Theo giới thiệu, sau khi khai giảng vào ngày 7 tháng 2 năm nay, chị Bình đến trường tìm thầy hiệu Trưởng Vu Tiểu Minh. Khi được biết chị Bình tự mình muốn đến trường đi học, thầy Minh và các giáo viên trong trường đều cảm thấy kinh ngạc, nhưng trước thái độ thành khẩn của chị Bình các thầy cô giáo đã cho chị vào học. Thầy hiệu Trưởng Vu Tiểu Minh cho phóng viên biết: "Chúng tôi cảm động trước tinh thần ham học của chị, nên nhà trường đã đặc biệt nhận chị vào học, chị là học sinh lớn tuổi nhất mà trường đã nhận vào học kể từ ngày thành lập trường đến nay."
Khi phóng viên hỏi chị tại sao chị đi học tiểu học, chị Bình cảm khái nói, bởi vì, lúc nhỏ hoàn cảnh gia đình nghèo khó, chị chỉ được đi học một năm rưỡi thì phải bỏ học. Lớn lên chị từng ở nông thôn làm ruộng, cũng đã ra thành phố tìm việc làm, sau đó lại về nông thôn lập nghiệp, nhưng lòng mong muốn được học văn hóa vẫn không nguôi. Chị Bình cho phóng viên biết: "Do không có văn hóa, nên trong quá trình đi làm công và lập nghiệp, tôi phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Khi ra thành phố làm công, những hàng chữ trên biển bến xe buýt tôi không biết một chữ nào; Về sau trong quá trình lập nghiệp, tôi mua một bộ sách hướng dẫn kỹ thuật, nhưng xem không hiểu gì. Khách hàng gọi điện thoại đến đặt hàng, gặp phải những chữ không biết viết, tôi thường cuống cả lên đến phát khóc. Không có văn hóa là không được, muốn phát triển sự nghiệp một cách lớn mạnh là không thể nào làm được."
Năm ngoái, con gái chị Bình đã toại nguyện thi đỗ đại học, ý muốn được đi học ôm ấp trong lòng trong bao năm qua lại khơi dậy. Hiện nay, công ty đã đi vào quy củ, sao không lợi dụng những lúc rảnh rỗi đi học văn hóa ? Hiệu Trưởng Vu Tiểu Minh kiến nghị chị học lại từ lớp 3.
Ở trường, chị Bình cùng các bạn học nhỏ hơn mình hơn 30 tuổi cùng lên lớp và cùng tan học, cùng đọc bài cùng viết chính tả, làm bài tập ở nhà, cũng tập thể dục giữa giờ, làm trực nhật ... Khi phóng viên hỏi có nhận xét như thế nào đối với việc chị Bình đi học tiểu học, giáo viên và các bạn học sinh đều giơ ngón tay trỏ, nói: "chị nhiều tuổi nhất lớp, nhưng lại là "Em học sinh" chịu khó học nhất lớp."
Được biết, con gái lớn của chị Bình đang học đại học ở Nam Kinh, con gái nhỏ của chị thì đang học lớp 3 ở một trường tiểu học khác trong huyện Lạc An, chị còn có bố mẹ chồng đã ngoài 70 tuổi. Vì vậy, hàng ngày ngoài việc đi học chị còn phải cơm nước và chăm sóc bố mẹ già và con gái nhỏ. Vậy chị Bình đã sắp xếp như thế nào việc học hành và công việc gia đình ? Chị cho phóng viên biết: "Để không anh hưởng đến việc học tập và công việc gia đình, hầu như ngày nào tôi cũng phải thức khuya dậy sớm, cố gắng dành ra thời gian học tập. Ban ngày ngoài đến trường đi học, phần lớn thời gian là làm việc nhà, tối đến bận đến 11-12 giờ đêm mới đi ngủ." Để hoàn thành bài tập, chị thường xuyên phải đợi con gái và cha mẹ đi ngủ, đến nửa đêm mới dậy làm bài tập. Sáu giờ sáng hôm sau, chị lại bắt đầu nấu bữa cơm sáng cho gia đình, sau đó đưa con gái đi học, rồi chị mới đến trường. Chị Bình cảm khái nói với phóng viên: "Mỗi khi thấy thi có tiến bộ, thì lại quên hết tất cả những nỗi vất vả, mệt nhọc."
Chị Bình còn tỏ ý, văn hóa cần phải tích lũy, chứ không phải một chốc một nhát mà có được. Vì vậy, tôi cố gắng học hết cấp 1 và cấp 2. Đúng như lời chị Bình, tri thức là của cải đi theo suốt cuộc đời, hiện nay chị mới ở độ tuổi trung niên, nếu như chị học được kiến thức, vẫn còn có thể dùng trong mấy chục năm.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |