Trung Quốc có 450 triệu cư dân mạng và hơn 200 triệu hộ thuê bao truyền hình cáp, thế nhưng, hiện nay vẫn còn không ít người dân nông thôn chỉ đón xem được nhiều nhất 6 kênh chương trình truyền hình qua tín hiệu vô tuyến. Khoảng cách về thông tin giữa thành thị và nông thôn đã trở thành một vấn đề lớn đặt ra cho Chính phủ Trung Quốc.
Năm 2008, Trung Quốc phóng vệ tinh phát thanh và truyền hình trực tiếp Trung Tinh 9, đây là vệ tinh phát thanh và truyền hình trực tiếp duy nhất của Trung Quốc, trước hết nó được dùng vào giải quyết vấn đề thu tín hiệu phát thanh và truyền hình cho các hộ thuê bao nông thôn vùng sâu vùng xa.
Phó Chủ nhiệm Trung tâm quản lý phát thanh và truyền hình trực tiếp qua vệ tinh, Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình nhà nước Trung Quốc Hoàng Kỳ Phàm cho biết, giá thành xây dựng mạng lưới dây cáp tại vùng nông thôn hẻo lánh và người dân cư trú phân tán sẽ cao hơn thành phố rất nhiều, trong khi đó, vệ tinh phát thanh và truyền hình trực tiếp Trung Tinh 9 có thể che phủ toàn bộ các khu vực của Trung Quốc, là một phương pháp kinh tế và tiện lợi nhất cho các hộ thuê bao nông thôn thu tín hiệu phát thanh và truyền hình, thậm chí còn là phương thức duy nhất cho những khu vực người dân sinh sống có tính lưu động cao như khu chăn nuôi và vùng sông nước.
Vệ tinh Trung Tinh 9 đã đẩy nhanh nhịp bước của chương trình "thôn thôn thông" (tức thôn nào cũng thu tín hiệu được phát thanh và truyền hình) trong hơn 10 năm, song vệ tinh này chỉ giải quyết được vấn đề thu chương trình phát thanh và truyền hình của các thôn tự nhiên trên 20 hộ gia đình. Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình nhà nước Trung Quốc cho biết, mặc dù chương trình phát thanh và truyền hình trực tiếp qua vệ tinh đã về đến thôn, nhưng khoảng cách thông tin vẫn tồn tại. Biện pháp lý tưởng nhất sẽ là thực hiện đưa tín hiệu phát thanh và truyền hình tới tận hộ gia đình, tức "hộ hộ thông".
Năm 2011, Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình nhà nước Trung Quốc khởi động công trình phát sóng trực tiếp qua vệ tinh đến từng hộ gia đình, quyết tâm giải quyết triệt để vấn đề nan giải này vào trước năm 2015. Thông qua công trình "hộ hộ thông", Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ nằm ở miền tây bắc Trung Quốc hiện nay đã cơ bản thực hiện phủ sóng toàn diện phát thanh và truyền hình trong toàn khu.
Tại thôn Tinh Quang, huyện Hạc Lan, Ninh Hạ, gia đình nông dân Lâm Chí Hồng cuối cùng dỡ bỏ dây ăng-ten 101 đã sử dụng gần 10 năm, kênh truyền hình bắt được cũng từ 6 kênh lên tới 65 kênh. Ông Lâm Chí Hồng cho biết, "phải công nhận 'hộ hộ thông' tốt thật, không những thiết bị rẻ, mà các chương trình của các đài Trung ương và đài địa phương đều bắt được, nghe nói chức năng của đầu máy thu truyền hình vệ tinh này còn phong phú hơn loại mà người thành phố đang sử dụng".
Thông qua công trình "hộ hộ thông", bà con nông dân không những có thể thu được nhiều chương trình truyền hình hơn, mà còn có thể sử dụng công nghệ mới này gọi điện thoại và lên mạng. Vụ trưởng Vụ Khoa học-công nghệ Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình nhà nước Trung Quốc Vương Hiệu Kiệt cho biết, công trình "hộ hộ thông" phát sóng trực tiếp qua vệ tinh có thể thực hiện kết nối đầu cuối 3 mạng gồm mạng truyền hình, mạng điện thoại và mạng In-tơ-nét, điều chỉnh lại tài nguyên thông tin xây dựng trùng lặp thời gian qua.
Người dân thôn Hạo Nguyên, quận Tây Hạ, thành phố Ngân Xuyên, ông Trần Quảng Kinh cho phóng viên biết, con trai ông đang đi làm ở tỉnh khác, hai vợ chồng lại không biết sử dụng điện thoại di động, đầu máy thu tín hiệu mới lắp này rất tiện. Ông đã tính rồi, ông thanh toán trước 240 Nhân dân tệ cước phí điện thoại là có thể được lắp điện thoại miễn phí. Tiền thuê bao hàng tháng chỉ mất 10 Nhân dân tệ trong khi đó được gọi miễn phí 200 phút, thế là đủ cho gia đình ông sử dụng.
Phó Giám đốc Sở Phát thanh và truyền hình Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ Đồng Vạn Tài cho rằng, qua thúc đẩy công trình này sẽ tiếp tục thu hẹp khoảng cách thông tin giữa thành thị và nông thôn.
Vụ trưởng Vụ Khoa học-công nghệ Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình nhà nước Trung Quốc Vương Hiệu Kiệt cho biết, cùng với việc giải quyết được vấn đề khó đón nghe và đón xem chương trình phát thanh và truyền hình cho bà con nông dân, công trình "hộ hộ thông" phát sóng trực tiếp qua vệ tinh còn thực hiện các chức năng dịch vụ thông tin nhiều loại như thu thông tin thời sự cũng như các thông tin tổng hợp như dự báo thời tiết nông nghiệp, khoa học-công nghệ, thương mại nông nghiệp..., điều quan trọng nữa là đã lắp đặt phần mềm phát thanh hướng dẫn ứng phó tình hình thiên tai khẩn cấp trong đầu máy trước các hộ thuê bao của thành phố.
Ông Vương Hiệu Kiệt cho biết, "nhà nước đã quy hoạch xây dựng hệ thống phát thanh hướng dẫn ứng phó thiên tai khẩn cấp nhà nước. Một khi đưa vào sử dụng, nếu có địa phương nào xảy ra thiên tai, Trung tâm phát thanh ứng phó thiên tai khẩn cấp nhà nước sẽ phát hướng dẫn cho khu vực bị thiên tai, đầu máy này sẽ có thể tự động tiếp thu tín hiệu phát thanh này".
Theo ước tính của Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình nhà nước Trung Quốc, sau khi thực hiện công trình "hộ hộ thông" phát sóng trực tiếp qua vệ tinh, còn sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành văn hóa liên quan, hình thành qui mô ngành nghề trị giá tối thiểu là 270 tỷ Nhân dân tệ.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |