiệu về quy luật của chứng bệnh parkinsons. Giáo sư Trương Kiếm Ninh cho biết:
"Nói chung xuất hiện triệu chứng bắt đầu run từ cơ thể một bên, dần dần lan tỏa tới chân tay một bên, sau đó gây ảnh hưởng tới chân tay bên khác, cuối cùng gây ảnh hưởng tới cơ thể, đó tức là phần chính giữa trong cơ thể con người, bao gồm cơ bắp yết hầu".
Do chứng parkinsons phát bệnh chậm chạp, triệu chứng giai đoạn đầu rất không rõ rệt. Nhìn chung sự biểu hiện sớm nhất của chứng bệnh này là run rẩy, thường hay xuất hiện triệu chứng ngón tay một tay làm động tác vo đất. Ngoài ra, động tác tinh vi của tay trở nên chậm chạp, ví dụ như buộc dây giầy và cài cúc v.v chậm hơn nhiều so với trước, thậm chí không thể hoàn thành các động tác đó. Gặp khó khăn về viết, nét chữ cong queo, càng viết chữ càng nhỏ, song không ít người bệnh lại xuất hiện trường hợp số lần bắp tay đung đưa ít dần, căng cơ, run rẩy, đi chậm chạp v.v, nhưng sau khi được chẩn đoán đã bước sang giai đoạn vừa và cuối.
Giáo sư Trương Kiếm Ninh nhắc nhở rằng, nếu phát hiện số lần đung đưa của bắp tay ít đi, xuất hiện các triệu chứng căng cơ, run rẩy một cánh tay, đi chậm chạp, một tay xuất hiện động tác như vo đất hoặc run rẩy thì phải lưu ý, nên sớm đi khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh để chẩn đoán sớm và điều trị sớm.
Do nguyên nhân gây bệnh parkinsons khá ẩn náu, rất dễ làm cho bệnh nhân sơ suất và lỡ mất thời cơ điều trị, trường hợp điều trị không kịp thời sẽ khiến người bệnh dần dần mất năng lực tự chăm sóc đời sống, giảm chất lượng sinh hoạt. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị sớm triệu chứng của người bệnh là điều quan trọng. Giới thiệu phương pháp điều trị chứng parkinsons, Giáo sư Trương Kiếm Ninhh nói:
"Một là điều trị bằng thuốc, bổ sung chất Dopamine, có người bệnh khó thu được hiệu quả trong điều trị bằng thuốc, thì có thể xem xét điều trị bằng phẫu thuật. Nhưng điều trị bằng phẫu thuật không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh, chẳng qua là thông qua biện pháp kích thích hoặc phá hoại ổ bệnh để thực hiện sự cân bằng dưới trạng thái bệnh lý".
Ngoài điều trị bằng thuốc và phẫu thuật ra, tăng cường hoạt động, làm thư giãn tinh thần, thay đổi lối sống v.v đều có thể làm dịu tiến trình phát bệnh parkinsons. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những người mắc bệnh parkinsons, phần lớn người xuất hiện hiện tượng không thích vận động, chỉ thích ngồi yên tĩnh, thậm chí khó cử động ngay từ vài năm trước, chẳng qua là lúc đó chưa để ý mà thôi. Trên thực tế, vận động là một trong những biện pháp kinh tế nhất, có thể làm chậm tiến trình của bệnh parkinsons một cách hữu hiệu; kiên trì tập thể thao, giữ gìn và kích thích chức năng điều khiển động tác cử động của não bộ, rèn luyện hệ thống điều khiển động tác cử động sẽ có hiệu quả rất tốt đối với làm chậm tiến trình phát bệnh. Đối với những người đứng tuổi và người già, chỉ cần kiên trì thường xuyên tập luyện thể thao nơi có đủ ô-xi như đi bộ, đánh thái cực quyền, nhảy, trượt băng sẽ rất bổ ích.
Bên cạnh đó, người già nên duy trì trạng thái tinh thần bình hòa, luôn vui vẻ sảng khoái. Đối với thanh niên mà nói, do đứng trước sức ép to lớn về đời sống và công tác, cho nên cần phải tự điều chỉnh trạng thái tinh thần. Giáo sư Trương Kiếm Ninh không chủ trương các bạn trẻ đề phòng bệnh parkinsons bằng thuốc, nhưng có thể đề phòng bằng cách thay đổi lối sống, ví dụ như thường xuyên uống trà xanh và uống cà phê lượng vừa phải, sẽ bổ ích cho đề phòng bệnh parkinsons.
Đề phòng bệnh parkinsons chủ yếu chú trọng bảo vệ hệ thần kinh và chăm sóc sức khỏe tim mạch, trong khi chú ý chăm sóc sức khỏe của cha mẹ, các bạn trẻ cần phải kiên trì tập thể thao một cách vừa phải, làm dịu sức ép đời sống, duy trì tinh thần vui vẻ và đảm bảo hệ thần kinh hoạt động bình thường.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |