Tháng 12 năm 2009, Đại diện pháp nhân Công ty TNHH Tập đoàn nắm cổ phần chi phối Bản Sắc Chiết Giang Ngô Anh bị tuyên án tử hình ngay trong phiên sơ thẩm vì tội danh huy động trái phép tiền gửi của công chúng. Ngay lập tức, vấn đề huy động vốn của doanh nghiệp dân doanh, nhất là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đã trở thành tiêu điểm thu hút sự quan tâm của các giới xã hội.
Tại buổi họp báo của Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Trung Quốc khóa 11 diễn ra vào ngày 14/3, khi trả lời về vụ án Ngô Anh, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã chỉ rõ điều then chốt của vấn đề này. Thủ tướng nói:
"Vụ việc này phản ánh sự phát triển của tài chính dân gian chưa thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Vấn đề hiện nay là doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đòi hỏi tiền vốn lớn, trong khi đó ngân hàng lại không đáp ứng được, đồng thời vẫn có dòng vốn lớn trong dân."
Tại sao ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu về vốn của doanh nghiệp dân doanh, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ? Vốn dân gian nên đi vào lĩnh vực tài chính với hình thức hợp lý như thế nào? Tại thời gian diễn ra Hai Kỳ họp năm nay, các đại biểu Quốc hội đồng loạt đề xuất nhiều kiến nghị và ý kiến.
Khi trả lời phóng viên, ông Trương Kiếm Tinh, đại biểu Quốc hội, thành viên điều hành Hội đồng quản trị Công ty Xi măng Phương Nam cho biết, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khó vay vốn ngân hàng, trước tiên thể hiện ở khâu bảo lãnh và phê duyệt. Ông nói:
"Nếu doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ vay vốn ngân hàng quốc gia hoặc ngân hàng thương mại chính quy, sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề về bảo lãnh, trình tự phê duyệt và thời gian. Muốn nhận được vốn cho vay của ngân hàng quốc gia phải chờ rất lâu, chi bằng huy động vốn dân gian với lãi suất cao hơn. Điều này đã ràng buộc và kiềm chế rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ."
Doanh nghiệp quy mô nhỏ, cơ sở không chắc, cung cấp sự bảo lãnh khiến ngân hàng hài lòng là chuyện rất khó, nếu nhờ công ty bảo lãnh chuyên nghiệp cung cấp sự bảo lãnh, thì chắc chắn sẽ tăng thêm giá thành huy động vốn. Sự không tín nhiệm và điều kiện khắc nghiệt của ngân hàng khiến khâu bảo lãnh trở thành một vấn đề trong việc khó huy động vốn.
Ông Dương Tử Cường, đại biểu Quốc hội, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Tế Nam của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nói, hiện nay người ta có ý kiến về tổ chức tài chính "tham giàu chê nghèo", nhưng doanh nghiệp thương mại cũng là doanh nghiệp, cũng có rủi ro, cũng phải kiếm tiền. Cộng thêm một số doanh nghiệp không quy phạm về tài vụ, ngân hàng phải gánh chịu rủi ro rất lớn, vì vậy khi cấp khoản vốn vay cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, ngân hàng có yêu cầu rất nghiêm khắc.
Ông Khưu Kế Bảo, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phi Dược, Chiết Giang cũng cho biết, ngân hàng chạy theo lợi nhuận tối đa là hợp lý, không thể một mực chỉ trích. Ông đồng thời đề nghị, nhà nước cần phải thành lập ngân hàng chính sách dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay đã có đủ thời cơ và khả năng. Ông nói:
"Tôi cho rằng Trung Quốc hiện nay có khả năng và thực lực này. Ba ngân hàng chính sách đã đóng góp to lớn cho công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa của nhà nước. Nhất là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc khiến cơ sở hạ tầng của đô thị có sự biến đổi long trời lở đất. Nhà nước thành lập Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, khiến Trung Quốc hình thành nông nghiệp hiện đại hóa và quy mô hóa. Hiện nay nhà nước có khả năng và thực lực sớm thành lập ngân hàng dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, không nhằm mục đích lợi nhuận, ủng hộ, thúc đẩy và hướng dẫn doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển lớn mạnh."
Trước kiến nghị này, đại biểu Quốc hội, Giáo sư Học viện quản lý kinh tế trường Đại học Công nghiệp Chiết Giang Trình Tuệ Phương bày tỏ tán thành, đồng thời đề xuất phải phát triển ngân hàng khoa học-công nghệ, chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ loại hình đổi mới sáng tạo, khoa học-công nghệ, thoả mãn nhu cầu thị trường. Bà nói:
"Tôi tán thành thành lập ngân hàng dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tôi cũng đề xuất phải phát triển ngân hàng khoa học-công nghệ. Vì chúng ta đang ở vào giai đoạn chuyển đổi mô hình phát triển, chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ loại hình khoa học-công nghệ. Trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải có chính sách khác biệt. Một số doanh nghiệp có năng lực sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm nghiêm trọng, phải đào thải; một số doanh nghiệp loại hình sáng tạo đổi mới, khoa học-công nghệ, hoặc một số doanh nghiệp cải tạo ngành nghề truyền thống, thị trường có nhu cầu, thì phải chú trọng hỗ trợ."
Dù thành lập ngân hàng chính sách dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay phát triển ngân hàng khoa học-công nghệ, đều nhằm vào vấn đề khó huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Làm thế nào giải quyết căn bản môi trường khó khăn và vấn đề khó huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ?
Ông Vương Văn Kinh, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần phần mềm Dụng Hữu cho biết, hiện nay gánh nặng thuế và phí tổng hợp quá nặng là một trong những nhân tố quan trọng hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, phải giảm thiểu tỷ lệ nộp phí Quỹ An sinh xã hội của doanh nghiệp, tăng thêm tỷ trọng đầu tư về chính sách. Ông nói:
"Một là, tăng cường giảm thuế; Hai là, giảm thiểu tỷ lệ nộp phí Quỹ An sinh xã hội của doanh nghiệp; Ba là, ngoài những lệ phí cần thiết, phải kiểm soát những lệ phí khác; Bốn là, nhanh chóng đổi mới tài chính, giúp các tổ chức tài chính tăng cường đáp ứng nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, bao gồm kiểm soát giá thành lãi suất vốn cho vay, mức lãi suất, kiểm soát giá thành huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; Năm là, toàn xã hội cần phải tích cực đề xướng và khuyến khích lập nghiệp, khuyến khích người ta lập nghiệp, thành lập doanh nghiệp sản xuất."
Đối với vấn đề khó huy động vốn, đại biểu Quốc hội Trình Tuệ Phương cho biết, điều căn bản là phải giải quyết các vấn đề như cung cấp cơ hội dịch vụ tài chính đồng đều cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, muốn vậy cần phải tiến hành cải cách thể chế tài chính, cung cấp sự đảm bảo về pháp lý và chế độ. Bà nói:
"Doanh nghiệp hiện nay khó huy động vốn, huy động vốn phải chịu giá thành cao, buộc phải vay vốn dân gian, điều then chốt là công cuộc cải cách thể chế tài chính trì trệ, hiện nay đã đến thời điểm tăng cường cải cách thể chế tài chính. Muốn giải quyết vấn đề này ở cấp độ chuyên môn sâu, phải giải quyết từ mặt pháp lý và chế độ, như vậy mới đảm bảo được cơ chế có hiệu quả lâu dài."
Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết, hiện nay cơ quan hữu quan đang tích cực xem xét đưa tài chính dân gian Ôn Châu vào một trong những thí điểm cải cách tổng hợp, vốn dân gian đi vào lĩnh vực tài chính chỉ là vấn đề thời gian. Thủ tướng nói:
"Chúng ta cần phải hướng dẫn, cho phép vốn dân gian đi vào lĩnh vực tài chính, khiến nó quy phạm hóa, công khai hóa, vừa khuyến khích phát triển, vừa tăng cường giám sát quản lý. Tôi có thể cho mọi người biết, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ủy ban Giám sát ngân hàng Trung Quốc đang tích cực xem xét đưa tài chính dân gian Ôn Châu là một trong những thí điểm cải cách tổng hợp."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |