![]() |
|
![]() |
![]() |
|
Bà Tống năm nay 60 tuổi nhà ở quận Thông Châu thành phố Bắc Kinh, mấy hôm trước hai vợ chồng bà bị cảm nặng, do con gái không ở gần, nên hai vợ chồng bà đành sáng sớm đi bệnh viện xếp hàng mua số khám bệnh. Bà Tống có dự tính của mình đối với cuộc sống tương lai, người thì bệnh tật nhiều. Bà dự tính sau này tìm một Viện dưỡng lão, không phiền hà con cái.
Ở Trung Quốc có gần 180 triệu người già trên 60 tuổi như bà Tống. Mười năm gần đây, dân số người già từ khái niệm trừu tượng đã trở thành vấn đề hiện thực mà đa số gia đình gặp phải. Theo giới thiệu của Người phụ trách Ủy ban Người cao tuổi thành phố Bắc Kinh cho biết, đến năm 2020, dân số người già thành phố Bắc Kinh sẽ lên tới 3 triệu 500 nghìn người, đến năm 2050, con số này sẽ lên tới 6 triệu 500 nghìn người. Đồng thời do nguyên nhân qui mô gia đình ít người, con cái đi xa làm việc hoặc học tập tăng lên, những gia đình chỉ có người già không ở với con cái ngày càng nhiều lên, Người già cao tuổi và Người già sống độc thân tăng lên đã trở thành đặc trưng quan trọng trong quá trình dân số Bắc Kinh già hóa. Bà Trương Thiết Mai, Giám đốc Sở nghiên cứu Y học người cao tuổi Bắc Kinh Bộ Y tế Trung Quốc cho biết một loạt số liệu về tiến trình dân số Trung Quốc già hóa : Tốc độ tăng nhanh dân số người già Trung Quốc còn nhanh hơn tốc độ dân số già hóa của thế giới. Theo kết quả Cuộc điều tra dân số lần thứ 6 của Trung Quốc, đến cuối năm 2010, Trung Quốc có 118 triệu người già trên 65 tuổi, chiếm 8,87 % dân số toàn quốc, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có dân số người già trên trăm triệu người, xu hướng già hóa và số lượng dân số già hóa đều hết sức khả quan.
Thực ra, dân số già hóa đã trở thành một vấn đề có tính chất toàn cầu. Ngày 7 tháng 4 vừa qua là Ngày Y tế Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới xác định chủ đề của Ngày Y tế Thế giới năm nay là "Dân số già hóa với sức khỏe", khẩu hiệu là "Khỏe mạnh có lợi cho sống lâu". Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi chính phủ các nước và xã hội sử dụng biện pháp hữu hiệu, bảo đảm cho mọi người tận khả năng duy trì trạng thái khỏe mạnh trong quá trình già hóa. Trong hoạt động kỷ niệm Ngày Y tế Thế giới tổ chức tại Giơ-ne-vơ Thụy-sĩ, Bà Trần Phùng Phú Trân, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới đã giới thiệu về dân số già hóa mang đến thách thức gắt gao.
Điều đáng nhắc đến là Trung Quốc là một quốc gia dân số đông, tình hình dân số già hóa càng nổi cộm. Theo thống kê của Liên hợp quốc, đến năm 2050, số người già trên 80 tuổi của Trung Quốc sẽ lên tới 100 triệu người, chiếm 1/5 số người già Thế giới. Bệnh mãn tính là đe dọa chủ yếu mà người già gặp phải, như bệnh tim, xuất huyết não, ung thư, tiểu đường .v.v... Gánh nặng về bệnh tật do dân số người già gây nên càng nặng nề, cho Trung Quốc thách thức lớn lao. Thống kê hữu quan cho thấy, 40 % gánh nặng về bệnh mãn tính của Trung Quốc là do Người già chiếm 10 % tổng dân số Trung Quốc.
Để ứng đối thách thức gắt gao do dân số già hóa, Chính phủ Trung Quốc dốc sức xây dựng hệ thống hỗ trợ sức khỏe người cao tuổi với diện phủ rộng, có hiệu quả kinh tế và công bằng, hệ thống này bao gồm các mặt nội dung như dự phòng, khám chữa bệnh, chăm sóc người già.v.v... Bà Trương Thiết Mai, giám đốc Sở nghiên cứu Y học Người già Bắc Kinh Bộ Y tế Trung Quốc cho biết, hiện nay, hồi phục sức khỏe và chăm sóc bệnh người già còn tồn tại rất nhiều vấn đề, do đó việc triển khai nội dung phục vụ y tế người già là một trong những trọng điểm sau này.
Theo qui hoạch "5 Năm lần thứ 12" về phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc, Trung Quốc sẽ nâng tuổi thọ bình quân tức chỉ tiêu sức khỏe chủ yếu của người Trung Quốc thêm một tuổi, đạt 74,5 tuổi vào năm 2015. Chuyên gia nêu rõ, làm thế nào hạ thấp tỉ lệ người già mắc bệnh mãn tính, kéo dài tuổi thọ người già sẽ là nội dung chủ yếu để đạt tới mục tiêu trên. Thống kê cho biết, trong 20 năm tới, qui mô dân số người già Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi hiện nay, làm thế nào ứng phó vấn đề già hóa, để cho người cao tuổi càng khỏe mạnh và có cuộc sống càng có chất lượng đối với Trung Quốc vẫn còn phải đi một chặng đường dài. Phúc lợi sinh hoạt người già hữu quan của nhiều nước đều đứng trước thách thức về chính sách, Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Trung Quốc khác với các nước là tốc độ dân số già hóa tăng nhanh xuất hiện vào lúc mức thu nhập thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển và một số nước Đông Á khác.
Điều nghiêm trọng hơn là tại nông thôn rộng khắp, số người già nông thôn chiếm đa số trong tổng dân số người già Trung Quốc, mà số lượng này vẫn tăng lên.
Theo ý tưởng qui hoạch dưỡng lão của thành phố Bắc Kinh đưa ra, đến năm 2020, với sự trợ giúp của dịch vụ xã hội hóa, 90 % người già có thể thông qua gia đình chăm sóc dưỡng lão, 6 % người già được chăm sóc phục vụ dưỡng lão bằng kinh phí của chính quyền, còn lại 4 % người già vào dưỡng lão tập trung tại cơ cấu phục vụ dưỡng lão.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |