Trên thế giới cứ 10 người thì có một người đi giày da do Ôn Châu, Trung Quốc sản xuất; nếu xếp lại, bật lửa do Ôn Châu sản xuất một năm có thể vòng quanh trái đất hai vòng... Ở thị trấn Song Dữ thành phố Ôn Châu, dọc hai bên đường không rộng có rất nhiều nhà máy sản xuất giày có quy mô lớn hoặc nhỏ. Thế nhưng, những doanh nghiệp xuất khẩu dựa vào đơn đặt hàng nước ngoài, hiện nay tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa. Tháng 1 năm nay, tổng lượng xuất khẩu của Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện tăng trưởng âm kể từ tháng 12 năm 2009. Nhu cầu nước ngoài không nhiều, tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ tăng lên, giá thuê nhân công leo thang, khiến ngành công nghiệp thâm dụng lao động này từng phát triển rất tốt cần phải tăng cường đổi mới công nghệ để chuyển đổi tích cực mô hình phát triển.
Tập đoàn Cự Nhất Ôn Châu là một doanh nghiệp có sản lượng 30 nghìn đôi giày/ngày, người phụ trách hữu quan của Tập đoàn cho biết, thiết bị của Tập đoàn đã được đổi mới hoàn toàn, thiết bị vi tính mới tiết kiệm lao động, tiết kiệm thời gian, hiệu quả làm việc tăng gấp trên 10 lần so với công đoạn truyền thống.
Thiết bị được đổi mới khiến hiệu quả lao động được nâng cao rõ rệt, hiện nay một người có thể làm nổi công việc của 8 người trước kia. Dựa vào chất lượng cao, công nghệ chế tạo cao siêu, các doanh nghiệp nước ngoài có thương hiệu nổi tiếng đồng loạt tìm đến, yêu cầu Tập đoàn sản xuất dựa trên thương hiệu của mình. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Cự Nhất La Lệ nói:
"Tập đoàn giày Kangnai sản xuất giày dựa trên thương hiệu Kugum của đối tác, ngoài ra, sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng thế giới ZARA cũng gia công ở Ôn Châu. Về công nghệ, ngành sản xuất giày ở Ôn Châu đã đạt trình độ rất cao. Những thương hiệu nổi tiếng nước ngoài gia công ở Ôn Châu chỉ mất 80 tệ, nhưng sau khi mang về, giá bán sẽ lên tới 500 tệ."
Lợi nhuận cao như trên không liên quan nhiều tới doanh nghiệp Trung Quốc. Một đôi giày Ôn Châu có giá xuất khẩu chung bình 10 đô-la Mỹ, nhưng sau khi dán thương hiệu hàng đầu nước ngoài, giá bán lên tới vài trăm đô-la Mỹ. Tiền gia công mà doanh nghiệp Trung Quốc kiếm được thấp hơn rất nhiều so với lợi nhuận do thương hiệu mang lại của các doanh nghiệp nước ngoài.
Những doanh nghiệp ngoại thương Trung Quốc lấy xuất khẩu làm chính muốn chuyển đổi mô hình phát triển, ngoài phương thức sản xuất dựa trên thương hiệu của đối tác ra, xây dựng thương hiệu nổi tiếng của mình, thực hiện chuyển từ xuất khẩu sản phẩm sang xuất khẩu thương hiệu, đây là con đường tất yếu; những doanh nghiệp này cần phải tăng cường phát triển theo định hướng có thương hiệu của mình, cao cấp và có giá trị gia tăng cao.
Tập đoàn Kangnai hàng năm sản xuất hơn 10 triệu đôi giày da trung và cao cấp, là thương hiệu giày da Trung Quốc sớm nhất đi ra thế giới. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kangnai Chu Tân Diểu cho biết, là "người đi trước", Tập đoàn Kangnai năm 2001 đã mở cửa hàng chuyên bán giày da thương hiệu Kangnai tại Pa-ri Pháp.
Nếu áp dụng phương thức sản xuất dựa trên thương hiệu của đối tác, giá xuất khẩu của giày da Kangnai chưa đến 30 đô-la Mỹ/đôi (khoảng 23 ơ-rô); còn giày da được bán ở cửa hàng thương hiệu Kangnai có giá bán bình quân ở nước ngoài là 70 ơ-rô/đôi, giá bán cao nhất lên tới 200 ơ-rô/đôi.
Năm 2001, khi Tập đoàn Kangnai đi ra nước ngoài, Hiệp hội da giày Trung Quốc kêu gọi toàn ngành trong thời gian 5 năm xây dựng 3-5 thương hiệu nổi tiếng quốc tế. Tính đến nay, 11 năm đã đi qua, cán bộ hưởng chế độ và đãi ngộ phó phòng của Phòng Thương mại thành phố Ôn Châu Hạ Lâm Hồng nói, con đường thương hiệu Trung Quốc đi ra nước ngoài vẫn dài dằng dặc. Hạ Lâm Hồng nói:
"Muốn xây dựng một thương hiệu không phải là quá trình một năm hoặc 10 năm, nó đòi hỏi một chu kỳ tương đối dài dù về đầu tư vốn hay đầu tư các mặt khác. Ngành sản xuất giày của I-ta-li-a không phải chỉ trải qua gần 10 năm, gần 20 năm, nó trải qua hàng trăm năm, ngoài ra ngành này còn có bề dày văn hoá, cho nên tôi cho rằng đây là một phương hướng của chúng tôi."
Người phát ngôn báo chí Bộ Thương mại Trung Quốc Thẩm Đan Dương từng phán đoán, dự kiến trong thời kỳ tiếp theo, đặc biệt là 6 tháng đầu năm nay, ngoại thương sẽ đứng trước càng nhiều khó khăn.
Mùa xuân ở đâu? Trước tình hình khó khăn hiện nay, Trung Quốc bước đầu xác định mục tiêu tăng trưởng ngoại thương năm nay là 10%, Trung Quốc hiện nay đã áp dụng những biện pháp thúc đẩy ngoại thương phát triển nhịp nhàng cả về tốc độ, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Những biện pháp này bao gồm: ổn định hoàn thuế xuất khẩu, ổn định tỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ, ổn định chính sách thương mại hàng gia công, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ v.v, để giúp doanh nghiệp ngoại thương đi qua mua đông giá rét.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |