Ngõ hẻm Bắc Kinh chật hẹp, thong thả vươn dài như một người cao tuổi trải qua năm tháng bể dâu. Tứ hợp viện hai bên đều mở toang cửa yên ắng phơi dưới ánh nắng chan hòa. Mùa thu nắng dịu, bầu trời xanh biếc. Hai bên đường ngõ uốn lượn, bóng cây bạch dương, cây hòe, cây liễu đu đưa khoe sắc. Nhưng nếu bạn hỏi dân cư Bắc Kinh có bao nhiêu ngõ hẻm, những ngõ hẻm này dài rộng bao nhiêu, có đặc sắc riêng gì, có cảnh vật gì, thì đa số người không trả lời được cụ thể.
Hơn 20 năm qua, cụ Thư Liêu này đã đi khắp tất cả những ngõ hẻm cũ của thành cổ Bắc Kinh, cụ có dáng người không cao, mảnh khảnh, đeo cặp kính lão gọng đen, đi chiếc xe đạp cũ, đến mỗi một đầu ngõ cụ dựa chiếc xe đạp dưới gốc cây, rồi chậm rãi đi lại trong ngõ.
Cụ Thư Liêu năm nay 80 tuổi, là người gốc Bắc Kinh, bắt đầu từ thập niên 80 thế kỷ 20 cụ bắt đầu đi tìm hiểu các đường ngõ, lúc ấy trên cổ cụ luôn đeo chiếc máy ảnh. Cụ Thư Liêu cho biết, tôi chụp ảnh, tìm hiểu lịch sử của ngõ hẻm, ghi chép lại, sau này có thể viết lách. Thập niên 80 thế kỷ trước, cư dân kêu gọi mạnh mẽ cải thiện nhà ở, cụ nghĩ muốn cải thiện nhà ở thì phải dỡ nhà cũ, cuộc đời cụ chẳng làm việc gì lớn, thôi thì cụ làm việc này để giữ lại hình ảnh, từ ngày 1 tháng 3 năm 1987 cụ bắt đầu đi các ngõ hẻm.
Cụ Thư Liêu từ bé lớn lên ở phía nam thành cổ Bắc Kinh, có tình cảm sâu nặng với ngõ hẻm Bắc Kinh, nhưng khi cụ chụp ảnh ngõ hẻm rửa ảnh ra thì phát hiện một vấn đề : Đông Trực Môn trở vào, phía bắc khu vực Bắc Tân Kiều có mấy ngõ hẻm : Ngõ Vĩnh Khang, ngõ Tiền Vĩnh Khang, ngõ Hậu Vĩnh Khang, ngõ Vĩnh Khang 1, Vĩnh Khang 2, khi trở về, ngõ nào liền với ngõ nào, ngõ nào thông với nhau, ngõ đều có tên Vĩnh Khang cả, cụ đi cả ngày còn không rõ quan hệ của các ngõ này, thế là cụ hạ quyết tâm vẽ sơ đồ.
Cụ Thư Liêu có ý tưởng vẽ sơ đồ ngõ hẻm rồi thì nhiệm vụ đi các ngõ hẻm sau này sẽ càng nặng nề hơn, cụ không có cơ sở đo vẽ đành bắt đầu mò mẫm dần. Cụ mượn một chiếc thước bằng da, làm một móc câu bằng dây thép, sau đó dùng một lần không được, trong ngõ luôn có người, cụ vừa kéo dây, có người đi qua là cụ đành phải thu về.
Tránh đường thì không thể làm việc được, cộng thêm ngõ dài càng khó đo đạc, cũng không có thước dài như thế, cụ nói cứ theo tiến độ như thế thì hết đời cũng không hoàn thành. Đang lúc hết đường xoay xở, một lần cụ trò chuyện với bạn bè chợt nghĩ ra một biện pháp hay. 1-2-3-4-5, năm bước chân của cụ vừa vặn ba mét, cụ nghĩ nếu tự đếm bước chân về tính toán lại sẽ nhanh hơn nhiều.
Từ đó cụ Thư Liêu bắt đầu dùng bước chân để đo chiều dài rắc rối phức tạp của các ngõ hẻm, cụ cầm một quyển sổ nhỏ, tự đếm bước chân của mình, đi bộ trong ngõ hẻm và đi như thế trong 20 năm trời. Chúng tôi đến phỏng vấn tại nhà cụ đã xem những ghi chép đi ngõ hẻm của cụ, những cuốn sổ nhỏ dầy xếp cao gần 40 cm.
Nếu không tận mắt nhìn thấy những ghi chép này thì rất khó hình dung được khối lượng công việc của cụ Thư Liêu nhiều ra sao, trong quyển sổ nhỏ ghi chép tỉ mỉ số bước chân của chiều rộng, chiều dài đường vòng và nơi giao tiếp của mỗi ngõ hẻm, hội quán, cổ thụ, cổng nhà.v.v... trong ngõ hẻm cũng được ghi chép tường tận. Cụ Thư Liêu dùng những bước chân giống như đo bề dày của lịch sử thành phố Bắc Kinh. Cụ Thư Liêu rất có hiểu biết về văn học và lịch sử còn khai thác được truyện lịch sử mà mọi người không biết trong quá trình đo đạc ngõ hẻm.
Cụ Thư Liêu cho biết, cụ đi một ngõ hẻm phát hiện một cổng nhà không lớn lắm, nhưng trên có bốn chữ "Càn Thế Trung Từ", cụ hỏi người xung quanh đều nói không biết, đang dự đoán thì có một người từ trong cổng nhà này đi ra, cụ xin phép hỏi ông ấy "Càn Thế Trung Từ" là nghĩa gì ? Ông ấy nói "Càn Thế Trung Từ" có liên quan đến bố của ông ấy và mời cụ vào nhà chơi, bố của ông ấy tên là Càn Hồng Thế, là cháu đời thứ 33 của Vua Càn Long, ông ấy giới thiệu nguồn gốc của Đền thờ Càn Thế Trung, nhất là giới thiệu những việc tốt của Vua Càn Long khi chấp chính, cụ lúc ấy nghe rất cảm động và nói nhất định phải viết lại.
Năm 2002, cụ Thư Liêu đã đi khắp tất cả các ngõ hẻm của khu thành cổ Bắc Kinh, bắt đầu vẽ Sơ đồ ngõ hẻm Bắc Kinh, cụ mua giấy vẽ chuyên môn, đặt chiếc bàn vuông trong ban công, lom khom say mê vẻ Sơ đồ. Tám năm bận rộn như thế trôi qua, mấy năm nay ngoài việc thường xuyên đến ngõ hẻm đo đạc ra, bình thường cụ rất ít ra ngoài, do vẽ Sơ đồ nhiều năm làm cho thị lực của cụ rất kém, nhưng với nghị lực ngoan cường, cụ Thư Liêu cuối cùng đã hoàn thành Sơ đồ ngõ hẻm Bắc Kinh vào năm 2011.
Đây là những năm tháng đầy kỷ niệm không bao giờ quên của cụ Thư Liêu, cụ hết sức vui vẻ, yên tâm và tự hào khi mình đã dùng 23 năm vẽ Sơ đồ ngõ hẻm, bởi vì cụ đã để lại ký ức không phai nhạt cho cuộc sống, để lại dấu chân đẹp đẽ cho cuộc đời bình thường của cụ, để lại cánh cửa cho những người yêu mến Bắc Kinh đi sâu tìm hiểu Bắc Kinh hơn nữa.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |